Các nghiên cứu trước đây

Một phần của tài liệu các yếu tố ảnh hưởng đến quyết định sử dụng dịch vụ thẻ tín dụng của ngân hàng hsbc, nghiên cứu khách hàng cá nhân tại thành phố hồ chí minh (Trang 30 - 40)

2.3.1 PGS.TS. Lê Thế Giới, Ths. Lê Văn Huy, (2006), Mô hình nghiên cứu những nhân tố ảnh hưởng đến ý định và quyết định sử dụng thẻ ATM tại Việt Nam

Bài nghiên cứu được thực hiện ở Đà Nẵng và Quảng Nam với hình thức là phát bảng câu hỏi được xây dựng thông qua thang đo lường thái độ bằng thang điểm Likert với 5 sự lựa chọn để đo lường những nhân tố tác động đến ý định và quyết định sử dụng thẻ ATM của khách hàng.

Tác giảđã đưa ra 9 nhân tốảnh hưởng đến ý định và quyết định sử dụng thẻ ATM Hình 2.6: Các yếu tốảnh hưởng đến ý định và quyết định sử dụng thẻ ATM tại Việt

Nam

Kết quả nghiên cứu cho thấy chỉ có 7 nhân tốảnh hưởng đến ý định sử dụng thẻ ATM của khách hàng tại Việt Nam là: yếu tố pháp lý, hạ tầng công nghệ, nhận thức vai trò của ATM, độ tuổi, khảnăng sẵn sàng, chính sách marketing và tiện ích sử dụng thẻtheo phương trình hồi quy sau:

Y (YDSD) = 4,801 + 1,060 YTLP + 0,436 HTCN + 0,389 NTVT – 0,122 DTSD + 1,091 KNSS + 0,335 CSMA + 0,859 TISD Yếu tố kinh tế (YTKT) Yếu tố pháp luật (YTPL) Hạ tầng công nghệ (HTCN) Thói quen sử dụng (TQSD) Nhận thức vai trò (NTVT) Độ tuổi người sử dụng (ĐTSD) Khảnăng sẵn sang (KNSS) Chính sách Marketing (TQSD) Tiện ích sử dụng thẻ (TISD) Ý định sử dụng thẻ ATM (YĐSD) Quyết định sử dụng thẻ ATM (QĐSD) -Quyết định ngân hàng phát hành -Quyết định loại thẻ

Và có 4 nhân tốảnh hưởng đến quyết định sử dụng thẻATM là ý định sử dụng, khả năng sẵn sàng, chính sách markeing và tiện ích sử dụng thẻ với phương trình hồi quy sau:

Y (QĐSD) = 5,937 + 1,051 YDSD + 0,385 KNSS + 0,257 CSMA + 0,407 TISD 2.3.2 Trần Phạm Tính, Phạm Lê Thông (2012), Các nhân tố ảnh hưởng đến quyết

định sử dụng thẻ ATM của sinh viên tại Thành phố Cần Thơ

Số liệu trong nghiên cứu này được thu thập ở bốn trường đại học và cao đẳng tại Thành phố Cần Thơ: Đại học Cần Thơ, Đại học Tây Đô, Cao Đẳng Cần Thơ, Cao Đẳng Kinh Tế Kỹ Thuật Cần Thơ. Nhóm tác giả thu thập được thông tin từ 289 sinh viên.

Nhóm tác giả xây dựng mô hình nghiên cứu dựa trên mô hình kinh tế về hành vi của cá nhân gồm các biến độc lập sau:

• Đặc điểm cá nhân (Giới tính, năm học, xuất than, nghề nghiệp bố mẹ)

• Thu nhập

• Chi phí

• Sự tiện lợi

• Sự tin cậy

• Sự khuyến khích

Đặc điểm cá nhân: Theo kết quả nghiên cứu, giới tính không ảnh hưởng đến quyết định sử dụng thẻ ATM của sinh viên, tỷ lệ sử dụng của sinh viên kinh tế không cao hơn các ngành học khác. Tỷ lệ sinh viên xuất thân từ nông thôn sử dụng thẻ ATM cao hơn sinh viên thành thị. Các bạn sinh viên nông thôn có ít phương tiện để cha mẹ gửi và chuyển tiền và phương tiện này không thuận lợi, khá tốn kém, vì vậy việc sử dụng thẻ ATM là hiệu quả nhất.

Thu nhập: kết quả cho thấy thu nhập không ảnh hưởng đến quyết định sử dụng thẻ tín dụng. Nguyên nhân có thể là do chênh lệch thu nhập giữa các sinh viên không cao nên không ảnh hưởng trong mô hình. Độ lệch chuẩn của biến thu nhập trong mô hình khá thấp 0,65.

Sự tiện lợi: nhóm các yếu tố về sự tiện lợi: khoảng cách đến máy ATM, thời gian giao dịch, thời gian mỗi lần giao dịch không ảnh hưởng đến quyết định sử dụng thẻ ATM của sinh viên.

Chi phí: biết được “số dư trong thẻ được trả lãi, phí thường niên” cũng ảnh hưởng đến quyết định sử dụng thẻ

Độ tin cậy: Hệ số của sự tin tưởng không ảnh hưởng đến quyết định sử dụng thẻ ATM.

Sự khuyến khích: Kết quả cho thấy sinh viên nhận được tư vấn mở thẻ ATM có khuynh hướng quyết định sử dụng cao hơn. Mức độnày tác động tương đối lớn. Kết quảđiều tra 289 sinh viên tại Cần Thơ cho thấy tỉ lệ sinh viên sử dụng thẻ ATM tương đối cao, chiếm ¾ tổng số sinh viên. Việc sử dụng mô hình xác suất Probit cho thấy những yếu tốảnh hưởng đến quyết định sử dụng thẻ ATM của sinh viên là xuất thân, nghề nghiệp cha mẹ, số dư trong tài khoản được trả lãi, nhận được sự tư vấn mở thẻ.

2.3.3 Arpita Khare, Anshuman Khare, Shveta Singh, (2012),Các yếu tố ảnh hưởng đến việc sử dụng thẻ tín dụng ở Ấn Độ

Đề này được thực hiện nhằm tìm hiểu các yếu tố giá trị xã hội (MILOV) trên thẻ tín dụng, tuổi tác, giới tính trong việc sử dụng thẻ tín dụng của các khách hàng Ấn Độ. Nghiên cứu cũng xem xét sự tác động của lối sống trong việc sử dụng thẻ tín dụng. Các tác giả đã xây dựng mô hình nghiên cứu như sau:

Hình 2.7:Mô hình nghiên cứu các nhân tố ảnh hưởng đến việc sử dụng thẻ tín dụng ở Ấn Độ

Nguồn: Arpita Khare, Anshuman Khare, Shveta Singh, (2012), Asia Pacific Journal of Marketing and Logistics, số 24, trang 224

Kết quả nghiên cứu chỉ ra rằng hai yếu tố nhu cầu an toàn và thể hiện bản thân không ảnh hưởng đến việc sử dụng thẻ tín dụng. Nghiên cứu cũng chỉ ra rằng việc sử dụng thẻ tín dụng giữa các khách hàng Ấn độ không liên quan đến tình trạng hoặc các khía cạnh an toàn tài chính của lối sống.

Những phát hiện của đề tài cho thấy những điểm sau:

Use là một yếu tố quan trọng trong việc sử dụng thẻ tín dụng. Tuy nhiên, việc sử dụng thẻ tín dụng ở Ấn độ bị hạn chế sử dụng. Các yếu tố trong nhân tố sử dụng chỉ ra rằng, hầu hết người dân Ấn độ không sử dụng thẻ tín dụng thường xuyên. Công ty có thể tập trung vào tiếp thị thẻ tín dụng bằng cách tập trung vào lợi ích sử dụng liên quan của nó.

Sự tiện lợi (Convenience): thẻ tín dụng được xem là thuận tiện trong giao dich tài chính. Các thuộc tính tiện lợi có thểtăng việc sử dụng và chấp nhận thẻ tín dụng. (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

Tuổi (age): Việc sử dụng thẻ tín dụng bị ảnh hưởng bởi tuổi tác của khách hàng. Những người trẻ tuổi có nhiều khả năng sử dụng thẻ tín dụng, trong khi đó những người lớn tuổi cảm thấy thoải mái với phương thức thanh toán bằng tiền mặt. Với

Nhân khẩu học Tuổi Giới tính Sử dụng thẻ tín dụng MILOV Sự an toàn Được tôn trọng Thể hiện bản thân Sự sở hữu Thuộc tính thẻ tín dụng Sự thuận tiện Hình thức sử dụng Tình trạng

thế hệ trẻ, việc sử dụng thẻ tín dụng có liến quan đến phong cách sống và cho phép họtăng khả năng thể hiện bản thân.

Giới tính (gender): Có sự khác biệt giới tính liên quan đến việc sử dụng thẻ tín dụng. Những người đàn ông có nhiều khả năng có thẻ tín dụng so với phụ nữ. Điều này là do phụ nữ vẫn còn phụ thuộc tài chính vào gia đình của họ. Quyền sở hữu thẻ tín dụng là với nam giới và nó được sử dụng để mua sắm cho gia đình.

Cảm giác sử hữu (sense of belonging): điều này đã tác động tiêu cực về nhận thức đối với thẻ tín dụng. Tại Ấn Độ, hầu hết các giao dịch với các nhà bán lẻ địa phương là về tín dụng, và họ sẽ thanh toán sau này. Các cơ sở tín dụng được mở rộng bởi vì các nhà bán lẻ biết khách hàng và chia sẻ một mối quan hệ cá nhân với họ. Sử dụng thẻ tín dụng được coi là có tác động tiêu cực đến việc sở hữu của mọi người.

Cảm giác thể hiện bản thân (sense of fulfillment): đã có một tác động tích cực về việc sử dụng thẻ tín dụng. Mọi người cảm thấy rằng sở hữu thẻ tín dụng tăng thêm cảm giác của họ về thành tích và thành tựu. Nó bao hàm một cảm giác hoàn thành và tượng trưng đã thực hiện những điều quan trọng và có vị trí trong cuộc sống. Tóm lại, việc sử dụng và sự tiện lợi được xem là yếu tố quyết định quan trọng của việc sử dụng thẻ tín dụng của khách hàng Ấn Độ. Thuộc tính sử dụng, thuận tiện, và tình trạng được kiểm duyệt bởi "cảm giác sở hữu" và "cảm giác thể hiện bản thân" của MILOV. Khách hàng giới trẻđã có khảnăng sử dụng thẻ tín dụng.

2.3.4 Wendy Ming-Yen Teoh, Siong-Choy Chong, Shi Mid Yong, (2013), Khám phá các yếu tố ảnh hưởng đến thái độ sử dụng thẻ tín dụng của người Malaisia

Bài viết này tìm hiểu các yếu tốảnh hưởng đến hành vi chi tiêu của chủ thẻ tín dụng tại Malaysia. Cụ thể, các biến như các yếu tố nhân khẩu học, chính sách của ngân hàng và thái độ của chủ thẻ tín dụng đối với tiền được kiểm tra.

Cuộc khảo sát được thực hiện thông qua bảng câu hỏi trên 150 chủ thẻ tín dụng. Các tác giả xây dựng mô hình nghiên cứu dựa trên các nhân tố nhân khẩu, chính sách của ngân hàng và thái độđối với tiền mặt và được thể hiện như sau:

Hình 2.8: Mô hình nghiên cứu các yếu tốảnh hưởng đến hành vi sử dụng thẻ tín dụng tại Malaysia

Nguồn: Wendy Ming-Yen Teoh, Siong-Choy Chong, Shi Mid Yong (2013), International Journal of Bank Marketing, số 3, trang 489

Mặc dù kết quả nghiên cứu này được dựa trên việc phân tích 150 chủ thẻ tín dụng nhưng nó đã mang lại một số kết quả thú vị. Độ tuổi từ 61 trở lên có thể chỉ chiếm 6.7 phần trăm mẫu, nhưng nhóm này có hành vi chi tiêu lớn hơn phần còn lại của các nhóm tuổi. Do đó, không ngạc nhiên khi Devlin et al. (2007) cho rằng người lớn tuổi có nhiều khả năng sở hữu một hoặc nhiều thẻ tín dụng. Những người trong độ tuổi từ 61 tuổi trở lên được cho là đã đạt được tựdo tài chính và do đó có sức mua lớn hơn. Người trẻ tuổi chi tiêu ít hơn trên thẻ tín dụng và do đó có một khả năng nhỏhơn rằng họ sẽ kết thúc trong nợ.

Nghiên cứu cũng cho thấy rằng những người có thẻ tín dụng với thu nhập cao hơn có thể sẽ chi tiêu nhiều hơn trên thẻ của họ và trả nợ (Devlin và cộng sự, 2007;. Balasundram và Ronald, 2006). Những phát hiện này cũng ngụ ý rằng mặc dù ngày nay tương đối dễ dàng hơn để có được một thẻ tín dụng, nên những người này

Nhân khẩu học • Tuổi • Thu nhập • Nghề nghiệp • Tình trạng hôn nhân Chính sách ngân hàng • Lợi ích • Điều kiện cấp thẻ tín dụng • Chính sách thanh toán Thái độđối với tiền • Sẵn lòng thanh toán • Ý thức về các khoản nợ • Kiểm soát thu nhập và tiêu dùng Hành vi sử dụng sử dụng của các chủ thẻ tín dụng

dường như thận trọng hơn trong chi tiêu của họ (Slocum và Matthews, 1970). Nghiên cứu này tìm thấy hỗ trợ cho lập luận này, khi mà các chủ thẻchi tiêu ít hơn RM800 (USD261) mỗi tháng của họ trên thẻ tín dụng trong mười hay ít hơn mười giao dịch.

Nghiên cứu đã khẳng định mối quan hệ giữa tình trạng hôn nhân và hành vi chi tiêu thẻ tín dụng, với những người kết hôn khả năng chi tiêu nhiều hơn so với những người độc thân (Devlin và cộng sự, 2007;. Godwin, 1998; Kinsey, 1981; Steidle, 1994). Ngoài ra, đây cũng có thể là lý do tại sao có những cá nhân đã lập gia đình hơn tìm kiếm tư vấn tài chính từ các tổ chức tư vấn tín dụng và quản lý nợ (Lee, 2012). Mặt khác, nghề nghiệp không tương quan đáng kể với hành vi chi tiêu thẻ tín dụng. Điều này có thể là do thực tế là các loại nghề nghiệp có thể không liên quan trực tiếp đến thu nhập, chẳng hạn như những sinh viên tài trợ chi tiêu của mình thông qua nhiều nguồn khác nhau.

Nghiên cứu phát hiện một điều thú vị về số lượng người sở hữu thẻ tín dụng, số năm sử dụng thẻ tín dụng, và độ tuổi có được thẻ tín dụng đầu tiên. Một số lượng lớn các câu trả lời là có một hoặc hai thẻ. Điều này trái ngược với báo cáo của Daily Express (2007), người Malaysia sở hữu trung bình ba thẻ tín dụng. Sự không thống nhất chủ yếu là do việc áp đặt thuế bởi chính phủ Malaysia vào tháng Tám năm 2010. Theo kết quả này, sốlượng thẻ tín dụng tại Malaysia đã giảm từ 9,6 triệu vào cuối năm 2009 xuống 7,5 triệu năm 2010, và 7,4 triệu vào cuối tháng sáu 2011 (Sin Chew Daily, 2011). Một phát hiện thú vị hơn là thanh niên có khả năng tiếp cận đến thẻ tín dụng, với những người ở độ tuổi từ 24 trở xuống chiếm đa số. Nhiều người trong số những người trẻ tuổi là sinh viên hoặc những người vừa tốt nghiệp và bắt đầu làm việc. Những phát hiện này có nghĩa là sinh viên và thanh niên đang ngày càng trở thành thị trường tiềm năng cho thẻ tín dụng ngân hàng phát hành và phi ngân hàng ở Malaysia khi họđã được xác định là nhóm nhân khẩu học lớn nhất trong đó có thu nhập và sức mua (Maloles và Chia, 2009).

Nghiên cứu cũng chỉ ra rằng điều kiện để mở thẻ tín dụng không ảnh hưởng lớn đến hành vi sử dụng thẻ tín dụng.

Tóm lại, kết quả cho thấy tuổi tác, thu nhập, tình trạng hôn nhân có tương quan đáng kể với hành vi chi tiêu chủ thẻ tín dụng. Cùng đi với hai trong ba yếu được xác định là chính sách của các ngân hàng (lợi ích thẻ tín dụng và chính sách thanh toán) và thái độ đối với tiền (sẵn sàng chi trả và nhận thức về tổng số nợ). Nghề nghiệp, điều kiện để mở thẻ tín dụng, và quản lý thu nhập và chi phí không liên quan đến hành vi chi tiêu thẻ tín dụng ở Malaysia.

Bảng tóm tắt các nghiên cứu trước đây

Tác giả Tên đề tài nghiên cứu Biến phụ thuộc Biến độc lập

Kết quả

nghiên

cứu Những nghiên cứu trên thế giới

Arpita Khare, Anshuman Khare, Shveta Singh, (2012)

Các yếu tố ảnh hưởng tới việc sử dụng thẻ tín dụng tại Ấn Độ Ý định sử dụng Nhân khẩu học Thuộc tính thẻ tín dụng + MILOV + Wendy Ming-Yen Teoh, Siong-Choy Chong, Shi Mid Yong, (2013) Tìm hiểu những yếu tố ảnh hưởng đến thái độ sử dụng thẻ tín dụng ở Malaysia Hành vi sử dụng Nhân khẩu học + Chính sách ngân hàng +

Thái độ đối với tiền -

Những nghiên cứu trong nước

PGS. TS Lê Thế Giới, Ths. Lê Văn Huy (2006) Mô hình nghiên cứu những nhân tố ảnh hưởng đến ý định và quyết định sử dụng thẻ ATM tại Việt Nam

Ý định sử dụng Yếu tố pháp lý + Hạ tầng công nghệ + Nhận thức vai trò của thẻ ATM + Độ tuổi người sử dụng - Khả năng sẵn sàng + Chính sách marketing + Tiện ích sử dụng thẻ + 2.3.2 Trần Phạm Tính, Phạm Lê Thông (2012) Các nhân tố ảnh hưởng đến quyết định sử dụng thẻ ATM của sinh viên tại Thành phố Cần Thơ Quyết định sử dụng Đặc điểm cá nhân + Thu nhập - Chi phí + Sự tiện lợi - Sự khuyến khích + Sự tin cậy - (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

Kết luận chương 2

Mặc dù chưa tổng hợp các kiến thức một cách toàn diện nhưng qua chương 2 chúng ta cũng đã có được sự hiểu biết cơ bản về thẻ tín dụng và các nhân tố ảnh hưởng đến quyết định sử dụng thẻ tín dụng của khách hàng.

Trong chương 2 đã tổng hợp các mô hình có liên quan đến đề tài nghiên cứu như: Thuyết hành vi dựđịnh, Mô hình chấp nhập công nghệ, Mô hình SERVQUAL, Mô hình chỉ số hài lòng khách hàng và các nghiên cứu trước đây cũng phần nào nhận diện được các nhân tố ảnh hưởng đến quyết định sử dụng thẻ tín dụng của khách hàng. Qua đó tạo tiền đề vững chắc để tác giả lựa chọn mô hình nghiên cứu phù hợp trong chương 3 của đề tài.

CHƯƠNG 3: PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CU

Một phần của tài liệu các yếu tố ảnh hưởng đến quyết định sử dụng dịch vụ thẻ tín dụng của ngân hàng hsbc, nghiên cứu khách hàng cá nhân tại thành phố hồ chí minh (Trang 30 - 40)