Phương hướng cụ thể

Một phần của tài liệu LUẬN văn kinh tế tư nhân trong ngành thủy sản ở tỉnh bến tre (Trang 59 - 61)

Thuỷ sản là ngành kinh tế mũi nhọn của tỉnh Bến Tre trong chiến lược phát triển kinh tế của tỉnh, trong đó nghề nuôi thủy sản có tầm quan trọng đặc biệt, nhất là nuôi tôm. Thực hiện cơ cấu ngành thủy sản theo cơ cấu kinh tế nuôi - chế biến thương mại - khai thác - hậu cần

dịch vụ. Vì vậy, trong thời gian tới phát triển KTTN trong ngành thủy sản trên các lĩnh vực theo hướng sau:

- Trong nuôi thủy sản: các hộ nuôi thủy sản cần phải chủ động về nguồn giống nhất là giống tôm sú, tôm càng xanh. Phát triển nuôi thủy sản phải gắn với việc bảo vệ nôi trường sinh thái, bảo vệ và tái tạo nguồn lợi thủy sản. Phát triển nuôi thủy sản phải gắn với phát triển kinh tế xã hội của các địa phương, góp phần tạo công ăn việc làm, cải thiện đời sống của người lao động. Khuyến khích kinh tế hộ gia đình, doanh nghiệp tư nhân đầu tư vào nuôi thủy sản để nâng cao năng suất nuôi trồng, tạo ra nhiều nguồn cung cấp nguyên liệu lớn, ổn định cho chế biến thủy sản.

- Trong khai thác thủy sản: xuất phát từ thực trạng khai thác thủy sản của KTTN

trong những năm gần đây, trong thời gian tới KTTN phải đảm bảo theo hướng sau: + Khai thác thủy sản phải gắn liền với bảo vệ và tái tạo nguồn lợi, sinh thái biển. + Khai thác thủy sản gắn liền với chế biến. Hải sản khai thác phải được sơ chế và tinh chế ngay trên tàu.

+ Các chủ tàu khi tham gia khai thác thủy sản phải gắn liền với nhiệm vụ bảo vệ vùng biển, an ninh của Tổ quốc, đồng thời phải đảm bảo an toàn cho ngư dân trước thiên tai và nạn cướp biển.

+ Chuyển dần hoặc kết hợp từng bước mở rộng một cách hợp lý giữa khai thác xa bờ với gần bờ, vì vậy phải hiện đại hoá máy móc, công nghệ nhằm nâng cao công suất của các tàu khai thác.

+ Khuyến khích người dân đầu tư tàu đánh bắt xa bờ công suất lớn với trang thiết bị hiện đại nhằm tăng nhanh sản lượng.

- Trong chế biến thủy sản: các doanh nghiệp chế biến thủy sản hiện đại hoá công

nghệ chế biến và phải lấy tiêu chuẩn chất lượng và an toàn thực phẩm là yếu tố hàng đầu, bảo đảm an toàn vệ sinh trong mọi khâu từ làm ra nguyên liệu, bảo quản và chế biến sản phẩm. Bởi vì thu nhập càng cao, người tiêu dùng càng đòi hỏi chất lượng và mức độ an toàn khi sử dụng bất cứ một mặt hàng thực phẩm nào. Trong khi đó, hơn bất cứ một sản phẩm nào khác, thủy sản là mặt hàng rất dễ bị tác động của các yếu tố bên ngoài làm giảm chất lượng sản phẩm.

Mặt khác, các doanh nghiệp cần mở rộng thị trường và đa dạng hoá các mặt hàng chế biến cho tiêu thụ trong nước và xuất khẩu. Lấy sự đa dạng của mặt hàng chế biến để kích thích sự đa dạng của nguồn nguyên liệu từ khai thác và nuôi trồng. Đồng thời, tận dụng sản phẩm của khai thác để tạo ra hàng hóa có nuôigía trị gia tăng, lấy chế biến làm cơ sở cho việc nâng cao giá trị các sản phẩm thủy sản.

- Trong hậu cần dịch vụ: khuyến khích, hỗ trợ và tạo điều kiện thuận lợi cho các cơ sở đóng sửa tàu quy mô nhỏ, hộ gia đình mở rộng và phát triển theo hướng hiện đại hoá. Phát triển kinh tế hộ gia đình, doanh nghiệp tư nhân tham gia vào lĩnh vực hậu cần dịch vụ, nhằm đáp ứng nhu cầu của nhân dân trong nuôi trồng, khai thác và chế biến thủy sản.

Một phần của tài liệu LUẬN văn kinh tế tư nhân trong ngành thủy sản ở tỉnh bến tre (Trang 59 - 61)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(87 trang)