Tăng cường quan hệ kinh tế trong nội bộ kinh tế tư nhân ngành thủy sản và với các thành phần kinh tế khác

Một phần của tài liệu LUẬN văn kinh tế tư nhân trong ngành thủy sản ở tỉnh bến tre (Trang 79 - 87)

và với các thành phần kinh tế khác

Để tạo quan hệ kinh tế ngày càng chặt chẽ hơn trong nội bộ KTTN, giữa KTTN với các thành phần kinh tế khác trên địa bàn, các giải pháp chủ yếu là:

- Tăng cường quan hệ kinh tế trong nội bộ KTTN ngành thủy sản, vận động các thành viên cùng ngành thủy sản tích cực thành lập câu lạc bộ của ngành thủy sản. Trong mỗi câu lạc bộ, chọn ra người đứng đầu có năng lực, nhiệt tình và tâm huyết với KTTN để điều hành sinh hoạt câu lạc bộ theo định kỳ. Nội dung sinh hoạt phải thật thiết thực, bổ ích, có tác dụng tháo gỡ khó khăn, vướng mắc kịp thời cho hội viên.

- Tăng cường quan hệ giữa KTTN ngành thủy sản với các thành phần kinh tế khác: khi câu lạc bộ ngành phát triển đủ mạnh (quy mô, năng lực, danh tiếng), từng câu lạc bộ sẽ giữ vai trò đầu mối, đặt vấn đề hợp tác, liên kết, liên doanh với các doanh nghiệp thuộc các thành phần kinh tế khác trên địa bàn (câu lạc bộ sẽ cử thành viên mạnh nhất của mình để giữ vai trò đại diện pháp lý, làm đối tác với các doanh nghiệp thuộc các thành phần kinh tế). Nội dung hợp tác cần phong phú, đa dạng từ thấp đến cao như: làm vệ tinh, hợp tác theo hợp

đồng kinh tế với doanh nghiệp nhà nước, doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài… sau đó sẽ chuyển lên hình thức liên doanh, mua bán cổ phần lẫn nhau để hình thành loại hình sở hữu hỗn hợp, đan xen. Trong doanh nghiệp nhà nước, doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài có cổ phần của KTTN, trong doanh nghiệp tư nhân có cổ phần của doanh nghiệp nhà nước, doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài. Chính mối quan hệ sở hữu hỗn hợp, đan xen cả hai bên và nhiều bên điều là chủ sở hữu cùng một doanh nghiệp (thuộc KTTN, kinh tế nhà nước, kinh tế có vốn đầu tư nước ngoài), sẽ tạo động lực cho hai bên và nhiều bên vì lợi ích kinh tế chung gắn bó ngày càng chặt chẽ về quan hệ và quyền lợi kinh tế, hỗ trợ nhau và phát huy tối đa tiềm năng, lợi thế của từng bên, lợi thế của địa bàn để cùng tồn tại và phát triển.

- Tiếp tục củng cố lại hiệp hội ngành thủy sản của tỉnh để các thành viên trong hiệp hội ngày càng tăng cường quan hệ kinh tế với nhau từ thấp đến cao. Do đặc điểm của hiệp hội này là các thành viên gồm các doanh nghiệp thuộc nhiều thành phần kinh tế (Nhà nước, tư nhân…) nên rất thuận lợi trong quan hệ hợp tác kinh tế giữa các thành viên cùng ngành, cùng thành phần kinh tế hoặc khác thành phần kinh tế. Điều quan trọng là phải củng cố tổ chức bộ máy, chọn người đứng đầu có uy tín, năng lực, nhiệt tình, quyết tâm xây dựng tổ chức của mình ngày càng vững mạnh, trong đó các thành viên tăng cường hợp tác trên tinh thần tự nguyện, bình đẳng cùng có lợi.

Tóm lại: Để nâng cao hiệu quả sản xuất kinh doanh, các cơ sở của KTTN ngành thủy

sản ở Bến Tre phải tổ chức lại sản xuất kinh doanh, đa dạng hóa thị trường, đa dạng hóa sản phẩm, chú trọng việc sản xuất các sản phẩm có giá trị gia tăng cao, tăng cường ký kết các thoả thuận về việc thu mua nguyên liệu, đẩy mạnh hoạt động xây dựng và quảng bá thương hiệu, thực hiện HACCP trong các cơ sở chế biến thủy sản. Ngoài ra, các doanh nghiệp tư nhân phải chú trọng đến công tác đào tạo, bồi dưỡng tay, nghề nghiệp vụ của công nhân, nhân viên.

Kết luận chương 3

Từ những đánh giá thực trạng tổ chức và hoạt động của KTTN trong ngành thủy sản ở Bến Tre. Những năm qua, KTTN đã đạt được những thành tựu đáng kể, song cũng gặp nhiều khó khăn hạn chế. Trên cơ sở tiếp thu Nghị quyết số 14 - NQ/ TW và Chương trình hành động số 12 CTr/ TU của Tỉnh uỷ “Về tiếp tục đổi mới cơ chế, chính sách, khuyến

khích và tạo điều kiện phát triển KTTN”, luận văn đã đề xuất hai nhóm giải pháp cơ bản vĩ mô và vi mô nhằm phát huy những lợi thế, tiềm năng của KTTN trong ngành thủy sản. Đây là hệ thống giải pháp có tính đồng bộ và hỗ trợ cho nhau. Mỗi giải pháp có tầm quan trọng riêng nên trong quá trình thực hiện phải tùy thuộc vào tình hình cụ thể của từng đơn vị KTTN và từng địa bàn hoạt động mà có sự vận dụng cho phù hợp nhằm thúc đẩy sản xuất kinh doanh của khu vực KTTN ngành thủy sản ngày càng phát triển. Những giải pháp mà luận văn đề xuất trên mong muốn được đưa vào thực tiễn, để KTTN ngành thủy sản ở Bến Tre trong thời gian tới ngày càng phát triển mạnh mẽ và khẳng định vị trí, vai trò là một bộ phận quan trọng trong nền kinh tế của Bến Tre.

Kết luận

Trong những năm qua thực hiện đường lối đổi mới đất nước, với chủ trương phát triển nền kinh tế nhiều thành phần, nhằm khai thác mọi nguồn lực của các thành phần kinh tế, KTTN trong ngành thủy sản ở Bến Tre có điều kiện hồi sinh và phát triển. KTTN đã đạt được những thành tựu nhất định trong các lĩnh vực nuôi trồng, khai thác, chế biến thủy sản và dịch vụ hậu cần. Với những đóng góp to lớn của KTTN trong giải quyết việc làm góp phần cải thiện đời sống của ngư dân, đáp ứng được nhu cầu thủy sản trên thị trường; huy động các nguồn lực còn tiềm ẩn trong dân cư vào sản xuất kinh doanh; đóng góp tỷ trọng khá lớn vào ngân sách đã chứng tỏ chủ trương, đường lối của Đảng ta về phát triển nền kinh tế nhiều thành phần là hoàn toàn phù hợp với thực tiễn nước ta nói chung và tỉnh nhà nói riêng.

Nhờ những chủ trương, đường lối, chính sách đúng đắn của Đảng và Nhà nước, KTTN trong ngành thủy sản ở Bến Tre đã đạt được những kết quả tích cực cho thấy đây là khu vực kinh tế có nhiều tiềm năng cần được khai thác và phát huy tuy nhiên bên cạnh đó còn bộc lộ nhiều hạn chế như: quy mô sản xuất còn nhỏ bé, trình độ công nghệ lạc hậu; sử dụng ngư cụ và phương tiện trong khai thác thủy sản mang tính hủy diệt (sử dụng xung điện, hoá chất); quyền lợi của người lao động không được đảm bảo; nhiều cơ sở nuôi tôm còn vi phạm các quy định về bảo vệ môi trường nuôi…làm ảnh hưởng và gây tổn hại đến nguồn lợi thủy sản. Mặt khác, nhiều cơ sở còn gặp khó khăn về vốn, thị trường tiêu thụ sản phẩm. Những hạn chế, khó khăn đó không những ảnh hưởng đến hoạt động sản xuất kinh doanh, đến thu nhập của đại bộ phận dân cư thuộc KTTN ngành thủy sản, mà còn làm mất đi vai trò và động lực phát triển của bộ phận kinh tế này, đồng thời làm ảnh hưởng tới sự phát triển KTTN trong toàn tỉnh.

Do đó, để khắc phục những hạn chế, khó khăn, thúc đẩy KTTN ngành thủy sản phát triển trong thời gian tới Tỉnh ủy Bến Tre xác định phương hướng chung là phát triển KTTN trong tất cả các lĩnh vực của ngành thủy sản như: nuôi trồng, khai thác, chế biến thủy sản và dịch vụ hậu cần, trong đó chú trọng đến nuôi trồng và khai thác thủy sản, vì đây là thế mạnh của tỉnh.

Bến Tre, luận văn đề xuất một số phương hướng để KTTN trong ngành thủy sản của tỉnh Bến Tre tiếp tục phát triển trong thời gian tới. Đồng thời, đưa ra một số giải pháp cơ bản nhằm nâng cao hiệu quả sản xuất kinh doanh của bộ phận kinh tế này. Chúng ta tin tưởng rằng với chủ trương đường lối đúng đắn của Đảng về phát triển kinh tế nhiều thành phần, sự hỗ trợ về chính sách cho bộ phận KTTN, cùng với sự nổ lực của bản thân bộ phận kinh tế này. Trong thời gian tới, KTTN trong ngành thủy sản ở Bến Tre sẽ ngày càng khẳng định vị trí là một bộ phận không thể thiếu trong nền kinh tế quốc dân và góp phần thực hiện thắng lợi những mục tiêu kinh tế - xã hội Đảng bộ lần thứ VIII đã đề ra.

Danh mục tài liệu tham khảo

1. Vũ Đình ánh (2004), “Vai trò của khu vực kinh tế tư nhân trong nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa”, Tạp chí Lý luận chính trị, (5), tr.53-60.

2. Ban Chỉ đạo Trung ương (2006), Báo cáo sơ bộ kết quả tổng điều tra nông thôn, nông

nghiệp và thủy sản năm 2006, Nxb Thống kê, Hà Nội.

3. Chính phủ (2005), Nghị định 59/ 2005/NĐ- CP ngày 4/5/2005 Về điều kiện kinh doanh

một số ngành nghề thủy sản.

4. Cục Thống kê Bến Tre (2004), Kết quả điều tra thủy sản năm 2004.

5. Cục Thống kê Bến Tre (2005), Kết quả điều tra thủy sản năm 2005.

6. Cục Thống kê Bến Tre (2006), Niên giám Thống kê Bến Tre năm 2005.

7. Cục Thống kê Bến Tre (2006), Kết quả điều tra thủy sản năm 2006.

8. Cục thuế tỉnh Bến Tre, Báo cáo tình hình quản lý thu thuế ngành thủy sản từ năm 2001

đến năm 2006.

9. Đảng bộ Bến Tre (2000), Văn kiện Đại hội đại biểu Đảng bộ tỉnh Bến Tre lần thứ VII. (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

10. Đảng Cộng sản Việt Nam (1987), Văn kiện Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ VI, Nxb Sự thật, Hà Nội.

11. Đảng Cộng sản Việt Nam (1991), Văn kiện Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ VII, Nxb Sự thật, Hà Nội.

12. Đảng Cộng sản Việt Nam (1996), Văn kiện Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ VIII,

Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội.

13. Đảng Cộng sản Việt Nam (2001), Văn kiện Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ IX, Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội.

14. Đảng Cộng sản Việt Nam (2002), Văn kiện Hội nghị lần thứ 5 Ban Chấp hành Trung

ương khoá IX, Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội.

15. Đảng Cộng sản Việt Nam (2005), Văn kiện Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ X, Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội.

16. Đảng bộ tỉnh Bến Tre (2005), Văn kiện Đại hội đại biểu Đảng bộ tỉnh Bến Tre lần thứ

VIII.

tế-xã hội, Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội.

18. Đảng Cộng sản Việt Nam (2006), Văn kiện Hội nghị lần thứ 3 Ban Chấp hành Trung

ương khoá X, Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội.

19. Đại học Kinh tế quốc dân (2005), Giáo trình Kinh tế thủy sản, Nxb Lao động-xã hội, Hà Nội.

20. Địa chí Bến Tre (2001), Nxb Khoa học xã hội, Hà Nội.

21. Huỳnh Thị Gấm (2004), “Chính sách và giải pháp phát triển kinh tế tư nhân trong nông nghiệp ở nước ta”, Tạp chí Lý luận chính Trị, (1), tr.47-50.

22. Ngô Văn Giang (2006), “Khu vực kinh tế tư nhân ở Việt Nam -xu hướng phát triển trong cơ cấu nền kinh tế nhiều thành phần”, Tạp chí Tài chính, (3), tr.10-12.

23. Võ Nguyên Giáp (1981), Khoa học về biển và kinh tế miền biển, Nxb Sự thật, Hà Nội.

24. Hiến pháp nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam năm 1992 (sửa đổi), Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội.

25. Trần Thế Hoàng (2005), “Những thách thức của ngành thủy sản Việt Nam trong hội nhập kinh tế”, Tạp chí Phát triển kinh tế, (4), tr.17-19.

26. Học viện Chính trị quốc gia Hồ Chí Minh (2004), Giáo trình kinh tế chính trị Mác- Lênin về thời kỳ quá độ lên chủ nghĩa xã hội ở Việt Nam, Nxb Chính trị quốc gia,

Hà Nội.

27. Nguyễn Đình Kháng (2002), “Kinh tế tư nhân và xu hướng phát triển trong nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa ở Việt Nam”, Tạp chí Lý luận chính trị,

(4), tr.7-13.

28. Đặng Thị Loan, Lê Du Phong, Hoàng Văn Hoa (đồng chủ biên) (2006), Kinh tế Việt

Nam 20 năm đổi mới (1986- 2006) thành tựu và những vấn đề đặt ra, Nxb Đại

học Kinh tế quốc dân, Hà Nội.

29. Nguyễn Thị Hồng Minh (1996), Phát huy năng lực các thành phần kinh tế trong công

nghiệp chế biến thủy sản xuất khẩu ở Việt Nam hiện nay, Luận án tiến sĩ Khoa (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

học kinh tế, Học viện Chính trị quốc gia Hồ Chí Minh, Hà Nội.

30. Nguyễn Xuân Minh (2006), “Đẩy mạnh xuất khẩu thủy sản Việt Nam trong điều kiện hội nhập kinh tế quốc tế”, Tạp chí Thương mại, (8), tr.3-6.

sản”, Tạp chí Thương mại, (9), tr.6,32.

32. Lê Hữu Nghĩa, Đinh Văn ân (đồng chủ biên) (2004), Phát triển kinh tế nhiều thành phần ở Việt Nam- Lý luận và thực tiễn, Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội.

33. Đoàn Ngọc Phúc (2003), “Kinh tế tư nhân nước ta trước thách thức của tiến trình hội nhập kinh tế quốc tế”, Tạp chí Lý luận chính trị, (9), tr.20-23.

34. Vũ Văn Phúc (chủ biên) (2005), Nền kinh tế quá độ lên chủ nghĩa xã hội ở Việt Nam,

Nxb Lý luận chính trị, Hà Nội.

35. Quốc hội nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam (2006), Luật Thủy sản.

36. Sở Thủy sản Bến Tre, Báo cáo của Sở Thủy sản Bến Tre từ năm 2001- 2006.

37. Sở Thủy sản (2002), Quy hoạch tổng thể thủy sản tỉnh Bến Tre đến năm 2010 và tầm

nhìn 2020.

38. Sở Thủy sản (2002), Quy hoạch tổng thể nuôi trồng thủy sản tỉnh Bến Tre đến năm 2010 và tầm nhìn 2020.

39. Sở Thủy sản (2002), Quy hoạch tổng thể khai thác, cơ khí và hậu cần dịch vụ thủy sản

tỉnh Bến Tre đến năm 2010 và tầm nhìn 2020.

40. Sở Thủy sản (2002), Quy hoạch hệ thống thủy lợi phục vụ nuôi trồng thủy sản tỉnh Bến Tre đến năm 2010 và tầm nhìn 2020.

41. Sở Thủy sản (2002), Quy hoạch tổng thể chế biến và tiêu thụ thủy sản tỉnh Bến Tre đến năm 2010 và tầm nhìn 2020.

42. Hà Huy Thành (chủ biên) (2002), Thành phần kinh tế cá thể, tiểu chủ và tư bản tư nhân-

Lý luận và chính sách, Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội.

43. Đinh Thị Thơm (chủ biên) (2005), Kinh tế tư nhân Việt Nam sau hai thập kỷ đổi mới

thực trạng và những vấn đề, Nxb Khoa học xã hội, Hà Nội.

44. Thủy sản Bến Tre (2006), "Đòn bẩy để phát triển kinh tế", Tạp chí Kinh tế châu á - Thái Bình Dương, tr.12-13.

45. Tỉnh ủy Bến Tre (2002), Chương trình hành động số 12- Ctr/TU thực hiện Nghị quyết

số 14- NQ/ TW (Hội nghị Trung ương 5- khoá IX) về phát triển kinh tế tư nhân.

46. Tỉnh ủy Bến Tre (2004), Nghị quyết số 02- NQ/ TU về phát triển nuôi thủy sản của tỉnh Bến Tre giai đoạn 2001-2005.

Thực trạng và giải pháp, Nxb Lao động, Hà Nội.

48. ủy ban nhân dân tỉnh Bến Tre, Niên giám Bến Tre 2001-2003, Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội.

49. ủy ban nhân dân tỉnh Bến Tre, Niên giám Bến Tre 2004-2005, Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội.

50. ủy ban nhân dân tỉnh Bến Tre, Báo cáo tình hình kinh tế- xã hội 2001-2005.

51. Hồ Văn Vĩnh (chủ biên) (2003), Kinh tế tư nhân và quản lý nhà nước đối với kinh tế (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

tư nhân ở nước ta hiện nay, Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội.

52. Võ Thị Xinh (2000), Phát huy năng lực kinh tế tư nhân trong ngành thủy sản ở Kiên

Giang, Luận văn thạc sĩ Khoa học kinh tế, Học viện Chính trị quốc gia Hồ Chí

Minh, Hà Nội.

53. wwwFistenet.gov.vn

Một phần của tài liệu LUẬN văn kinh tế tư nhân trong ngành thủy sản ở tỉnh bến tre (Trang 79 - 87)