Thiết kế sơ đồ thủy lực để điều khiển cần nối dà

Một phần của tài liệu Nghiên cứu khả năng nâng cao tầm với của máy đào thủy lực KOMATSU PC 450 (Trang 49 - 53)

- Khớp chân cần (O1) và xilanh cần (A) là đoạn O1A= 3m.

2.2.2. Thiết kế sơ đồ thủy lực để điều khiển cần nối dà

Để phù hợp với sự làm việc của các bộ phận thủy lực sẵn có trên máy đào thì việc thiết kế mạch thủy lực điều khiển cần nối dài phải dựa trên mạch thủy lực của máy cơ sở. Khi đó, mạch thủy lực sẽ đơn giản và tận dụng được tối đa những tính năng kỹ thuật của máy đào cơ sở, những thiết bị sẵn có từ đó tăng hiệu quả kinh tế.

Do trên máy cơ sở có sẵn ba van mở rộng để điều khiển sự làm việc của các bộ công tác mới. Vậy, theo đó ta tận dụng một van mở rộng ở trên để điều khiển cần mới này.

A. Thiết kế mạch thủy lực điều khiển cần nối dài

Để xi lanh cần nối dài hoạt động thì ta cũng dùng một van phân phối để đưa dầu động lực vào nâng hạ xi lanh. Nhưng vấn đề là ta điều khiển van phân phối của nó như thế nào? Có thể thiết kế một mạch điều khiển mới? (tạo ra đường dầu điều khiển mới để điều khiển van). Nếu như vậy thì sẽ rất phức tạp, không kinh tế, khó khăn cho thao tác điều khiển của người lái, khó bố trí trong ca bin. Vì vậy, chúng ta không thiết kế đường dầu mới mà dùng ngay đường dầu điều khiển van di chuyển để điều khiển nó. Sơ đồ thủy lực điều khiển được đưa ra như hình dưới đây:

Hình 2.7 - Sơ đồ mạch thủy lực điều khiển cần nối dài

1- Van phân phối của xi lanh tay gầu 2- Khóa an toàn (Ở vị trí thường mở) 3- Khóa an toàn (Ở vị trí thường đóng) 4- Van phân phối của mô tơ quay

5- Mô tơ quay 6- Block van chuyển mạch

7- Xi lanh tay gầu

Điều này làm được là dựa trên điều kiện làm việc của máy đào: khi máy đào đất thì bộ di chuyển không làm việc. Do đó, ta dùng ngay tay gạt và mạch điều khiển van phân phối của cơ cấu di chuyển để điều khiển hoạt động van phân phối của xi lanh tay gầu. Còn mạch điều khiển van phân phối của xi lanh tay gầu trước kia sẽ chuyển xuống điều khiển van phân phối của xi lanh cần nối dài.

Sở dĩ, ta chuyển tín hiệu điều khiển của xi lanh tay gầu cũ xuống điều khiển xi lanh cần nối dài và dùng tín hiệu của cơ cấu di chuyển để điều khiển tay gầu cũ là để đảm bảo cho cần nối dài làm việc nhiều hơn sẽ được điều khiển dễ dàng bằng tay gạt trái (tay gạt 12 - Hình dưới), còn tay gầu cũ làm việc ít sẽ được điều khiển (hơi khó) bằng đạp chân (cần 2 và 3 - Hình dưới).

Hình 2.8 - Sơ đồ điện điều khiển xi lanh cần nối dài

Cụ thể:

- Khi làm việc thì ta sẽ để cho tay gầu cũ liên kết cứng với cần nên xi lanh tay gầu cũ rất ít làm việc, còn cần nối dài sẽ làm việc nhiều hơn (thường xuyên đào đất, đổ đất).

- Vả lại trên ca bin có hai tay gạt điều khiển trái và phải, tay bên phải điều khiển cần-gầu, tay bên trái điều khiển tay gầu-quay. Ở hình vẽ trên thì:

12- Tay gạt bên trái - điều khiển tay gầu và động cơ quay; 2- Tay gạt điều khiển mô tơ di chuyển trái;

3- Tay gạt điều khiển mô tơ di chuyển bên phải.

Để chuyển mạch (chuyển tín hiệu điều khiển từ cơ cấu di chuyển đến xi lanh cần nối dài) thì ta dùng một block van chuyển mạch gồm 02 van điện từ kiểu 3/2 như hình vẽ:

Hình 2.9 - Sơ đồ chuyển tín hiệu điều khiển cơ cấu di chuyển đến xi lanh cần nối dài

1- Khóa an toàn thường mở ( 02 cái) 2- Van trượt kiểu 3/2 (02 cái)

Phần lớn thời gian của máy là đào đất nên ta con trượt của van chuyển mạch ở vị trí cung cấp dầu điều khiển cho con trượt của van phân phối điều khiển xi lanh tay gầu. Đặt ở vị trí này con trượt ít bị tác động và tiết kiệm năng lượng để điều khiển van chuyển mạch.

2. Quá trình điều khiển.

Khi dừng lại làm việc thì người công nhân sẽ ấn điện để chuyển tín hiệu điều khiển di chuyển sang điều khiển tay gầu (cũ). Khi cần di chuyển thì sẽ ấn nút điện để chuyển tín hiệu điều khiển trở về vị trí cũ để điều khiển di chuyển.

3. Nhận xét mạch thủy lực.

Mạch thủy lực được thiết kế tương đối đơn giản, ít thiết bị, ở đây chỉ đưa thêm phần tử mới là van chuyển mạch, còn lại là sử dụng các thiết bị sẵn có của máy cơ sở như: van mở rộng, đường dầu điều khiển van mở rộng (được cắt từ đường dầu điều khiển cơ cấu di chuyển), cơ cấu van chống rơi cũng được lấy giống như cơ cấu lắp trên tay gầu cũ. Trên đường dầu động lực đến xi lanh không có gì khác so với đường dầu của tay gầu, không tăng thêm số lượng các phần tử nên không làm giảm thiểu độ tin cậy của cơ cấu điều khiển và không làm tổn hao công suất.

Việc điều khiển con trượt van của cơ cấu di chuyển và con trượt van của tay gầu được thực hiện bằng cùng một đường dầu điều khiển do vậy làm giảm thiết bị, đơn giản, tận dụng công suất máy. Van chuyển mạch sử dụng là van điện từ nên điều khiển dễ dàng, chính xác và nhạy.

Tuy nhiên do việc bố trí thêm công tắc điều khiển van chuyển mạch sẽ làm thao tác điều khiển máy của người lái có phần phức tạp hơn. Vì vậy, máy cần được điều khiển bằng người lái có trình độ tay nghề vững.

Một phần của tài liệu Nghiên cứu khả năng nâng cao tầm với của máy đào thủy lực KOMATSU PC 450 (Trang 49 - 53)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(115 trang)