Tạo môi trường kinh doanh thuận lợi để kinh tế tư nhân trong ngành thủy sản phát triển theo định hướng xã hội chủ nghĩa

Một phần của tài liệu LUẬN văn kinh tế tư nhân trong ngành thủy sản ở tỉnh bến tre (Trang 61 - 63)

sản phát triển theo định hướng xã hội chủ nghĩa

Môi trường kinh doanh là tổng hợp các yếu tố, các điều kiện về tự nhiên, về sinh thái, chính trị, kinh tế, văn hoá, xã hội, pháp luật, chính sách của Đảng và Nhà nước tác động vào kinh doanh của các doanh nghiệp cũng như các điều kiện về môi trường kinh doanh của nội bộ từng doanh nghiệp. Trong quá trình phát triển của nền kinh tế, môi trường kinh doanh luôn thay đổi vì vậy cần có những biện pháp thích hợp để đáp ứng kịp thời sự thay đổi đó. Môi trường kinh doanh của các doanh nghiệp trong cơ chế thị trường có sự quản lý của nhà nước theo định hướng XHCN là một môi trường chứa đựng nhiều yếu tố tích cực có tác dụng thúc đẩy nền kinh tế phát triển, nhưng cũng chứa đựng nhiều yếu tố tiêu cực ảnh hưởng đến sự phát triển chung của nền kinh tế. Cùng với quá trình đổi mới cơ chế kinh tế, chính sách, pháp luật, thủ tục hành chính… của Đảng và Nhà nước thì nhiều vấn đề có liên quan đến sự phát triển của các thành phần kinh tế nói chung và KTTN cũng được quan tâm. Các chính sách về tài chính tín dụng, chính sách vế đất đai, chính sách về khoa học và công nghệ… có ảnh hưởng rất lớn đến sự phát triển của KTTN nói chung và KTTN trong ngành thủy sản nói riêng. Những vấn đề nêu trên đã tạo môi trường thuận lợi cho KTTN phát triển

góp phần giải quyết việc làm, tăng thu nhập, cải thiện đời sống của người lao động.

- Môi trường chính trị - xã hội

Môi trường chính trị xã hội có ảnh hưởng rất lớn đến hoạt động kinh doanh, nó chi phối môi trường tâm lý, môi trường pháp luật. Để tạo môi trường chính trị xã hội lành mạnh, Đảng và Nhà nước phải có chính sách nhất quán, Nhà nước phải đảm bảo quyền lợi chính đáng cho các doanh nghiệp và người lao động.

Trước hết, cần phải đánh giá đúng vai trò của khu vực KTTN trong nền kinh tế nói chung và ngành thủy sản nói riêng, phát triển nó là nhằm huy động nguồn vốn trong các tầng lớp nhân dân, khai thác và sử dụng nguồn lực, tài nguyên nhằm phát triển kinh tế và đảm bảo đời sống cho nhân dân, cung cấp hàng hoá cho nhân dân góp phần giải quyết việc làm và tăng nguồn thu ngân sách cho địa phương.

Trong những năm gần đây Tỉnh uỷ đã có nhiều cố gắng trong việc cụ thể hoá chủ trương phát triển KTTN của Đảng và đã xây dựng kế hoạch phát triển các loại hình doanh nghiệp tư nhân, kinh tế hộ gia đình trên địa bàn tỉnh, đồng thời đề ra các biện pháp khuyến khích đầu tư của KTTN trong lĩnh vực thủy sản, nhằm hỗ trợ, khuyết khích, thúc đẩy KTTN phát triển theo đúng định hướng và kế hoạch phát triển kinh tế-xã hội của tỉnh nhà.

- Tạo môi trường tâm lý thuận lợi để KTTN trong ngành thủy sản phát triển

Trong một thời gian dài khu vực KTTN trong ngành thủy sản không được coi trọng đã gây nên một tâm lý nặng nề, phân biệt, mặc cảm đối với sự phát triển của KTTN. Hiện nay một bộ phận tầng lớp dân cư vẫn còn băn khoăn khi đầu tư vào khu vực KTTN. Để góp phần xoá bỏ tâm lý mặc cảm của doanh nhân trong khu vực KTTN (chủ doanh nghiệp tư nhân; chủ hộ kinh doanh cá thể,tiểu chủ), xoá bỏ tâm lý thiếu thiện cảm của cộng đồng dân cư đối với KTTN, cần có các quy chế tôn vinh doanh nhân để doanh nhân và cộng đồng dân cư nhận thức được rằng làm việc trong khu vực KTTN vẫn được xã hội kính trọng, bình đẳng như người làm việc trong doanh nghiệp nhà nước, như các quy chế tôn vinh doanh nhân, người làm việc tiêu biểu trong khu vực KTTN đã có những đóng góp xuất sắc vào phát triển ngành thủy sản của tỉnh. Điều đó sẽ có tác dụng xoá bỏ tâm lý mặc cảm của KTTN tạo động lực mạnh mẽ, thúc đẩy tư nhân tích cực phát huy tài năng của mình, vừa hoạt động sản xuất kinh vừa tham gia đóng góp vào các hoạt động xã hội ở địa phương, tạo quan hệ ngày càng gắn bó

giữa tư nhân với Nhà nước và cộng đồng dân cư trên cùng địa bàn.

- Tiếp tục tạo môi trường pháp lý thuận lợi cho KTTN hoạt động

Môi trường pháp luật hiện nay chưa ổn định và còn thiếu nhiều văn bản pháp luật.Vì vậy, Tỉnh uỷ cần có khung pháp lý tạo ra sự bình đẳng cho mọi thành phần kinh tế tham gia sản xuất kinh doanh, không phân biệt đối xử, các thủ tục hành chính phải thuận lợi, dễ dàng, nhanh chóng tạo niềm tin cho các nhà đầu tư bỏ vốn ra làm ăn lớn, lâu dài. Đồng thời, phải mạnh dạn bãi bỏ các thủ tục gây cản trở KTTN phát triển xây dựng thái độ tâm lý gắn bó thân thiện gần gũi tạo lòng tin để nhân dân mạnh dạn đầu tư và KTTN trong ngành thủy sản phát triển mạnh mẽ.

Tôn trọng và bảo vệ quyền tự do kinh doanh của các tổ chức và cá nhân tại địa phương, các nhà đầu tư được quyền chọn hình thức tổ chức sản xuất, kinh doanh trong tất cả các lĩnh vực của ngành thủy sản mà pháp luật không cấm. KTTN có quyền đầu tư và kinh doanh không hạn chế quy mô, phạm vi hoạt động, được khuyến khích đầu tư làm ăn lâu dài. Tỉnh cần có chính sách giúp đỡ các doanh nghiệp, hộ gia đình giải quyết những khó khăn về vốn, khoa học công nghệ, về con giống, thị trường tiêu thụ sản phẩm. Bảo vệ lợi ích hợp pháp của cả người sử dụng lao động và người lao động, xây dựng mối quan hệ tốt đẹp giữa người sử dụng lao động và người lao động trên cơ sở pháp luật, đôi bên cùng có lợi.

Mặt khác, Tỉnh uỷ cần phải tạo môi trường kinh tế ổn định để nhà đầu tư mạnh dạn bỏ vốn vào đầu tư. Bên cạnh đó, cần phát triển hệ thống thông tin liên lạc phục vụ yêu cầu kinh doanh của các doanh nghiệp. Đó là các thông tin về thị trường, về khoa học công nghệ, về tình hình cung cầu nguồn nguyên liệu cho nuôi, chế biến thủy sản, về các dịch vụ, thông tin về giá cả, thông tin về tình hình gian lận thương mại…những thông tin này rất quan trọng có liên quan trực tiếp đến tình hình sản xuất kinh doanh của KTTN trong ngành thủy sản cả nước nói chung và ở Bến Tre nói riêng.

Một phần của tài liệu LUẬN văn kinh tế tư nhân trong ngành thủy sản ở tỉnh bến tre (Trang 61 - 63)