Đối với doanh nghiệp

Một phần của tài liệu Rào cản phi thuế quan của hoa kỳ đối với xuất khẩu hàng dệt may việt nam luận văn ths kinh tế 60 31 01 06 pdf (Trang 94 - 98)

3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu:

4.3.1. Đối với doanh nghiệp

- Chủ động triển khai áp dụng các hệ thống quản lý chất lượng

Nhằm khắc phục, thích ứng với các rào cản phi thuế quan của Hoa Kỳ, bản thân sản phẩm của doanh nghiệp phải thỏa mãn được các yêu cầu của Hoa Kỳ. Hoa Kỳ rất quan tâm đến các tiêu chuẩn chất lượng kèm theo các chứng chỉ về trách nhiệm xã hội và tiêu chuẩn an toàn với người tiêu dùng. Các doanh nghiệp dệt may Việt Nam nên chủ động triển khai áp dụng các hệ

86

thống quản lý chất lượng theo tiêu chuẩn quốc tế và đáp ứng yêu cầu bảo vệ sức khỏe và môi trường. Các doanh nghiệp cần phải chủ động xây dựng và triển khai áp dụng các hệ thống quản lý chất lượng quốc tế như: SA8000, WRAP... Ví dụ, các doanh nghiệp cần phải tuân thủ việc đảm bảo lương thưởng, thời gian làm việc cho công nhân theo đúng quy định, đầu tư thiết bị an toàn lao động để đáp ứng yêu cầu từ các tiêu chuẩn liên quan tới lao động do Hoa Kỳ quy định. Việc áp dụng hệ thống quy định về quản lý chất lượng, kỹ thuật liên quan đến hàng dệt may xuất khẩu tuy khắt khe, chi phí tốn kém nhưng các điều khoản đều rất cụ thể, chi tiết, có thể thực hiện được và đây là việc làm cần thiết để doanh nghiệp Việt Nam có chỗ đứng vững chắc trên thị trường Hoa Kỳ

- Tăng cường đầu tư cho các hoạt động nghiên cứu thị trường, xúc tiến thương mại

Nghiên cứu thị trường trong kinh doanh quốc tế là một loạt các thủ tục và kỹ thuật được đưa ra để giúp các nhà kinh doanh và doanh nghiệp có đầy đủ các thông tin cần thiết, từ đó có thể đưa ra quyết định chính xác, là điều kiện tiên quyết đầu tiên đối với bất kỳ một doanh nghiệp nào muốn tham gia vào thị trường quốc tế. Nghiên cứu thị trường nhằm giải đáp các vấn đề như nhu cầu của thị trường, thị hiếu tiêu dùng, khả năng và các nguồn cung cấp chủ yếu của các đối thủ cạnh tranh. Từ đó xác định được khả năng cạnh tranh của doanh nghiệp trên thị trường. Việc tìm hiểu thị trường Hoa Kỳ có vai trò quan trọng đối với các doanh nghiệp Việt Nam trong việc dự báo những thay đổi tại thị trường Hoa Kỳ. Các doanh nghiệp xuất khẩu hàng dệt may Việt Nam cũng cần lưu tâm đến các đạo luật quy định cụ thể về an toàn sản phẩm, nhãn hiệu sản phẩm lưu hành trên thị trường Hoa Kỳ như đạo luật Liên bang về thành phẩm, về sợi dễ cháy, an toàn sản phẩm cho người tiêu dùng, luật bảo hành và bảo vệ người tiêu dùng... Nắm bắt thông tin về các rào cản đang

87

áp dụng tại thị trường Hoa Kỳ sẽ giúp các doanh nghiệp Việt Nam chủ động hơn trong việc khắc phục những điểm yếu của mình, chủ động đối phó thích ứng với các rào cản. Các doanh nghiệp dệt may lớn nên có văn phòng đại diện tại thị trường Hoa Kỳ để vừa nghiên cứu thị trường vừa giới thiệu thương hiệu của mình. Vì chi phí nghiên cứu thị trường ở nước ngoài rất tốn kém, nên các doanh nghiệp quy mô nhỏ có thể sử dụng các kỹ năng và phương pháp nghiên cứu thị trường thông qua thu thập được từ trong nước từ Internet, kết hợp sử dụng phương pháp chuyên gia, sử dụng các cộng tác viên tại Hoa Kỳ đề nghị các tổ chức của Việt Nam như Thương vụ Việt Nam tại Hoa Kỳ giúp đỡ, thuê các chuyên gia tư vấn trong Hiệp hội dệt may Việt Nam vì họ là những người giàu kinh nghiệm, có khả năng phân tích hiệu quả.

Việc xây dựng thương hiệu có vai trò quyết định đối với doanh nghiệp Việt Nam vì sản phẩm có chất lượng mà không có thương hiệu thì doanh nghiệp đó cũng không được công nhận, khó thâm nhập vào thị trường Hoa Kỳ. Doanh nghiệp cần xây dựng nhãn hiệu và đăng ký bản quyền với các cơ quan có thẩm quyền để đảm bảo về mặt pháp lý. Sau đó, doanh nghiệp cần phải xây dựng được hình ảnh và vị thế của mình để từ đó sử dụng chiến lược phát triển, xúc tiến xuất khẩu phù hợp thông qua tiến hành tuyên truyền, quảng cáo hàng hóa bằng nhiều hình thức, tích cực tham gia các hội chợ, triển lãm quốc tế được tổ chức trong nước và nước ngoài. Thiết lập, xây dựng các trang Web trên mang Internet nhằm quảng bá hình ảnh về doanh nghiệp trên mạng, trang Web nên được thiết lập bằng tiếng Anh và được cập nhập thường xuyên mẫu mã sản phẩm cũng như tình hình sản xuất của doanh nghiệp.

- Đầu tư, đổi mới công nghệ sản xuất

Để nâng cao năng lực cạnh tranh của hàng dệt may, doanh nghiệp nên có chiến lược đầu tư đổi công nghệ, lựa chọn các thiết bị công nghệ tiên tiến. Đổi mới các thiết bị và công nghệ về dệt nhuộm nhằm nâng cao năng lực

88

cạnh tranh hơn trong lĩnh vực này. Tăng thiết bị dệt không thoi hiện đại, giảm dần máy dệt có thoi, thay thế các máy dệt kim cũ, công nghệ lạc hậu. Ngoài ra, doanh nghiệp cần quan tâm nâng cấp các hệ thống xử lý nước thải trong ngành nhuộm, đảm bảo môi trường làm việc an toàn cho người lao động.

- Đào tạo nguồn nhân lực

Cùng với đổi mới công nghệ sản xuất, các doanh nghiệp nên tổ chức đào tạo nâng cao năng lực đội ngũ cán bộ quản trị doanh nghiệp và chuyên viên kỹ thuật. Một nhà quản trị doanh nghiệp giỏi sẽ có tư duy chiến lược đúng đắn và xử lý tốt các tình huống bất thường do sự thay đổi của môi trường và thị trường. Tuy nhiên, đa phần đội ngũ cán bộ quản trị doanh nghiệp còn chưa hiểu biết đầy đủ về luật pháp của nước ngoài, đặc biệt là đối với Hoa Kỳ với hệ thống pháp luật phức tạp, đòi hỏi khắt khe. Vì vậy việc nâng cao năng lực của cán bộ quản trị doanh nghiệp rất quan trọng. Đồng thời, các doanh nghiệp nên đầu tư cho đội ngũ chuyên viên kỹ thuật vì một trong những nguyên nhân dẫn đến sản phẩm kém chất lượng không đáp ứng các tiêu chuẩn của Hoa Kỳ là do trình độ kỹ thuật còn hạn chế. Muốn cải thiện trình độ kỹ thuật của mình thì các doanh nghiệp phải có những chuyên gia giỏi về chuyên môn. Bằng việc tranh thủ các nguồn hỗ trợ tài chính của Nhà nước và các tổ chức quốc tế cho công tác đào tạo nhân lực, các doanh nghiệp chủ động bố trí kinh phí để đào tạo các chuyên gia giỏi theo yêu cầu của doanhg nghiệp. Doanh nghiệp cần phải liên kết với các doanh nghiệp nước ngoài để tranh thủ học tập kinh nghiệm làm việc.

- Tích cực đầu tư sản xuất và sử dụng nguyên liệu trong nước

Do phải nhập khẩu nguyên liệu lớn nên việc đầu tư các ngành công nghiệp phụ trợ vẫn chưa được quan tâm. Hậu quả là các doanh nghiệp Việt Nam lệ thuộc vào nguyên liệu nước ngoài và không chủ động được khi xuất hiện rào cản kỹ thuật từ phía Hoa Kỳ, ví dụ quy tắc xuất xứ. Để giảm bớt sự

89

phụ thuộc vào nước ngoài và chủ động hơn về chất lượng nguyên liệu cho dệt may, doanh nghiệp dệt may nên đầu tư vào sản xuất nguyên phụ liệu để có thể tự cung cấp và kiểm tra chất lượng nguyên liệu do mình sản xuất. Doanh nghiệp có thể đảm bảo được tính liên tục trong sản xuất và yên tâm về chất lượng của nguyên liệu như tỉ lệ các chất độc hại hóa học, chì... Doanh nghiệp nên ưu tiên sử dụng vải, bông trong nước để tăng tỷ lệ nội địa cho sản phẩm dệt may, dễ dàng kiểm tra chất lượng và khuyến khích sản xuất trong nước.

- Tăng cường liên doanh, liên kết với các doanh nghiệp cùng ngành trong nước và các đối tác Hoa Kỳ

Cần đẩy mạnh hơn nữa công tác liên doanh, liên kết với các công ty dệt may lớn với các doanh nghiệp địa phương nhằm tận dụng thế mạnh của hai bên vào sản xuất hàng xuất khẩu. Một số địa phương tự xây dựng nhà máy nhưng do yếu và thiếu các yếu tố về nguồn nguyên liệu, đất đai nhà xưởng ... nên hiệu quả sản xuất không cao, máy móc không hiệu quả, như vậy liên kết giữa các doanh nghiệp sẽ có lợi. Các doanh nghiệp có thể học hỏi kinh nghiệm lẫn nhau, để vượt qua các rào cản của Hoa Kỳ đặc biệt là các thủ tục hành chính, và thủ tục hải quan. Đây cũng là rào cản mà các doanh nghiệp dệt may Việt Nam trong thời gian qua thường mắc phải.Việc tăng cường liên doanh liên kết với các đối tác Hoa Kỳ sẽ giúp cho các doanh nghiệp Việt Nam tranh thủ được nguồn hỗ trợ tiềm lực mạnh, bảo đảm khả năng mở rộng thị trường, nắm bắt thông tin kịp thời, học hỏi được kinh nghiệm, khả năng ứng dụng khoa học kỹ thuật

Một phần của tài liệu Rào cản phi thuế quan của hoa kỳ đối với xuất khẩu hàng dệt may việt nam luận văn ths kinh tế 60 31 01 06 pdf (Trang 94 - 98)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(120 trang)