Tổng quan các công trình nghiên cứu liên quan đến đề tài đã công bố

Một phần của tài liệu giải pháp tăng cường quản lý hóa đơn tự in của cục thuế tỉnh bắc ninh (Trang 47 - 51)

"Hóa đơn là một loại chứng từ kế toán đặc biệt. Do không giới hạn về mệnh giá nên những tổn thất gian lận hoặc sai sót về hóa đơn gây ra rất lớn, không chỉ gây thất thu thuế mà còn tiếp tay cho hành vi tham nhũng của một bộ phận cán bộ, công chức thoái hóa, biến chất. Bởi vậy, tìm giải pháp phát huy vai trò của công tác quản lý hóa đơn trong quản lý thuế là rất cần thiết".

Đó là nhận xét của PGS. TS. Lê Xuân Trường - Học viện tài chính trong bài viết: "Tăng cường quản lý hóa đơn, góp phần đấu tranh chống gian lận thuế" được đăng trên Tạp chí Tài chính số 9 ngày 26/09/2013. Ông còn cho rằng: Hóa đơn là chứng từ kế toán do người bán lập để ghi nhận thông tin bán hàng hóa hoặc dịch vụ. Đây là một loại chứng từ gốc đặc biệt quan trọng cả trên phương diện quản lý tài chính doanh nghiệp (DN) và trên phương diện quản lý thuế của cơ quan nhà nước.

Về phía người bán, hàng hóa, dịch vụ, hóa đơn là chứng từ gốc xác định doanh thu (giá) tính nhiều sắc thuế quan trọng liên quan đến DN như: thuế thu nhập doanh nghiệp (TNDN), thuế giá trị gia tăng (GTGT), thuế tiêu

Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Kinh tế Page 38

thụ đặc biệt, thuế tài nguyên, thuế xuất khẩu. Như vậy, nếu người bán không lập hóa đơn mà cơ quan quản lý thuế không phát hiện được thì họ có thể trốn nhiều sắc thuế cùng lúc. Nếu người bán ghi giá bán trên hóa đơn thấp hơn giá trị thực giao dịch thì cũng dẫn đến giảm nghĩa vụ thuế của người bán nhưng thất thu ngân sách nhà nước (NSNN). Việc lập hóa đơn chậm so với thời điểm bán hàng hóa, dịch vụ cũng là một cách thức trì hoãn nộp thuế cho nhà nước.

Về phía người mua hàng hóa, dịch vụ, hóa đơn là chứng từ gốc để xác định thuế GTGT đầu vào được khấu trừ, chi phí tính thuế TNDN. Những hành vi sử dụng hóa đơn bất hợp pháp (mua bán hóa đơn, sử dụng hóa đơn giả…) dẫn đến tăng thuế GTGT đầu vào được khấu trừ, tăng chi phí được trừ, và do vậy, làm giảm thuế GTGT phải nộp hoặc tăng số thuế GTGT được hoàn và giảm thuế TNDN phải nộp. Trong trường hợp tăng số thuế được hoàn thì không những thất thu thuế mà còn chiếm đoạt bất hợp pháp tiền NSNN. Đồng thời ông cũng chỉ ra các biện pháp quản lý hóa đơn hiệu quả hơn:

Thứ nhất, Hoàn thiện hành lang pháp lý

Sau gần 3 năm thực hiện Nghị định 51/2010/ NĐ-CP, bên cạnh những kết quả đạt được, công tác quản lý hóa đơn vẫn còn những hạn chế, bất cập nhất định, còn tồn tại khoảng trống trong hành lang pháp lý về quản lý hóa đơn. Bởi vậy, cần sớm nghiên cứu tham mưu để Chính phủ sửa đổi, bổ sung Nghị định 51/2010/NĐ-CP về hóa đơn. Những nội dung quan trọng cần nghiên cứu sửa đổi, bổ sung là:

- Xác định đối tượng tự đặt in hoặc tự in hóa đơn phù hợp: không nên quy định cứng nhắc rằng đã là DN thì phải tựđặt in hoặc tự in hóa đơn. Đối với những DN sử dụng số lượng hóa đơn ít ở một mức nhất định thì có thể lựa chọn tựđặt in hóa đơn/ tự in hóa đơn hoặc mua hóa đơn của cơ quan thuế. Với quy định này, những người nộp thuế sử dụng ít hóa đơn đỡ tốn kém chi phí sử dụng hóa đơn mà cơ quan thuế lại có thể quản lý tốt những đối tượng này.

Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Kinh tế Page 39

- Bên cạnh việc yêu cầu người nộp thuế thông báo phát hành hóa đơn và công khai mẫu hóa đơn, cần có quy định cụ thể về phương thức và thời hạn cơ quan thuế công khai các thông tin này để người nộp thuế có thể dễ dàng tiếp cận bất kỳ khi nào họ cần.

- Bổ sung quy định xử phạt đối với các hành vi vi phạm về hóa đơn hiện chưa quy định trong văn bản pháp luật về quản lý hóa đơn để đảm bảo mọi hành vi vi phạm đều có chế tài xử phạt. Đó là các hành vi: sử dụng không đúng loại hóa đơn, không thông báo hóa đơn đã thông báo phát hành nhưng bị hỏng…

Thứ hai, Ứng dụng công nghệ thông tin vào quản lý hóa đơn

Với số lượng hóa đơn phát hành vô cùng lớn của khoảng nửa triệu DN, nếu muốn kiểm tra tính chính xác, trung thực của các hóa đơn đã được sử dụng không thể tiếp tục sử dụng phương pháp đối chiếu hóa đơn thủ công thông qua hình thức gửi văn bản từ cơ quan thuế này đến cơ quan thuế khác đề nghị đối chiếu và thông báo thông tin. Điều này đòi hỏi phải sớm ứng dụng công nghệ thông tin vào hoạt động đối chiếu hóa đơn. Muốn vậy, phải nghiên cứu hoàn thiện quy định về cách đánh số thứ tự và ký hiệu hóa đơn gắn với mã số người nộp thuế sao cho thuận lợi nhất cho áp dụng kỹ thuật số. Thêm vào đó, cần có quy định pháp lý đểđảm bảo khi hóa đơn đã được lập là phải được tải dữ liệu lên phần mềm trên mạng internet. Khi đó bất kỳ ai được cấp quyền truy cập đều có thể truy cập để kiểm tra, đối chiếu.

Trước mắt, ngành Thuế cần hoàn thiện chuyên mục hóa đơn trên website Tổng cục để người nộp thuế có thể tra cứu thông tin về các DN đã phát hành hóa đơn và mẫu hóa đơn của những DN này.

Thứ ba, Tăng cường giám sát, kiểm tra

Cơ quan thuế cần xây dựng một hệ thống thông tin đầy đủ về DN đảm bảo những hoạt động chủ yếu của DN phải trong tầm kiểm soát của cơ quan

Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Kinh tế Page 40

thuế. Những gian lận về hóa đơn thời gian qua cho thấy, các DN gian lận trước đó đều đã có những biểu hiện bất thường nhưng thông tin không được cập nhật, phân tích và xử lý kịp thời. Bởi vậy, việc giám sát của cơ quan thuế phải đảm bảo để có một hệ thống thông tin tốt nhất về người nộp thuế. Từđó, có thể kịp thời ngăn ngừa và xử lý các hành vi gian lận thuế nói chung và gian lận về hóa đơn nói riêng. Bên cạnh đó, cơ quan thuế cũng cần phát huy tốt hoạt động kiểm tra báo cáo tình hình sử dụng hóa đơn của người nộp thuế. Tăng cường tổ chức thực hiện các chuyên đề kiểm tra về hóa đơn nhằm kịp thời phát hiện và chấn chỉnh những sai sót hoặc gian lận về hóa đơn.

Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Kinh tế Page 41

Phn III

ĐẶC ĐIỂM ĐỊA BÀN VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CU

Một phần của tài liệu giải pháp tăng cường quản lý hóa đơn tự in của cục thuế tỉnh bắc ninh (Trang 47 - 51)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(127 trang)