Nhu cầu dinh dưỡng kal

Một phần của tài liệu đánh giá ảnh hưởng của mật độ và phân bón đến sinh trưởng, năng suất của giống lúa lai hai dòng thơm hq19 tại tiên du – bắc ninh (Trang 31 - 33)

Kali là một trong ba yếu tố dinh dưỡng quan trọng nhất đối với cây lúa, lúa hút kali nhiều nhất sau đó mới đến đạm. Để thu được 1 tấn thóc cây lúa lấy đi 22- 26kg K2O, tương đương 36,74 - 43,42kg KCl (loại phân chứa 60% KCl).

Theo Phạm Văn Cường và cs. (2008), kali giữ vai trò quan trọng trong việc vận chuyển và tích lũy các sản phẩm quang hợp, đặc biệt là gluxit từ thân, lá về

bông, hạt. Ngoài ra kali còn có tác dụng kéo dài tuổi thọ lá ở giai đoạn sau trỗ, từ đó ảnh hưởng đến quang hợp.

Nhu cầu kali của cây lúa rõ nhất ở hai thời kỳ: Đẻ nhánh và làm đòng. Tuy nhiên lúa hút kali mạnh nhất ở thời kỳ làm đòng, từ cuối đẻ nhánh tới trỗ. Ngoài ra kali còn làm cho sự di động sắt trong cây được tốt hơn do đó ảnh hưởng gián tiếp đến quá trình hô hấp. Kali cũng rất cần cho sự tổng hợp protit, quan

Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Nông nghiệp Page 24

hệ mật thiết với sự phân chia tế bào.

Theo Đinh Dĩnh (1970), tỷ lệ kali cây lúa hút trong các thời kỳ sinh trưởng tùy thuộc vào giống và giai đoạn sinh trưởng của cây lúa: Từ giai đoạn cấy – đẻ nhánh: 20,0 – 21,9%, phân hóa đòng – trỗ: 51,8 – 61,9%, vào chắc – chín: 16,2 – 27,7%. Đào Thế Tuấn (1970), Yoshida (1985) cho biết: Chỉ

khoảng 20% số kali cây hút được vận chuyển về bông, số còn lại nằm trong các bộ phận khác của cây.

Đinh Thế Lộc và Vũ Văn Liết (2004) thì cho rằng kali không phải là chất tạo thành bất kỳ một chất hữu cơ nào của cây lúa, nhưng nó rất quan trọng cho hơn 40 enzym hoạt động. Kali đóng vai trò quan trọng trong hoạt

động sinh lý của cây như đóng mở khí khổng, tăng khả năng chống chịu với điều kiện ngoại cảnh bất thuận, tăng khả năng chống chịu bệnh, giúp lúa đẻ nhánh thuận lợi, tăng kích thước hạt và khối lượng hạt. Thiếu kali cây sẽ còi cọc, đẻ nhánh kém hơn một chút, lá ngắn và có màu xanh tối, bông nhỏ và dài.

Sự thiếu kali xảy ra có giới hạn ở lúa đất thấp. Mặt khác cũng xảy ra trên đất thoát nước kém, một phần do những chất độc được tạo ra trong đất khử cao làm chậm sự hấp thụ kali và một phần vì kali trong đất ít được giải phóng ở điều kiện thoát nước kém.Đối với chất lượng hạt lúa, nếu thiếu kali hạt giống sẽ không bình thường, dị dạng cao, phôi và rìa hạt bị đen, tỷ lệ nảy mầm của hạt kém, sức sống của hạt giảm nhanh trong quá trình bảo quản.

Theo Yoshida S. (1985), đất trũng ít kali, hàm lượng kali thấp hoặc thiếu kali thường đi với ngộ độc sắt. Thường trong đất đỏ, chua phèn, trên đất kém thoát nước cũng thiếu kali do trong các chất độc sinh ra có chất độc tính khử cao

đã ngăn cản việc hút kali và một phần kali bị giữ lại bởi keo đất. Theo Nguyễn Vi (1995), với các giống lúa hiện nay, tỷ lệ hạt chắc tăng từ 30 - 57% do bón kali và trọng lượng hạt cũng tăng từ 12 - 30%. Sau khi lúa trỗ thì lúa thuần hút kali rất ít.

Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Nông nghiệp Page 25

Từ trỗđến đẻ nhánh, lúa lai hấp thu kali mạnh hơn lúa thường. Sau khi trỗ bông lúa thường hấp thu giảm hẳn trong khi lúa lai vẫn hấp thu kali mạnh (670g K2O/ha/ngày) chiếm 8,7% tổng lượng hấp thu. Kali được sử dụng trong nguyên sinh chất tế bào như một tác nhân kích thích các hoạt động chuyển hoá vật chất vô cơ thành hữu cơ đồng thời thúc đẩy quá trình vận chuyển sản phẩm quang hợp từ lá vào hoa và hạt. Sự có mặt của kali thời kỳ sau trỗ ở lúa lai là một ưu thế thúc đẩy quá trình vào mẩy của hạt giúp nâng cao năng suất (Nguyễn Văn Hoan, 2006).

Ngoài 3 nguyên tốđa lượng NPK lúa lai còn hấp thu khá nhiều nguyên tố trung lượng như Canxi (Ca), Silic (Si) và vi lượng: Magê, Đồng, Môlipđen, Bo... để hỗ trợ cho quá trình hấp thu các nguyên tố đa lượng, quá trình vận chuyển, tổng hợp vật chất hữu cơ nuôi cây và tích luỹ vào hạt. Lúa lai có bộ lá xanh đậm, thời gian hoạt động quang hợp dài, lá chứa nhiều diệp lục, nguyên tố vi lượng Mg là thành phần cấu tạo của diệp lục trở nên hết sức quan trọng. Quá trình hấp thu Mg của lúa lai từ thời kỳ mạ đến sau trỗ. Các nguyên tố

khác như Bo, Mo được lúa lai hấp thu mạnh ở thời kỳ phân hoá đòng, có tác dụng thúc đẩy hạt phấn chín, tăng cường sức sống phấn hoa, vòi nhuỵ, thúc

đẩy quá trình hình thành các enzym sinh trưởng trong các cơ quan. Như vậy cần phải cung cấp đầy đủ các nguyên tố trung lượng, vi lượng cho lúa lai để đảm bảo cho sinh trưởng phát triển bình thường, nâng cao năng suất (NguyễnVăn Bộ và cs., 2003).

Một phần của tài liệu đánh giá ảnh hưởng của mật độ và phân bón đến sinh trưởng, năng suất của giống lúa lai hai dòng thơm hq19 tại tiên du – bắc ninh (Trang 31 - 33)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(107 trang)