Kiểm tra áp suất làm việ c lực nâng

Một phần của tài liệu Nghiên cứu khả năng nâng cao tầm với của máy đào thủy lực KOMATSU PC 450 (Trang 79 - 81)

- Khớp chân cần (O1) và xilanh cần (A) là đoạn O1A= 3m.

2. Kiểm tra áp suất làm việ c lực nâng

a. Kiểm tra lực nâng của xi-lanh cần

Theo phần tính toán chọn chiều dài cần nối dài và dung tích gầu mới ta chỉ tính toán với áp suất là 200 (kg/cm2). Nhưng với bơm của máy cơ sở có áp suất đặt là 355 (kg/cm2), sau khi trừ đi tổn thất thì áp suất đạt được trên xi lanh cần là p = 327,8 (kg/cm2). Vậy áp suất trên xi lanh cần hoàn toàn đảm bảo và khi đó lực nâng có thể đạt được của xi lanh cần là:

[P] = 2.p.(π.d2/4) = 2.327,8.((π.162/4) = 2.65908(kg) = 131,816 (Tấn) (2.60) Với d = 16 (cm) - Đường kính xi lanh cần.

b. Kiểm tra lực nâng của xi lanh tay gầu

Áp suất đạt được trên xi lanh tay gầu là p= 327,8 (kg/cm2) => Lực nâng có thể đạt được của xi lanh tay gầu là:

[P] = p.(π.d2/4) = 327,8.((π.18,52/4) = 88113,47 (kg) = 88,11347 (Tấn) (2.61) Từ kết quả tính toán ở phần tính lực xi lanh ta có lực nâng của xi lanh tay gầu là:

P = 431,531 (kN) = 43,1531 (N) => P = 4,31531 (kg) => [P] > P (2.62) Kết luận: Lực nâng của xi lanh tay gầu mới hoàn toàn đảm bảo.

c. Kiểm tra lực nâng của xi lanh cần nối dài

Áp suất đạt được trên xi lanh cần nối dài là p= 327,8 (kg/cm2) => Lực nâng có thể đạt được của xi lanh cần nối dài là:

[P] = p.(π.d2/4)= 327,8.((π.20,02/4)= 102890,5(kg)= 102,89(Tấn) (2.63) Từ kết quả tính toán ở phần tính lực xi lanh ta có lực nâng của xi lanh cần nối dài là: P = 87,66 (Tấn) => [P] > P

Kết luận: Lực nâng của xi lanh cần nối dài hoàn toàn đảm bảo.

d. Kiểm tra lực nâng của xi lanh gầu:

Áp suất đạt được trên xi lanh gầu là p= 327,8 (kg/cm2) => Lực nâng có thể đạt được của xi lanh cần nối dài là:

[P] = p.(π.d2/4)= 327,8.((π.16,02/4)= 65908(kg)= 65,908(Tấn) (2.64) Từ kết quả tính toán ở phần tính lực xi lanh ta có lực nâng của xi lanh gầu là:

P = 15,357 (Tấn) => [P] > P (2.65)

Kết luận: Lực nâng của xi lanh gầu hoàn toàn đảm bảo.

2.2.8. Tính toán tĩnh máy đào

2.2.8.1. Tính toán kiểm tra đối trọng máy

Trong quá trình tính toán lựa chọn gầu mới và cần nối dài ta đã khống chế kích thước gầu và tay gầu sao cho mô men nó sinh ra luôn luôn nhỏ hơn mô men cho phép (mô men lớn nhất của máy cũ). Do đó, khi làm việc với bộ công tác mới này máy vẫn làm việc bình thường, đối trọng cũ vẫn đảm bảo. Vì vậy, trong trường hợp này ta không cần kiểm tra đối trọng máy.

2.2.8.2. Tính ổn định máy

Ổn định máy được tính toán theo bốn trường hợp là:

1. Máy đào nằm ngang trên xích, gầu được nâng lên đến mép hố đào nhờ xi lanh cần với lực nâng lớn nhất.

2. Máy đào nằm ngang trên xích, gầu đầy đất vươn xa nhất để đổ đất. 3. Khi máy di chuyển lên dốc.

4. Ổn định khi máy di chuyển xuống dốc.

Đối với hai trường hợp đầu ta không cần kiểm tra vì khi tính toán lựa chọn gầu mới và cần nối dài ta đã khống chế kích thước gầu và tay gầu sao cho mô men nó

sinh ra luôn luôn nhỏ hơn mô men cho phép. Do đó, máy vẫn làm việc ổn định và ta chỉ kiểm tra ổn định cho hai trường hợp sau.

Một phần của tài liệu Nghiên cứu khả năng nâng cao tầm với của máy đào thủy lực KOMATSU PC 450 (Trang 79 - 81)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(115 trang)