Những kết quả nghiên cứu về mật độc ấy trên lúa

Một phần của tài liệu đánh giá ảnh hưởng của mật độ và phân bón đến sinh trưởng, năng suất của giống lúa lai hai dòng thơm hq19 tại tiên du – bắc ninh (Trang 33 - 37)

Mật độ cấy là số khóm cấy/m2. Lúa cấy được tính bằng khóm, lúa gieo

được tính bằng số hạt mọc. Về nguyên tắc, mật độ gieo cấy càng cao thì số

bông càng nhiều. Trong một giới hạn nhất định, việc tăng số bông không làm giảm số hạt trên bông, nhưng nếu vượt quá giới hạn đó, số hạt trên bông bắt

Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Nông nghiệp Page 26

năng đẻ nhánh mạnh nên cấy dày lúa lai gây giảm năng suất nhiều hơn so với lúa thường. Tuy nhiên nếu cấy quá thưa đối với giống có thời gian sinh trưởng ngắn khó đạt số bông tối ưu (Phạm Văn Cường và cs., 2004). Vì vậy, việc chọn mật độ thích hợp là biện pháp tối ưu nhất để đạt được số lượng hạt chắc nhiều nhất trên một đơn vị diện tích.

Mật độ và kỹ thuật gieo cấy phụ thuộc vào giống lúa, thời vụ, đất và dinh dưỡng, tuổi mạ, chất lượng mạ, trình độ thâm canh …. Mật độ quá dày hoặc quá thưa đều ảnh hưởng đến năng suất, đồng thời còn ảnh hưởng đến sự

phát sinh và phát triển của sâu bệnh, cỏ dại. Các ruộng lúa gieo quá dày thường khép hàng sớm, gây lên độ ẩm cao tạo điều kiện cho rầy mâu và bệnh khô vằn phát sinh, phá hại mạnh vào cuối vụ. Những giống lúa chịu thâm canh càng cao, tiềm năng năng suất lớn mật độ gieo cấy càng dầy và ngược lại, giống chịu thâm canh thấp mật độ gieo cấy thưa hơn.

Khi tăng mật độ cấy thì số nhánh/khóm của lúa lai giảm mạnh hơn lúa thuần, đặc biệt ở giai đoạn sau cấy 2-4 tuần và ở giai đoạn 4-6 tuần thì ngược lại. Điều này có thể do thời gian sinh trưởng của giống lúa lai ngắn hơn hoặc do ưu thế lai về khả năng đẻ nhánh sớm của lúa lai nên cấy dầy sẽ hạn chế

khả năng đẻ nhánh (Virmani,1994; Phạm Văn Cường và cs., 2004).

Mật độ cấy dầy có tốc độ tích luỹ chất khô vào thời kỳđầu cao nhất nhưng lại giảm mạnh nhất do sâu bệnh phá hại nhiều làm giảm diện tích lá và hô hấp.

Ở mật độ cấy dày tỷ lệ hạt chắc cao vì quá trình phân hoá đòng diễn ra sớm hơn do đó có điều kiện tập trung dinh dưỡng vào hạt làm tăng tỷ lệ hạt chắc (Yoshida, 1981). Ở mật độ cấy thưa tỷ lệ hạt chắc thấp do cây lúa đẻ

nhánh nhiều, kéo dài thời gian sinh trưởng, không thuận lợi cho quá trình làm

đòng. Nhưng nếu cấy quá dày thì quang hợp ở thời kỳ trỗ giảm mà hô hấp tăng kéo theo tỷ lệ hạt chắc thấp (Yoshida, 1981; Yamauchi, 1985).

Theo S.Yoshida (1985) khi nghiên cứu về mối quan hệ giữa mật độ cấy và khả năng đẻ nhánh của lúa đã khẳng định, với lúa cấy khoảng cách thích

Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Nông nghiệp Page 27

hợp cho lúa đẻ nhánh khỏe và sớm thay đổi từ 20x20 cm lên 30x30 cm, việc

đẻ nhánh chỉ xảy ra với mật độ 300 cây/m2. Năng suất hạt tăng lên khi mật độ

cấy tăng từ 182-242 dảnh/m2, số bông/đơn vị diện tích cũng tăng theo mật độ

nhưng lại giảm số hạt/bông.

Nhiều kết quả nghiên cứu xác định rằng trên đất giàu dinh dưỡng mạ tốt thì chúng ta chọn mật độ quang hợp thưa, nếu mạ xấu cộng đất xấu chúng ta nên cấy dày. Để xác định mật độ cấy hợp lý có thể căn cứ vào 2 thông số là: Số bông cần đạt/m2 và số bông hữu hiệu/khóm. Từ hai thông số trên có thể xác định mật

độ cấy phù hợp theo công thức: Mật độ (số khóm/m2) = Số bông/m2.

Theo Nguyễn Tuấn (1986), đối với lúa thuần HT1 ở mật độ cấy 45 khóm/m2 cho năng suất thực thu, các yếu tố cấu thành năng suất cao nhất ở cả vụ

xuân và vụ mùa; đối với giống lúa TH3-5 ở mật độ cấy 40 khóm/m2 cho năng suất thực thu, các yếu tố cấu thành năng suất cao nhất ở cả vụ xuân và vụ Mùa.

Theo Nguyễn Văn Hoan (1995): Cùng một đơn vị diện tích nếu mật độ

gieo hoặc cấy càng cao thì số bông càng nhiều. Trong một giới hạn nhất định, việc tăng số bông không làm giảm số hạt trên bông, nhưng nếu vượt quá giới hạn đó thì số hạt trên bông bắt đầu giảm đi (do dinh dưỡng và ánh sáng phải chia sẻ cho nhiều bông). Tuy nhiên, tốc độ giảm số hạt trên bông mạnh hơn tốc độ tăng của mật độ gieo cấy. Theo ông thì tùy từng giống lúa để chọn mật

độ thích hợp vì cần tính đến khoảng cách đủ rộng để làm hàng lúa thông thoáng, các khóm lúa không chen nhau.

Cũng theo kết quả nghiên cứu của Nguyễn Văn Hoan (2000), khi tăng mật độ cấy giống Bắc ưu lên 2 lần thì số bông chỉ tăng được 1,25 lần nhưng số hạt trên bong lại giảm tới 1,78 lần. Vì vậy cấy dày không những tốn công mà còn giảm năng suất nghiêm trọng. Song nếu cấy quá thưa đối với giống có thời gian sinh trưởng ngắn thì khó hoặc không đạt được số bông tối ưu cần thiết theo dự định (Nguyễn Công Tạn và cộng sự, 2002). Nếu bố trí mật độ

Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Nông nghiệp Page 28

hợp lý, sẽ tiết kiệm được hạt giống, công lao động, và các chi phí khác góp phần nâng cao hiệu quả kinh tế trong sản xuất lúa. Do vậy, khi các khâu, kỹ

thuật khác được duy trì thì chọn mật độ vừa phải là phương án tối ưu đểđạt

được số lượng hạt thóc nhiều nhất trên một đơn vị diện tích gieo cấy. (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

Nguyễn Văn Luật (2001) nhận xét phương pháp canh tác cổ truyền trước đây so với ngày nay, trước 1967, người dân trồng lúa thường cấy thưa với mật độ 40x40 hoặc 70x70 ở ruộng sâu, còn ngày nay có xu hướng cấy dày 20x20cm; 15x20cm; 10x15 cm.

Theo Trần Thúc Sơn và cộng sự (2002) thì mở rộng khoảng cách cấy (20x30 cm) là con đường tốt nhất để giảm lượng giống cần thiết cho 1 ha (25 kg) mà không giảm năng suất. Mật độ là một kỹ thuật làm tăng khả năng quang hợp của cá thể và quần thể ruộng lúa, do tăng khả năng tiếp nhân ánh sáng, tạo số lá và chỉ số diện tích lá thích hợp cho cá thể và quần thể ruộng lúa, ảnh hưởng đến khả năng đẻ nhánh và số nhánh hữu hiệu/khóm, khả năng chống chịu sâu bệnh … từđó mà ảnh hưởng mạnh mẽđến năng suất lúa.

Theo Nguyễn Thị Trâm (2003) thì mật độ cấy càng cao thì số bông càng nhiều. Tuy nhiên cấy quá thưa đối với giống ngắn ngày thì khó đạt được số

bông/ đơn vị diện tích theo dự định, các giống lúa lai có thời gian sinh trưởng trung bình có thể cấy thưa ví dụ Bắc ưu 64 có thể cấy 35 khóm/m2. Các giống có thời gian sinh trưởng ngắn như Bồi Tạp Sơn Thanh, Bồi Tạp 77 cấy dày 40 – 45 khóm/m2. Theo những kết quả đạt được trên những ruộng thâm canh có năng suất cao (trên 300kg/sào) thì mỗi khóm lúa cần có 7 – 10 bông (Thí nghiệm trên giống San ưu quế 99) mật độ cần cấy khi đạt 7 bông/khóm là 43 khóm/m2, với 8 bông/khóm cần mật độ cấy là 38 khóm/m2, với 9 bông/khóm cần cấy 33 khóm/m2, với 10 bông/khóm cần cấy 30 khóm/m2.

Theo Nguyễn Văn Hoan (2006), nên bố trí các khóm lúa cấy theo hàng sông, hàng con, trong đó hàng sông rộng hơn hàng con để khoảng cách giữa

Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Nông nghiệp Page 29

các khóm lúa theo hình chữ nhật là tốt nhất.

Tóm lại, cấy lúa với mật độ hợp lý là một trong những biện pháp kỹ

thuật quan trọng, nó phụ thuộc vào điều kiện tự nhiên, dinh dưỡng, đặc điểm của giống. Vì vậy, việc xác định mật độ cấy hợp lý để cấy lúa nhanh bén rễ

hồi xanh, phân bố hợp lý trên đơn vị diện tích lá/đơn vị diện tích đất tận dụng nguồn năng lượng ánh sáng mặt trời, hạn chế sâu bệnh gây hại, tạo tiền đề cho năng suất cao. Ngoài ra việc bố trí mật độ cấy hợp lý còn tiết kiệm được hạt giống (đặc biệt là lúa lai), công lao động và các chi phí khác góp phần nâng cao hiệu quả kinh tế trong sản xuất lúa hiện nay.

Một phần của tài liệu đánh giá ảnh hưởng của mật độ và phân bón đến sinh trưởng, năng suất của giống lúa lai hai dòng thơm hq19 tại tiên du – bắc ninh (Trang 33 - 37)