Nhu cầu dinh dưỡng đối với cây lúa

Một phần của tài liệu đánh giá ảnh hưởng của mật độ và phân bón đến sinh trưởng, năng suất của giống lúa lai hai dòng thơm hq19 tại tiên du – bắc ninh (Trang 26 - 28)

Cây lúa cũng như các loại cây trồng khác cần có nhu cầu dinh dưỡng để

sinh trưởng và phát triển. Các nguyên tố dinh dưỡng như đạm, lân, kali cần thiết cho cây lúa trong toàn bộ đời sống của nó, số lượng chênh lệch nhau tương đối nhiều tùy thuộc vào giống, đất đai, chế độ canh tác và cách bón phân. Khả năng cung cấp chất dinh dưỡng của đất là nhân tố quyết định việc cần bón nguyên tố nào, số lượng bao nhiêu cho cây. Những năm gần đây do diện tích sản xuất nông nghiệp bị thu hẹp, các biện pháp canh tác chưa hợp lý nên dẫn đến hiện tượng rửa trôi, xói mòn đất làm giảm độ mầu mỡ của đất nhanh chóng, đặc biệt là ở vùng đồi núi. Do vậy để đảm bảo năng suất cho lúa cần phải hiểu rõ tính chất của đất. Hiện nay nhờ thành tựu ứng dụng khoa học

Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Nông nghiệp Page 19

công nghệ trong công tác chọn lọc và chọn tạo giống, cho nên các giống lúa mới chịu thâm canh, năng suất cao hơn nên nhu cầu dinh dưỡng càng cao hơn.

Nhu cầu dinh dưỡng của cây lúa hay nói cách khác là các chất dinh dưỡng cần thiết, không thể thiếu được với sinh trưởng và phát triển của lúa bao gồm: Đạm (N), lân (P), kali (K), vôi (Ca), sắt (Fe), đồng (Cu), magiê (Mg), mangan (Mn), molipđen, bo, silic, cacbon, lưu huỳnh, oxy, hyđrô. Tất cả các nguyên tố trên đây (trừ các bon, oxy, hyđrô) phân bón đều có thể cung cấp được. Có nhiều chất dinh dưỡng khoáng mà cây lúa cần, nhưng 3 yếu tố

mà cây lúa cần với lượng lớn là: đạm, lân, kali là những yếu tố cần thiết cho những quá trình sống diễn trong cây. Các nguyên tố khoáng còn lại, cây lúa cần với lượng rất ít và hầu nhưđã có sẵn trong đất, nếu thiếu thì tùy theo điều kiện cụ thể mà bón bổ sung.

Phân bón có vai trò quan trọng trong quá trình sinh trưởng, phát triển của cây lúa, nó cần thiết cho suốt quá trình phát triển, từ giai đoạn mạ đến lúc thu hoạch. Cùng với các yếu tố năng lượng khác, phân bón cung cấp cho cây là nguồn nguyện liệu để tái tạo ra các chất dinh dưỡng như: tinh bột, chất đường, chất béo, prôtêin….Ngoài ra, chúng còn giữ vai trò duy trì sự sống của toàn bộ

cây lúa, không có nguồn dinh dưỡng thì cây lúa sẽ chết, không thể tồn tại. Các yếu tố dinh dưỡng trong phân bón cung cấp cho cấy lúa có vai trò khác nhau, với hàm lượng cung cấp khác nhau trong quá trình sinh trưởng, phát triển của cây lúa. Vì vậy, việc bón phân, bổ sung dinh dưỡng cho lúa người ta đã nghiên cứu và đưa ra những công thức bón hợp lý cho từng giống lúa, từng giai đoạn sinh trưởng, phát triển, theo từng điều kiện đất đai, khí hậu cụ thể.

Tuy nhiên, không phải cứ bón nhiều phân trong đất là cây lúa hút hết

được, trong thực tế, cây lúa chỉ hút được khoảng 2/3 - 3/4 lượng phân bón, còn lại bị rửa trôi theo nước, bốc hơi và tồn dư trong đất.

Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Nông nghiệp Page 20

Một phần của tài liệu đánh giá ảnh hưởng của mật độ và phân bón đến sinh trưởng, năng suất của giống lúa lai hai dòng thơm hq19 tại tiên du – bắc ninh (Trang 26 - 28)