Thực trạng công tác quản lý, sử dụng hóa đơn theo hình thức cấp bán

Một phần của tài liệu giải pháp tăng cường quản lý hóa đơn tự in của cục thuế tỉnh bắc ninh (Trang 68)

Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Kinh tế Page 59

Công tác cấp bán hóa đơn là khâu đầu tiên và là khâu then chốt, là cơ sở chính cho việc quản lý đối tượng sử dụng hóa đơn. Việc quản lý khâu bán hóa đơn không chỉ đơn thuần là quản lý việc xuất hóa đơn ra, quản lý thu nhập từ việc bán hóa đơn mà điều quan trọng nhất đó chính là làm thế nào để tính được chính xác lượng hóa đơn nhập vào, số lượng hóa đơn xuất cho các đơn vị là thích hợp nhất để tránh tình trạng sử dụng hóa đơn sai mục đích của đối tượng sử dụng hóa đơn. Đối với Cục thuế tỉnh Bắc Ninh, công tác cấp bán hóa đơn đã được rất chú trọng, lượng hóa đơn nhập về và cấp ra nhìn chung đã đáp ứng được nhu cầu sử dụng của các đối tượng sản xuất kinh doanh. Thông qua số liệu được thống kế dưới đây, ta cũng phần nào thầy được công tác quản lý việc cấp bán của Cục thuế tỉnh Bắc Ninh.

Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Kinh tế Page 60

Bảng 4.2 Tình hình nhập và xuất bán hóa đơn tại Cục thuế Bắc Ninh

Đơn vị: Số hóa đơn

Loại hóa đơn Năm 2011 Năm 2012 Năm 2013 So sánh HĐ cấp trong kỳ (%) Tồn đầu kỳ Nhập trong kỳ Cấp bán trong kỳ Tồn đầu kỳ Nhập trong kỳ Cấp trong kỳ Tồn đầu kỳ Nhập trong kỳ Cấp trong kỳ 2012/2011 2013/2012 BQ HĐ01- GTKT 7.500 1.200.000 1.050.000 157.500 1.000.000 960.500 197.000 1.000.000 860.500 91,47 89,58 90,53 HĐ02- GTTT 5.500 128.550 118.750 15.300 180.000 175.000 20.300 250.000 255.000 147,36 145,71 146,54 Tổng số 13.000 1.328.550 1.168.750 172.800 1.180.000 1.135.500 217.300 1.250.000 1.115.500 97,15 98,23 97,69

Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Kinh tế Page 61

Nhìn vào bảng tổng kết số lượng hóa đơn đã được cấp bán trong các năm, ta nhận thấy số lượng hóa đơn được sử dụng trên địa bàn tỉnh Bắc Ninh có xu hướng giảm dần, đây là xu thế chung khi khi thực hiện Nghị định 51 của Chính phủ phần lớn các Doanh nghiệp chuyển sang sử dụng hóa đơn tự in. Loại hóa đơn GTGT 3 liên (01- GTKT) đã được sử dụng ngày càng giảm, tỷ lệ sử dụng năm 2013 giảm 11% so với năm 2012. Tuy nhiên, loại hóa đơn bán hàng thông thường sử dụng cho những đơn vị tính thuế theo phương pháp trực tiếp (HĐ02- GTTT) lại tăng tương đối lớn, tỷ lệ sử dụng năm 2013 tăng lên 45,71% so với năm 2012.

Với sự thông thoáng của Luật Doanh nghiệp đã tạo điều kiện rất tốt cho thành phần kinh tế tư nhân - kinh tế ngoài quốc doanh phát triển. Tuy nhiên cũng chính bởi sự thông thoáng ấy mà đã có không ít những doanh nghiệp lập ra mà chúng ta đặt cho nó cái tên “Doanh nghiệp ma”, mục đích chính của các doanh nghiệp này là mua bán, sử dụng hóa đơn bất hợp pháp, gây thất thu lớn cho NSNN. Chính bởi điều này nên đã gây rất nhiều khó khăn cho công tác quản lý thu thuế của cơ quan thuế và công tác quản lý hóa đơn của bộ phận quản lý ấn chỉ.

4.1.2.2 Tình hình quản lý việc sử dụng hóa đơn cấp bán của cục thuế tỉnh Bắc Ninh

Số liệu thống kê được tại Cục thuế Bắc Ninh cho ta thấy được tình hình sử dụng hóa đơn tại Cục thuế Bắc Ninh như sau:

Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Kinh tế Page 62

Bảng 4.3 Tình hình sử dụng hoá đơn của các đơn vị kinh doanh trên địa bàn tỉnh Bắc Ninh

Đơn vị: Số hóa đơn

Loại hóa đơn

Năm 2011 Năm 2012 Năm 2013 So sánh số sử dụng So sánh số đã xóa bỏ

Số sử dụng Số xóa bỏ Số sử dụng Số xóa bỏ Số sử dụng Số xóa bỏ 12/11 13/12 BQ 12/11 13/12 BQ HĐ01- GTKT 1.955.750 850 2.180.380 950 3.282.750 875 111,48 150,55 131,02 111,76 92,10 101,93 HĐ02- GTTT 270.360 350 295.800 460 370.520 350 109,41 125,26 117,33 124,44 62,50 93,47 Tổng số 2.226.110 1.200 2.476.180 1.410 3.653.270 1.225 111,23 147,53 129,38 116,15 81,12 98,64

Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Kinh tế Page 63

Nhìn vào bảng 4.3 ta nhận thấy rằng số lượng hóa đơn đã được sử dụng đã tăng lên đáng kể, đối với loại HĐ 01 - GTKT năm 2012 tăng 11,48% so với năm 2011 và năm 2013 tăng 50,55% so với năm 2012, đối với loại HĐ 02 – GTTT năm 2012 tăng 9,41% so với năm 2011 và năm 2013 tăng 25,26% so với năm 2012.

Nhìn chung thông qua những số liệu đã được đưa ra ta nhận thấy rằng việc cấp bán hóa đơn tại Cục thuế Bắc Ninh cũng đang được thực hiện một cách tích cực nhất, tạo điều kiện thuận lợi nhất cho đối tượng nộp thuế cũng như là cơ quan thực hiện nghĩa vụ thu thuế cho nhà nước, đồng thời cũng được thực hịên theo đúng những qui định về chế độ quản lý và sử dụng hóa đơn.

4.1.2.3 Công tác xử lý các vi phạm trong sử dụng hóa đơn

Trong toàn bộ quá trình của công tác quản lý hóa đơn thì khâu tổ chức quản lý sử dụng hóa đơn là quan trọng nhất, tuy nhiên việc phát hiện ra những hành vi vi phạm pháp luật của các tổ chức, cá nhân mà không được xử lý một cách kịp thời, nhanh chóng và chính xác thì việc quản lý quá trình sử dụng hóa đơn hoàn toàn là vô nghĩa. Việc chú trọng tới công tác xử lý những đối tượng vi phạm vừa có tác dụng ngăn chặn, răn đe các đối tượng, đồng thời có thể thu hồi lại được tiền thuế vi phạm của các đối tượng cho NSNN. Chính bởi vậy nên công tác xử lý vi phạm hóa đơn cũng được Cục thuế Bắc Ninh khá chú trọng.

Cục thuế Bắc Ninh cũng giống như tất cả các cơ quan thuế khác trên cả nước đều tổ chức công tác quản lý sát sao với các đối tượng nộp thuế. Việc theo dõi tình hình thành lập, tổ chức sản xuất kinh doanh của các đối tượng đã đặc biệt được chú ý nhiều hơn, các thông tin về các đối tượng có hành vi trốn thuế, tạm ngừng hoặc ngừng hoạt động, bỏ trốn… đã được cung cấp một cách thường xuyên nhất và nhanh nhất.

Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Kinh tế Page 64

Riêng đối với những doanh nghiệp có thông báo về mất hoá đơn, Cục thuế Bắc Ninh mà trực tiếp là phòng quản lý ấn chỉ sẽ thực hiện ra thông báo tới Tổng cục thuế và các Cục thuế trong cả nước về loại hoá đơn, số hoá đơn, ký hiệu hoá đơn… đã bị mất, đồng thời vào sổ theo dõi mất hoá đơn. Sau thời gian 10 ngày nếu đơn vị không tìm thấy số hoá đơn đã bị mất, Cục thuế sẽ xử lý vi phạm hành chính đối với hành vi làm mất hoá đơn.

Việc thông báo về số hoá đơn đã bị mất trên phạm vi toàn quốc cũng đồng nghĩa với việc khẳng định tính phi giá trị sử dụng của số hoá đơn đó, điều này làm cho ý đồ sử dụng hoá đơn trái phép của các đối tượng sẽ gặp nhiều khó khăn hơn. Tuy nhiên, do hình thức tổ chức quản lý của ngành thuế trong giai đoạn hiện nay chưa thực sự được hiện đại hoá, do vậy hầu hết các thông báo được thực hiện theo đường công văn là chủ yếu, do đó tính cập nhật là chưa cao, điều đó là một trong những bất cập lớn trong công tác quản lý thu thuếở nước ta nói chung và tại Cục thuế Bắc Ninh nói riêng trong giai đoạn hiện nay.

Việc tuyên truyền cho các đối tượng chịu thuế hiểu tính quan trọng của công tác bảo quản, lưu giữ và sử dụng hoá đơn là như thế nào đã được Phòng quản lý ấn chỉ, Phòng tuyên truyền hỗ trợ về thuế thực hiện rất tốt, có lẽ bởi lý do đó mà con số thể hiện số đối tượng vi phạm về chế độ hoá đơn đã ngày càng giảm xuống, ta có thể thấy được rõ hơn thông qua bảng số liệu sau:

Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Kinh tế Page 65

Bảng 4.4 Số vụ vi phạm và xử lý hóa đơn cấp bán của các doanh nghiệp tại cục thuế tỉnh Bắc Ninh qua 3 năm khi chưa có NĐ 51

Chỉ tiêu Đơn vị tính Năm 2008 Năm 2009 Năm 2010 So sánh (%) 2009/2008 2010/2009 BQ

DN vi phạm chếđộ quyết toán hóa đơn DN 175 155 142 88,57 91,61 90,09 DN bị xử phạt doanh nghiệp vi phạm chếđộ

quyết toán hóa đơn

DN 165 130 127 78,78 97,69 88,24 Số tiền nộp NSNN từ xử lý vi phạm chế độ

quyết toán hóa đơn

Triệu đồng 120 105 97 87,50 92,38 89,94 DN vi phạm chếđộ sử dụng hóa đơn DN 87 98 75 112,64 76,53 94,58 Xử phạt doanh nghiệp vi phạm chế độ sử dụng hóa đơn DN 71 87 65 122,53 74,71 98,62 Số tiền nộp NSNN từ xử phạt vi phạm chế độ sử dụng hóa đơn Triệu đồng 750 950 710 126,66 74,73 100,70

Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Kinh tế Page 66

Qua bảng 4.4 ta thấy: nhìn chung số vi phạm liên quan đến hóa đơn qua 3 năm có xu hướng giảm. Có được điều này là do nỗ lực không ngừng của cán bộ cục thuế trong công tác quản lý hóa đơn.

Vi phạm về chế độ quyết toán hóa đơn của DN bình quân giảm 10%/năm, tỷ lệ số vụ xử phạt của vi phạm này cũng giảm bình quân 12%/năm. Năm 2008, tỷ lệ số DN phải xử lý là 165/175 DN (chiếm 94,28%) đến năm 2009, tỷ lệ này là 130/155 (tương đương 83,8%), năm 2010 đạt 127/142 DN chiếm 89,44%.

Vi phạm về chế độ sử dụng hóa đơn năm 2008 tăng 12,64% so với năm 2009, đến năm 2010 lại giảm 23,47% so với năm 2012. Số lượng vụ DN bị xử phạt cũng từ 81,6% số DN vi phạm năm 2011 lên 88,77% tổng số vụ vi phạm và đạt 86,66% năm 2013. Tỷ lệ này không đồng đều giữa các năm.

Số tiền nộp ngân sách nhà nước từ 2 loại vi phạm trên cũng có xu hướng giảm. Như vậy, càng về sau thì số vụ vi phạm về hóa đơn ngày càng giảm. Đây là hiệu ứng tốt trong quản lý hóa đơn của cục thuế. Việc tuyên truyền và thực hiện nghị định 89/2002/NĐ-CP qua 8 năm đã có những kết quả tốt.

Mặc dù còn không ít những khó khăn trong công tác quản lý ấn chỉ thuế, nhưng phòng quản lý ấn chỉ tại Cục thuế Bắc Ninh đã thực sự cỗ gắng, nâng cao tinh thần trách nhiệm để có thể đạt được những kết quả như đã nêu ra.

4.1.2.4 Ưu điểm và nhược điểm trong quản lý, sử dụng hình thức hóa đơn cấp bán tại Cục thuế Bắc Ninh

a/ Ưu điểm

Vài năm gần đây, Bộ phận ấn chỉ cùng với ban lãnh đạo, các phòng ban khác trực thuộc Cục thuế Bắc Ninh đã thực hiện tương đối tốt nhiệm

Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Kinh tế Page 67

vụ thu thuế của mình, số thu thuế hàng năm liên tục tăng nhanh, việc gia nhập Câu lạc bộ 4.000 tỷ của Cục thuế Bắc Ninh, đã đánh dấu một bước trưởng thành vượt bậc của Ngành thuế Bắc Ninh. Công cuộc cải cách hành chính của ngành thuế Bắc Ninh cũng đã đạt được những thành tựu đáng kể, các thủ tục đã dần được đơn giản hoá dần theo hướng có lợi cho đối tượng nộp thuế. Có thể nói công cuộc cải tổ thành công nhất và hữu ích nhất cho đối tượng nộp thuế đó chính là việc thực hiện cải cách hành chính theo hướng “một cửa”. Cụ thể đó là việc cấp bán hoá đơn, nếu như trước đây khi một doanh nghiệp muốn mua hoá đơn, thì đơn vị phải lấy chữ ký của cán bộ quản lý thuế xác nhận đã kê khai thuếđối với số hoá đơn trong bảng kê để gửi cho Bộ phận quản lý ấn chỉ, sau đó khi Bộ phận ấn chỉ nhận được thông báo phản hồi của cán bộ quản lý doanh nghiệp thì đơn vị mới được phép mua hoá đơn, điều này có thể nói là một việc làm gây khó khăn lớn cho các doanh nghiệp khi muốn mua hoá đơn. Bên cạnh những đổi mới trong công tác hành chính, trong những năm gần đây, Cục thuế Bắc Ninh đã luôn đặt ra chủ trương tin học hoá ngành thuế, việc ứng dụng công nghệ thông tin vào trong quản lý đã thực sự đem lại hiệu quả cho công tác quản lý thu của ngành, nó làm cho công việc quản lý thực sự chặt chẽ hơn, hiệu quả hơn ngay từ khâu quản lý sử dụng mã số thuếđến việc cấp bán hoá đơn và việc thu thuế. Cục thuế Bắc Ninh cũng đã đưa vào thực hiện chương trình quản lý ấn chỉ trên mạng máy vi tính. Việc tin học hoá công tác quản lý ấn chỉ thuế đã thực sựđem lại hiệu quả cho công tác thu, đồng thời giảm bớt khối lượng công việc cho người cán bộ làm thuế. Việc ứng dụng tin học vào trong công tác quản lý đã giúp cho sự phối hợp làm việc giữa cơ quan thuế với các cơ quan chức năng khác của tỉnh Bắc Ninh đã có hiệu quả hơn, qua những kênh truyền thông tin hiện đại, việc trao đổi thông tin về các đối tượng vi phạm pháp luật thuế, vi phạm về chế độ sử dụng hoá

Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Kinh tế Page 68

đơn chứng từ đã trở nên nhanh chóng hơn, do đó công việc sẽ được giải quyết nhanh hơn.

Để tăng cường hơn nữa công tác phối kết hợp trong việc xử lý các đối tượng vi phạm pháp luật về việc sử dụng hoá đơn, Cục thuế Bắc Ninh đã cho ra đời rất nhiều văn bản hướng dẫn về qui chế phối hợp giữa Cục thuế và các cơ quan chức năng khác của tỉnh, điều này đã thực sự chứng tỏ sự quan tâm hết sức sát sao, kịp thời của ban lãnh đạo Cục thuế đối với công tác quản lý sử dụng hoá đơn trên địa bàn

Bên cạnh những yếu tố về thể chế, chính sách thì yếu tố về con người cũng được ban lãnh đạo Cục thuế Bắc Ninh rất chú trọng, số cán bộ làm việc tại Bộ phận quản lý ấn chỉ đã tăng lên so với các năm trước, nhằm đáp ứng được khối lượng công việc đang ngày càng tăng nhanh. Không chỉ tăng về số lượng mà chất lượng của các cán bộ làm việc tại Bộ phận quản lý ấn chỉ cũng ngày càng được tăng lên, số cán bộ có trình độđại học tại phòng đã lên tới 70%, đây là một điều kiện hết sức thuận lợi, đảm bảo cho công việc quản lý sử dụng hoá đơn ngày càng được nhanh chóng và chính xác.

b/ Nhược điểm

Có được những thành công như trên là nhờ sự cố gắng nỗ lực của ban lãnh đạo ngành thuế, của các cán bộ ngành thuế và của toàn thể nhân dân tỉnh Bắc Ninh, tuy nhiên trong quá trình thực hiện nhiệm vụ của mình, ngành thuế tỉnh Bắc Ninh cũng gặp không ít những khó khăn, trở ngại, trong những khó khăn đó đã không ít những khó khăn là thuộc về việc quản lý hoá đơn, chứng từ thuế.

Trong những năm gần đây, khi nền kinh tế đang trên đà phát triển, công cuộc xây dựng đất nước ngày càng mạnh mẽ, việc khuyến khích các thành phần kinh tế phát triển đã thực sự là một niềm quan tâm chung không

Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Kinh tế Page 69

chỉ của Đảng, Nhà nước mà còn là của toàn dân. Chính trong điều kiện thuận lợi đó đã thực sự là nền tảng cho thành phần kinh tế ngoài quốc doanh phát triển, nhưng kéo theo nó thì tình trạng quản lý và sử dụng hoá đơn, chứng từ thuế đã thực sự trở nên phức tạp hơn. Song song với việc

Một phần của tài liệu giải pháp tăng cường quản lý hóa đơn tự in của cục thuế tỉnh bắc ninh (Trang 68)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(127 trang)