Lân là thành phần chủ yếu của axit nucleic, là thành phần chủ yếu của nhân tế bào.
Cây lúa hút lân mạnh hơn so với các loại cây trồng cạn. Cùng với đạm, lân xúc tiến sự phát triển của bộ rễ và tăng số nhánh đẻ, đồng thời cũng làm cho lúa trỗ bông và chín sớm. Thời kỳđẻ nhánh và làm đòng cây lúa hút lân mạnh nhất. Lúa thiếu lân, lá có màu xanh đậm, bản lá nhỏ, hẹp, lá dài ra và mềm yếu, ria mép lá có màu vàng tía, lúa đẻ ít, thời kỳ trỗ bông và chín đều chậm lại và kéo dài. Do trỗ bông muộn nên hạt lép nhiều độ dinh dưỡng hạt gạo thấp. Đặc biệt, lúa thiếu lân ở thời kỳ làm đòng thì giảm năng suất một cách rõ rệt.
Sự thiếu lân xảy ra phổ biến ở đất có pH thấp hay cao: Đất acid latosol,
đất phèn, đất đá vôi, đất kiềm. Đất ando có khả năng cố định cao lân bón, cần lượng lân nhiều hơn bình thường. Ví dụ, mức tối hảo cho đất ando acid ở
miền Bắc Nhật Bản khoảng 200kg P2O5/ha, ở đất đá vôi Dokri – Pakistan khoảng 45kg P2O5/ha, ở đất đá vôi tại Ấn Độ khoảng 80 - 100 kg P2O5/ha (Yoshida, 1985).
Khi cây lúa được cung cấp lân thỏa đáng sẽ tạo điều kiện cho bộ rễ
phát triển tốt, tăng khả năng chống hạn, tạo điều kiện cho sinh trưởng và phát triển, thúc đẩy sự chín của hạt và cuối cùng là tăng năng suất lúa.
Khi nghiên cứu hiệu lực của photphorit bón cho lúa ở miền Bắc Việt Nam, Lê Văn Căn (1964) cho rằng: cây lúa hút lân ở thời kỳđầu chủ yếu đáp
ứng cho quá trình sinh trưởng sinh dưỡng, đặc biệt là quá trình đẻ nhánh. Tương tự như kết luận của Lê Văn Căn (1964), Suichi Yoshida (1985) cho rằng hiệu suất của lân đối với hạt ở giai đoạn đầu cao hơn giai đoạn cuối, việc bón lân đáp ứng được giai đoạn đầu của cây lúa.
Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Nông nghiệp Page 23
Dinh dưỡng lân có liên quan mật thiết với dinh dưỡng đạm. Nếu bón đủ
lân sẽ làm tăng khả năng hút đạm và các chất dinh dưỡng khác. Cây được bón cân đối N, P sẽ xanh tốt, phát triển mạnh, chín sớm, cho năng suất cao và phẩm chất tốt.
Lân là nguyên tố có trong thành phần cấu tạo nên tế bào, mặt khác nó còn cung cấp năng lượng cho các hoạt động của các enzym tạo thành các phân tử cao năng (ATP) trong quá trình trao đổi chất của cây, đối với loại cây trồng sinh trưởng nhanh mạnh như lúa lai cần cung cấp lân đầy đủ giúp cho cây sinh trưởng phát triển cân đối, tất yếu sẽ cho năng suất cao (Đào Thế
Tuấn, 1963).
Thời kỳ đẻ rộ và thời kỳ chín, hàm lượng lân trong thân lá, hạt lúa lai cao hơn hẳn lúa thường. Thời kỳ từ đẻ rộ đến phân hoá đòng lúa lai hấp thu khoảng 84,27% tổng lượng lân cây hút (Lê Văn Tiềm, 1986).
Như vậy, muốn cho cây lúa sinh trưởng, phát triển và cho năng suất cao thì không những cần cung cấp đầy đủđạm mà còn cần cung cấp đầy đủ cả lân cho cây lúa.