Tính toán kiểm tra động cơ di chuyển

Một phần của tài liệu Nghiên cứu khả năng nâng cao tầm với của máy đào thủy lực KOMATSU PC 450 (Trang 64 - 66)

- Khớp chân cần (O1) và xilanh cần (A) là đoạn O1A= 3m.

2.2.4.2. Tính toán kiểm tra động cơ di chuyển

a. Tính công suất di chuyển

Công suất khi di chuyển được tính theo công thức

Nđc = Pk1.Vđc = Pk1.Vđc = 308,1.1,6.1000/3600 = 163,9 (kW) (2.28) Trong đó:

Pk1 = 308,1 (kN) - Lực cản di chuyển của máy khi lên dốc Vđc = 1,6 (km/h) - Vận tốc di chuyển của máy khi lên dốc Khi chọn công suất để tính động cơ cần lấy công suất là:

Nchọn = (1,2-1,4).Nđc = (1,2-1,4).163,9 = 164,3 - 191,7 (kW) (2.29) Ta chọn Nđc = 180 (kW)

Nđc = Nchọn/ 0,96 = 180/0,96 = 187,5 (kW) (2.30) => Công suất của một động cơ di chuyển là:

N= Nđc/2 = 187,5/2 = 93,75 (kW)

b. Tính mô men cản trên bánh sao và trên trục động cơ

Mô men cản trên bánh sao được tính theo công thức:

Mc = Pk.D/2 (2.31) Trong đó:

Pk - Lực cản di chuyển trên bánh sao D - Đường kính bánh sao;

Theo phần tính lực cản di chuyển ta có: Pk = 308,1 (kN) Theo catalog ta có: D = 0,9 (m)

Thay vào công thức trên => Mc = 308,1.0,9/2 = 138,66 (kN.m) Từ đây ta có mô men cần thiết của động cơ là:

Mđc = Mc/i (2.32) Trong đó:

Mc - Mô men cản

i - Tỷ số truyền của bộ truyền động cuối cùng Theo catalog ta có: i = 53,706

Vậy: Mđcyc = 138,66/53,706 = 2,5818 (kN.m)

c. Tính số vòng quay của động cơ

Số vòng quay của động cơ lớn nhất khi máy di chuyển với tốc độ lớn nhất Vmax= 5,5 (km/h), vậy ta có vận tốc vòng trên bánh sao là:

32,42( / )9 9 , 0 . 14 , 3 . 60 1000 . 5 , 5 .D v ph V nbs     (2.33)

Vận tốc vòng trên trục động cơ quay là:

d. Kiểm tra động cơ di chuyển

Từ tốc độ quay và mô men yêu cầu ta so sánh với mô men và tốc độ của động cơ máy:

Theo catalog ta tra được:

Tốc độ quay lớn nhất của động cơ: nmax = 1943 (v/ph) Tốc độ quay nhỏ nhất của động cơ: nmin = 1137 (v/ph)

Mô men của động cơ được tính toán theo lưu lượng riêng và số vòng quay theo công thức: 2 p.q = M max max  (2.35) Trong đó:

p = 355 (k/cm2) - Áp suất đặt của động cơ qmax = 270 (cc/v) - Lưu lượng riêng lớn nhất Thay vào công thức tính mô men ta có:

1525,5(Nm) 2 355.270 = Mmax  

Vậy ta có mô men do cả 02 động cơ gây ra là:

M = 2.Mmax = 2.1525,5 = 3051 (Nm)

So sánh với mô men yêu cầu ta thấy: M = 3051 > Mđcyc = 2581,8 (Nm) Vậy động cơ đã cho của máy hoàn toàn đảm bảo

Một phần của tài liệu Nghiên cứu khả năng nâng cao tầm với của máy đào thủy lực KOMATSU PC 450 (Trang 64 - 66)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(115 trang)