- Khớp chân cần (O1) và xilanh cần (A) là đoạn O1A= 3m.
3. Tính mối hàn bu lông
Bu lông bắt nắp được bố trí trên vành tròn có bán kính R= 20 (bề mặt tiếp xúc giữa đai và ống xi lanh), các bu lông đều chịu kéo nén đúng tâm và có lực xiết chặt ban đầu. Chọn bu lông có đường kính d= 16mm, chiều dài l= 80mm, số lượng bu lông bắt nắp là z= 20 (bộ). Bây giờ ta kiểm tra các bu lông này.
Ứng suất kéo dọc trục sinh ra trên bu lông được tính toán theo công thức 8- 12[3]:
'. . . 4F 2 1 0 k d z (2.74) Trong đó: z = 20 - Số lượng bu lông;
d1= 12- Đường kính chân ren trên các bu lông. [σk]' - Ứng suất cho phép của bu lông, [σk]' = σch/ [S]
Với: + σch = 900 MPa - Giới hạn chảy của thép 40X là vật liệu bu lông; + [S] = 1,2 - Hệ số an toàn.
F0= [1,3k(1-χ)+ χ].F Với: + k - Hệ số an toàn:
k= 1,3÷1,5- khi tải trọng ngoài là tải trọng tĩnh; k= 1,5÷4,0- khi tải trọng ngoài là tải trọng thay đổi; Chọn k = 1,5.
χ= 0,2 ÷ 0,3 - Hệ số ngoại lực, lấy χ = 0,3; F= 911,626 kN- Lực kéo (Lực đẩy nắp xi lanh). Thay vào công thức tính ta có:
σ = 671,04 N/mm2 < [σ]k = 750 N/cm2. Kết luận: Các bu lông hoàn toàn đảm bảo chịu lực.
2.2.9.2. Tính toán chế tạo một số chi tiết cơ bản của xi lanh
Các chi tiết của xi lanh được chế tạo theo các thông số kỹ thuật của xi lanh (áp suất, đường kính trong, đường kính cán pít-tông, hành trình) và theo xi lanh mẫu.
Ở phần trên ta đã có sơ đồ kết cấu chung của xi lanh nhưng chưa có kích thước, bây giờ ta đi tính toán để chọn lấy các kích thước cụ thể cho xi lanh.