Sự đóng góp thành công của kinh tế tư nhân trong ngành thủy đối với tỉnh Bến Tre

Một phần của tài liệu LUẬN văn kinh tế tư nhân trong ngành thủy sản ở tỉnh bến tre (Trang 44 - 47)

Bến Tre

Trong những năm gần đây, KTTN trong ngành thủy sản ở Bến Tre có bước phát triển mạnh cả về số lượng và chất lượng, KTTN đã đóng góp rất lớn vào sự phát triển chung về

kinh tế- xã hội của tỉnh:

- Về khai thác thủy sản:

Khai thác biển là thế mạnh của ngành thủy sản tỉnh nhà. Năm 2004, toàn tỉnh có 11.153 hộ khai thác thủy sản với 22.154 lao động, sản lượng thủy sản khai thác của KTTN là 10.767 tấn (trong khi đó kinh tế nhà nước chỉ khai thác 3.576 tấn). Đến năm 2006, có 10.767 hộ khai thác thủy sản với 23.475 lao động tham gia, sản lượng khai thác đạt 73.979,1 tấn (khu vực kinh tế nhà nước khai thác 1.720 tấn) chiếm 97,7% tổng sản lượng thủy sản khai thác toàn tỉnh (sản lượng thủy sản khai thác toàn tỉnh là 75.699,1 tấn).

So với kinh tế nhà nước và kinh tế tập thể, sản lượng thủy sản khai thác của KTTN chiếm tỉ lệ cao trong tổng sản lượng thủy sản khai thác của toàn tỉnh đã đáp ứng được phần lớn nhu cầu tiêu dùng và xuất khẩu.

- Về nuôi thủy sản: năm 2004 tổng sản lượng thủy sản nuôi của KTTN là 35.570,9

tấn và năm 2006 là 56.237 tấn, trong đó kinh tế cá thể chiếm ưu thế gần như tuyệt đối (năm 2004: sản lượng thủy sản nuôi của kinh tế cá thể là 35.570,9 tấn, năm 2006 là 53.737, 8 tấn). - Về chế biến thủy sản: tổng sản lượng chế biến của toàn ngành thủy sản năm 2002 là 5.462 tấn bao gồm các mặt hàng: cá đông lạnh, mực đông, tôm, nghêu, sò đông, bột cá, cá khô và tôm khô các loại, nước mắm… trong đó KTTN đạt 5205 tấn chiếm 95,2% và năm 2006 chiếm 63,9%. Trong năm 2006, Bến Tre có 2 doanh nghiệp tư nhân chế biến thủy sản đủ điều kiện và được Hàn Quốc cho phép xuất khẩu vào thị trường này. Tuy tỉ lệ chế biến của KTTN cao hơn khu vực kinh tế nhà nước, nhưng xét về giá trị sản lượng chế biến thủy sản kinh tế nhà nước đạt cao hơn nhiều vì doanh nghiệp nhà nước chủ yếu chế biến các mặt hàng cho xuất khẩu như: tôm đông; cá, mực, nghêu, sò đông còn KTTN chế bến chủ yếu là sản phẩm cho tiêu thụ nội địa như: cá khô các loại, mực khô, tôm khô, nước mắm…

- Kinh tế tư nhân trong ngành thủy sản đã huy động được nguồn vốn lớn cho phát

triển sản xuất.

Kinh tế tư nhân ngành thủy sản thời gian qua phát triển khá mạnh, ngoài việc phát huy được nội lực về tiềm năng đất đai (diện tích nuôi thủy sản khu vực KTTN năm 2004 là 35.258,8 ha, đến năm 2006 là 35.684 ha chiếm 87,05% tổng diện tích nuôi thủy sản toàn tỉnh), đã huy động được nguồn vốn rất lớn trong dân cư vào sản xuất nguyên liệu hàng hoá

thủy sản.

Với hình thức nuôi tôm sú theo phương thức thâm canh và bán thâm canh, bình quân mỗi ha nuôi tôm đầu tư 131,2 triệu đồng năm 2004, năm 2006 tăng lên 150,4 triệu/ha. Vốn đầu tư trên mỗi ha nuôi tôm tăng nên lợi nhuận thu được trên diện tích nuôi tôm sú thâm canh và bán thâm canh tăng (năm 2004 đạt 27,3 triệu đồng/ha, năm 2006 đạt 51,7 triệu đồng/ ha, tỉ lệ lợi nhuận so với tổng thu cũng tăng từ 17,2% năm 2004 lên 25,6% trong năm 2006.

Kinh tế tư nhân trong ngành thủy sản những năm gần đây hoạt động có hiệu quả, ngành ngân hàng cũng đã mạnh dạn đầu tư cho vay vốn để tạo điều kiện cho các doanh nghiệp phát triển sản xuất kinh doanh, nâng cao đời sống của nhân dân góp phần xoá đói giảm nghèo với số vốn là 181,3 tỉ đồng.

- Kinh tế tư nhân trong ngành thủy sản góp phần giải quyết việc làm và nâng cao thu

nhập cho người lao động.

Kinh tế tư nhân ngành thủy sản ở Bến Tre trong những năm qua đã góp phần rất lớn vào giải quyết việc làm cho người lao động nông thôn.

Bảng 2.7: Số hộ và lao động làm việc trong lĩnh vực nuôi

và khai thác thủy sản 2004 2005 2006 - Số hộ (hộ) + Nuôi thủy sản + Khai thác thủy sản - Số lao động (người) + Nuôi thủy sản + Khai thác thủy sản 90.455 11.153 123.694 22.154 92.694 10.612 125.671 22.603 91.660 10.767 124.999 23.475

(Nguồn: Cục Thống kê Bến Tre- kết quả điều tra thủy sản qua các năm 2004, 2005, 2006)

sản chiếm 21,7% trong tổng số lao động của toàn tỉnh.

Ngoài ra, KTTN phát triển cũng đã tạo thêm nhiều công ăn việc làm cho hàng ngàn lao động theo mùa vụ như thu hoạch tôm, cá, nghêu, sò… nâng cao thu nhập cho lao động ngành thủy sản. Nếu như thu nhập bình quân của người dân trong tỉnh năm 2000 là 5 triệu đồng/người/năm, đến năm 2005 nâng lên là 7 triệu đồng/người/năm, thì riêng trong ngành thủy sản thu nhập bình quân của lao động làm việc ở khu vực KTTN là 9,6 triệu đồng/người/năm.

Điểm nổi bật trong ngành thủy sản những năm qua là phát triển các hình thức nuôi tôm công nghiệp và bán công nghiệp tập trung, cần phải có sự tham gia trực tiếp của các cán bộ kỹ thuật nên đã đào tạo được một đội ngũ công nhân lành nghề về nuôi công nghiệp: thu hút 1 thạc sĩ và 81 kỹ sư chuyên ngành thủy sản ở các tỉnh khác về công tác, đào tạo 230 kỷ sư chuyên ngành nuôi và chế biến thủy sản, 134 công nhân kỹ thuật nuôi và chế biến thủy sản, 96 bằng thuyền trưởng… đây là lực lượng lao động có kiến thức chuyên môn, có thực tế, đóng góp quan trọng cho phát triển KTTN ngành thủy sản ở Bến Tre.

- Kinh tế tư nhân trong ngành thủy sản phát triển đã đóng góp tích cực cho phát triển kinh tế - xã hội của tỉnh

Kinh tế tư nhân phát triển cả về số lượng và chất lượng nên mức đóng góp vào ngân sách của tỉnh tăng lên hàng năm. Năm 2001, KTTN ngành thủy sản ở Bến Tre nộp ngân sách 7,69 tỉ đồng, năm 2002 là 8,4 tỉ đồng, đến năm 2006 là 13,9 tỉ đồng [8, tr.3].

Tóm lại: Qua phân tích số liệu trên cho chúng ta thấy KTTN trong ngành thủy sản ở

Bến Tre đã có sự đóng góp quan trọng cho sự phát triển ngành thủy sản, góp phần giải quyết việc làm, tăng thu nhập cho người lao động và tạo nguồn thu đáng kể cho ngân sách của tỉnh và khẳng định sự tồn tại và phát triển KTTN trong ngành thủy sản ở Bến Tre là cần thiết.

Một phần của tài liệu LUẬN văn kinh tế tư nhân trong ngành thủy sản ở tỉnh bến tre (Trang 44 - 47)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(87 trang)