Ngành thủy sản là một ngành sản xuất vật chất ra đời và phát triển dựa trên cơ sở sử dụng khả năng của các loài sinh vật sống trong môi trường nước. Con người khai thác, nuôi dưỡng và chế biến các sinh vật có giá trị thành sản phẩm phục vụ nhu cầu tiêu dùng cho nhân dân. Mặt khác, thủy sản còn cung cấp nguồn nguyên liệu chế biến cho nhiều ngành và hàng hoá cho xuất khẩu.
Bến Tre là một tỉnh ở đồng bằng sông Cửu Long, so với các tỉnh ven biển trong cả nước thì có lẽ Bến Tre là tỉnh được thiên nhiên ưu đãi, hình thành hệ sinh thái cù lao sông biển rất thích hợp cho hoạt động nuôi trồng, khai thác, chế biến thủy sản với nhiều hình thức trên 3 vùng sinh thái nước mặn, lợ, ngọt. Đây là lợi thế so sánh so với cây trồng, vật nuôi khác. Chính vì vậy, trong những năm qua Tỉnh uỷ đã xác định thủy sản là ngành kinh tế mũi nhọn, là bước đột phá sự tăng trưởng kinh tế của địa phương trong những năm 2001 - 2005. Phát triển thủy sản trên cả 3 lĩnh vực: nuôi trồng, khai thác và chế biến. Trong đó ưu tiên đầu tư phát triển nuôi thủy sản ở 3 vùng mặn, lợ, ngọt là bước đột phá cho tăng trưởng kinh tế thủy sản ở địa phương, tập trung đầu tư và đã đạt được những chuyển biến tích cực cả trong nuôi trồng, khai thác, chế biến thủy sản với sự tham gia của nhiều thành phần kinh tế góp phần đẩy nhanh tốc độ tăng trưởng GDP của tỉnh.
Nhiều năm qua, ngành thủy sản đã đóng góp rất lớn vào cơ cấu giá trị tổng sản phẩm của tỉnh. Cụ thể như sau:
Bảng 2.1: Cơ cấu tổng sản phẩm (GDP) (theo giá hiện hành)
Đơn vị tính: triệu đồng
Năm Ngành
2001 2002 2003 2004 2005
- Nông nghiệp, lâm
nghiệp và thủy sản 3.906.096 4.168.210 4.467.420 5.275.927 5.743.571 + Thuỷ sản 1.090.691 1.208.046 1.336.744 1.774.116 1.963.147 - Công nghiệp và xây dựng 752.350 883.335 1.049.771 1.361.476 1.671.634 - Dịch vụ 1.202.066 1.396.603 1.674.048 2.034.873 2.559.751
(Nguồn: Niên giám Thống kê Bến Tre năm 2005)
Bảng trên cho ta thấy rằng so với một số ngành kinh tế thế mạnh của tỉnh thì ngành thủy sản có đóng góp đáng kể trong tạo sản phẩm cho xã hội. Năm 2001, ngành thủy sản đóng góp vào tổng sản phẩm xã hội của tỉnh là 1.090,6 tỷ đồng, đến năm 2005 là 1.963,1 tỷ đồng.
- Trong lĩnh vực nuôi thủy sản: Những năm gần đây nghề nuôi thủy sản được phục
hồi và phát triển mạnh mẽ ở cả 3 vùng sinh thái nhất là ở các huyện ven biển. Nhiều hộ nông dân quan tâm phát triển nuôi tôm sú và tôm càng nên diện tích nuôi thủy sản ngày càng tăng.
Bảng 2.2: Diện tích mặt nước nuôi thủy sản
Đơn vị tính: ha Năm Diện tích Chia ra Cá Tôm Thuỷ sản khác 2001 25.578 2.873 19.103 3.602 2002 35.979 3.670 28.228 4.081 2003 37.654 3.722 29.469 4.463 2004 40.990 2.535 33.731 4.724 2005 42.302 3.239 34.275 4.788
Phân theo vùng nuôi thủy sản
Vùng nước mặn 36.665 157 31.860 4.648
Vùng nước lợ 480 87 393 -
Vùng nước ngọt 5.157 2.995 2.022 140
(Nguồn: Niên giám Thống kê Bến Tre năm 2005)
Diện tích nuôi thủy sản phát triển mạnh về chiều rộng lẫn chiều sâu, hình thức nuôi tôm công nghiệp và bán công nghiệp phát triển mạnh. Năm 2001 diện tích nuôi thủy sản toàn tỉnh là 25.578 ha trong đó có 4 ha nuôi tôm công nghiệp và bán công nghiệp, đến năm 2005, nâng diện tích nuôi tôm công nghiệp và bán công nghiệp trên toàn tỉnh lên 6.021 ha, năm 2006 diện tích nuôi thủy sản là 40.988ha. Diện tích nuôi tăng lên hàng năm nên sản lượng nuôi thủy sản cũng tăng lên, năm 2001 là 61.167 tấn, năm 2005 là 63.342 tấn, năm 2006 là 69.264 tấn.
- Về khai thác thủy sản: Trong những năm qua nghề khai thác thủy sản tỉnh nhà có
nhiều khởi sắc, số lượng tàu khai thác hải sản xa bờ tăng lên đáng kể, công suất bình quân tàu thuyền khai thác của tỉnh cao hơn so với các tỉnh trong khu vực và của cả nước.
+ Năm 2001 toàn tỉnh có 3.280 tàu, tổng công suất 149.975 CV, bình quân 45,72 CV/tàu
+ Năm 2002 có 2.928 tàu, tổng công suất 185.236 CV, bình quân 63,26 CV/tàu trong đó có 528 tàu có khả năng hoạt động xa bờ.
+ Năm 2003 có 3.278 tàu, tổng công suất 188.511 CV, bình quân 57,51 CV/tàu trong đó có 553 tàu hoạt động xa bờ chiếm hơn 31,13% số lượng tàu toàn tỉnh.
Đặc biệt, được sự hỗ trợ về vốn ưu đãi của Chính phủ trong chương trình đánh bắt thủy hải sản xa bờ và chương trình khắc phục hậu quả cơn bão số 5, chính sách ưu đãi đầu tư đối với lĩnh vực đánh bắt thủy hải sản xa bờ của UBND tỉnh, nhiều ngư dân mạnh dạn đầu tư cải hoán nâng công suất, sửa chữa lại vỏ tàu và một số ngư dân còn đóng mới phương tiện với công suất lớn, để vươn ra khơi đến khai thác ở ngư trường trọng điểm. Năm 2005, toàn tỉnh có 3.407 tàu, tổng công suất 281.776 CV, bình quân 82,71CV/tàu, có 850 tàu đánh bắt xa bờ, tăng 110 tàu so với năm 2004. Năm 2006 có 3.540 tàu, tổng công suất 299.930 CV.
Sản lượng khai thác thủy sản ở Bến Tre những năm qua luôn tăng lên, cụ thể năm 2001 là 66.546 tấn, năm 2002 là 63.082 tấn, năm 2005 là 74.039 tấn, năm 2006 là 74.826 tấn.
- Về chế biến thủy sản: Các nhà máy chế biến thủy sản xuất khẩu trong tỉnh đã được đầu tư nâng cấp trang thiết bị đáp ứng nhu cầu ngày càng cao về chất lượng sản phẩm của thị trường trong nước và thị trường nước ngoài.
Năm 2004 toàn tỉnh có 6 nhà máy chế biến thủy sản xuất khẩu với tổng công suất 33.000 tấn/năm, trong đó có 3 nhà máy đông lạnh xuất khẩu đạt chuẩn xuất khẩu sang thị trường châu Âu, một nhà máy chế biến thủy sản hiện đại với công suất 6.000 tấn/năm và 2 trong số nhà máy này đã thực hiện ISO-9001:2000. Năm 2005, chế biến thủy sản xuất khẩu toàn tỉnh đạt 14.870 tấn thành phẩm các loại, kim ngạch xuất khẩu đạt 53 triệu USD. Song, xuất khẩu hàng hoá thủy sản chỉ là hàng đông lạnh, sơ chế. Ngoài ra, Bến Tre còn cung cấp nguồn nguyên liệu thủy sản cho các nhà máy chế biến thủy sản ở tỉnh Sóc Trăng, Cà Mau…
Năm 2006, tỉnh đầu tư xây dựng mới một nhà máy chế biến thủy sản công suất 2000 tấn/năm.
Trong lĩnh vực chế biến và tiêu thụ thủy sản nội địa, các cơ sở tư nhân và cá thể chiếm ưu thế, phần lớn chỉ sản xuất dưới dạng hộ gia đình quy mô nhỏ, thủy sản tiêu thụ nội địa chủ yếu dưới dạng tươi sống và chế biến theo kỹ thuật thủ công. Hiện đã xây dựng một làng nghề chế biến sản phẩm khô các loại ở xã Bình Thắng (huyện Bình Đại).
Toàn tỉnh có 2 nhà máy chế biến bột cá với công suất 16.500 tấn/ năm, một nhà máy chế biến khô cá bò, một nhà máy chế biến nghêu, một xí nghiệp quốc doanh chế biến hải sản nhưng chỉ sản xuất nước mắm với công suất 1,5 triệu lít/năm.
- Về dịch vụ hậu cần ngành thủy sản: + Dịch vụ hậu cần nuôi thủy sản
Về con giống: hiện nay toàn tỉnh có 74 trại sản xuất giống, bao gồm: 55 trại sản xuất tôm sú giống, 5 trại giống cá nước ngọt, 14 trại sản xuất tôm càng xanh. Các cơ sở sản xuất và ươm tôm giống đã sản xuất 298 triệu con tôm sú, 20 triệu con tôm càng xanh và 48,8 triệu cá giống, nhưng chỉ đáp ứng 1/3 nhu cầu nghề nuôi thủy sản trong tỉnh, phần lớn con giống tôm sú phải nhập về từ các tỉnh miền Trung (Ninh Thuận, Nha Trang…),
năm 2006 nhập về 1.119 triệu con, các giống cá được nhập từ các tỉnh đồng bằng sông Cửu Long.
Về thức ăn cho tôm: gồm có 2 loại thức ăn tự tạo và thức ăn công nghiệp. Thức ăn tự tạo: tận dụng phế phẩm từ nông nghiệp (cám, bột đậu xanh, ghẹ ruốc, cá tạp…), thức ăn công nghiệp: ở Bến Tre chưa có nhà máy sản xuất, các sản phẩm thức ăn chủ yếu được nhập từ ngoài tỉnh do các công ty tư nhân trong và ngoài tỉnh cung cấp.
+ Dịch vụ hậu cần nghề khai thác: đến nay toàn tỉnh có hơn 26 cơ sở đóng mới sửa chữa tàu thuyền đánh bắt hải sản, các doanh nghiệp tư nhân có khả năng sửa chữa cả vỏ và máy tàu, cả đóng mới các tàu lớn có khả năng đánh bắt xa bờ. Toàn tỉnh chưa có phân xưởng chế tạo, lắp ráp lưới, chỉ có một xí nghiệp vá lưới. Việc lắp ráp và thiết kế đan lưới do các hộ gia đình đảm nhận, ngoài việc tận dụng lao động tại hộ còn có sự thuê mướn lao động của các hộ khác quanh khu vực theo ngày công thoả thuận.
Đối với cảng cá, bến cá phục vụ nghề khai thác thủy hải sản tập trung ở các huyện ven biển. Hiện có hai cảng cá hoạt động (2 đang xây dựng) và 34 cơ sở dịch vụ đầu tư tại cảng. Riêng tại cảng cá Ba Tri, năm 2005 lượng hàng thủy sản qua cảng 7.500 tấn, doanh thu 390 triệu đồng, năm 2006 là 38.760 tấn doanh thu 533 triệu đồng.
Trong những năm gần đây, giá trị sản xuất của ngành thủy sản trên các lĩnh vực điều tăng, thể hiện qua bảng sau:
Bảng 2.3: Giá trị sản xuất ngành thủy sản (theo giá hiện hành)
Đơn vị tính: triệu đồng 2001 2002 2003 2004 2005 Khai thác thủy sản 917.292 885.993 854.537 924.736 993.735 Nuôi thủy sản 824.043 1.043.234 1.229.748 1.890.394 2.135.182 Dịch vụ thủy sản 183 279 12.022 13.189 33.827 Cơ cấu(%) 100 100 100 100 100 Khai thác thủy sản 52,67 45,92 40,76 32,70 31,42 Nuôi thủy sản 47,32 54,07 58,66 66,84 67,51
Dịch vụ thủy sản 0,01 0,01 0,57 0,47 1,07
(Nguồn: Niên giám Thống kê Bến Tre năm 2005)
Qua bảng trên cho ta thấy, giá trị sản xuất của ngành thủy sản trên các lĩnh vực khai thác, nuôi thủy sản và dịch vụ thủy sản điều tăng lên hàng năm. Trong đó lĩnh vực nuôi thủy sản chiếm tỉ lệ cao nhất, năm 2001 là 824 tỉ đồng, chiếm 47,32% trong tổng giá trị sản xuất ngành thủy sản thì đến năm 2005 chiếm 67,51%.
Những kết quả của ngành thủy sản trong các năm qua đã khẳng định đúng đắn chủ trương của tỉnh uỷ, sự đồng thuận tham gia của các ngành, địa phương và sự hưởng ứng tích cực của đông đảo người làm thủy sản. Qua đó đã tạo sự phát triển rõ nét về kinh tế thủy sản trên các lĩnh vực: nuôi thủy sản, khai thác, chế biến và dịch vụ hậu cần, khẳng định kinh tế thủy sản có vị trí quan trọng trong sự tăng trưởng kinh tế của địa phương, góp phần xoá đói giảm nghèo, ổn định đời sống của người dân.