3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu:
3.4.3. Nguyên nhân của những tồn tại
- Hệ thống văn bản pháp luật Việt Nam chưa đầy đủ
Có thể thấy rằng, việc biên soạn, chỉnh sửa bộ tiêu chuẩn về môi trường trong ngành dệt may chưa kịp thời, các quy định áp dụng tiêu chuẩn về môi trường còn chung chung. Đối với việc xử phạt các doanh nghiệp, các chế tài áp dụng cho các doanh nghiệp vi phạm chưa khắt khe, còn lỏng lẻo và chưa được giảm sát chặt chẽ
- Doanh nghiệp Việt Nam chưa nắm bắt đầy đủ thông tin
Hiện tại vẫn có nhiều doanh nghiệp dệt may Việt Nam chưa nắm đầy đủ thông tin về các rào cản thương mại của Hoa Kỳ. Việc hỗ trợ của các ban ngành giúp ngành dệt may Việt Nam nâng cao nhận thức về trách nhiệm xã hội, tiêu chuẩn lao động vẫn chưa được quan tâm. Tổ chức hiệp hội dệt may vẫn chưa phát huy hết hiệu quả hoạt động. Hiệp hội dệt may Việt Nam vẫn chưa có bộ phận riêng chuyên thu thập và xử lý thông tin về thị trường Hoa Kỳ. Hiệp hội vẫn chưa có sự liên kết với các hiệp hội nước ngoài để nắm bắt thu thập thông tin. Các doanh nghiệp Việt Nam vẫn chưa có sự phối hợp với nhau, và chưa có bộ phận riêng tìm hiểu về luật lệ, quy định của Hoa Kỳ
- Nguyên phụ liệu cho ngành dệt may nhập khẩu tràn lan
Nguyên phụ liệu nhập khẩu tràn lan là nguyên nhân trực tiếp dẫn đến hàng dệt may Việt Nam không đáp ứng các tiêu chuẩn an toàn sản phẩm về nồng độ chất độc hại trong sản phẩm dệt may. Theo số liệu thống kê của Hiệp hội Dệt may Việt Nam (VITAS), ngành dệt may hiện nay phải nhập khẩu hầu hết nguyên phụ liệu cho sản xuất: 95% xơ bông, 70% sợi tổng hợp, 40% sợi xơ ngắn, 40% vải dệt kim và 60% vải dệt thoi, phụ liệu may khoảng 50%, hóa chất nhuộm và máy móc thiết bị gần 100%. [48]
Trong nhiều năm qua Việt nam phải nhập khẩu hầu hết các sản phẩm bông, xơ để phục vụ nhu cầu nguyên liệu cho ngành sợi. Theo nghiên cứu của
78
Đặng Thị Tuyết Nhung & Đinh Công Khải [67], nguyên nhân ngành bông, xơ Việt nam kém phát triển là do Việt Nam không có lợi thế cạnh tranh tự nhiên và không chú trọng đầu tư trong việc trồng bông và sản xuất xơ. Diện tích trồng bông của Việt Nam chưa cao vì đặc điểm của việc trồng bông là thâm dụng đất đai và chịu tác động nhiều bởi thời tiết, khí hậu vì bông được trồng chủ yếu ở vụ 2 trong mùa mưa nhờ nước mưa nên khó phù hợp với tất cả các vùng. Bên cạnh đó, trình độ thâm canh của nông dân chưa tốt, không có hệ thống thủy lợi hỗ trợ, sản xuất thu hoạch bằng tay nên năng suất kém xa các nước khác. Bảng 3.3 cho thấy năng suất bông, diện tích trồng bông, sản lương bông sợi của Việt Nam đã giảm từ mùa vụ 2010/11 đến mùa vụ 2013/14. Điều này dẫn tới giá bán không cạnh tranh so với các nước Bắc Mỹ và Châu Phi.
Bảng 3.3: Sản lƣợng bông Việt Nam(từ mùa vụ 2010/11 đến mùa vụ 2013/14)
2011/12 2012/13
% thay đổi mùa vụ 2012/13
so với mùa vụ 2011/12
Diện tích trồng bông (nghìn ha) 10,6 9,84 -7,0
Năng suất (tấn/ha) 1,34 1,28 -4,5
Sản lượng hạt bông (nghìn tấn) 14,2 12,58 -11,.4 Tốc độ tăng trưởng (%) 36,5 36,5
Sản lượng bông sợi (TMT) 5,18 4,59 -11,4 Sản lượng (nghìn kiện,
218kg/kiện) 24 21 -11,4
Nguồn: Bộ Nông nghiệp & Phát triển nông thôn, Tổng cục Thống kê Việt Nam, Dự báo của USDA
Về xơ, sợi, nhập khẩu xơ, sợi nguyên liệu của nước ta 5 tháng đầu năm 2015 ước đạt 326 ngàn tấn, trị giá 638 triệu USD, tăng 11,2% về lượng và 3,5% về trị giá so với cùng kỳ 2014. Tính riêng tháng 5/2015 nhập khẩu xơ
79
sợi nguyên liệu của nước ta ước đạt 75 ngàn tấn, trị giá 151 triệu USD, tăng 16,6% về lượng và 11,2% về trị giá so với tháng 5/2014. Giá sợi nhập khẩu bình quân 5 tháng đầu năm 2015 giảm nhẹ 6,8% so với cùng kỳ 2014, xuống 1,954 USD/tấn. Ngành sợi Việt Nam phát triển thuận lợi trong những năm qua xuất phát từ hai nguyên nhân chính. Thứ nhất, ngành sợi đã phát huy được lợi thế cạnh tranh về chi phí đầu vào thấp so với các nước mà cụ thể là chi phí nhân công và tiền thuê đất, tiền điện. Thứ hai là do nhu cầu sợi của thị trường của thế giới tăng nhanh trong những năm gần đây. Tuy nhiên, đa số lượng sợi sản xuất trong nước được xuất khẩu trong khi các doanh nghiệp dệt trong nước lại nhập khẩu sợi từ nước ngoài do cung và cầu trong nước chưa phù hợp với nhau về số lượng và chất lượng sợi. Chủ yếu xơ, sợi nhập từ Trung Quốc, Đài Loan, Hàn Quốc đều là những nước không thuộc TPP nên gây ra cản trở cho Việt Nam khi xuất khẩu dệt may vào thị trường Hoa Kỳ vì vướng phải quy tắc xuất xứ. Đối với ngành dệt nhuộm, ngành này có vai trò quyết định đến chi phí và chất lượng cuối cùng của sản phẩm may mặc lại chưa phát triển như kỳ vọng. Nước ta có khả năng nhuộm và hoàn tất 80.000 tấn vải dệt kim và 700 triệu mét vải dệt thoi mỗi năm. Tuy nhiên, chỉ khoảng 20-25% lượng vải dệt thoi đủ chất lượng để sản xuất thành phẩm xuất khẩu, còn vải dệt kim hầu hết không đủ tiêu chuẩn mà chủ yếu sử dụng cho thị trường nội địa [9].
- Năng suất lao động thấp
Công tác quản lý năng suất, chất lượng lao động tại các doanh nghiệp dệt may đã được đầu tư quan tâm và cải thiện trong những năm gần đây, tuy nhiên năng suất lao động vẫn thấp hơn so với một số quốc gia trong khu vực. Hiện nay, năng suất lao động trung bình trong ngành bằng 1/3 so với Hồng Kông, 1/4 so với Trung Quốc và bằng 1/8 so với Hàn Quốc, tính riêng với ngành dệt thì chỉ bằng 90% của Trung Quốc, 85% của Thái Lan [1]. Ðiều này
80
ảnh huởng rất nhiều đến giá thành, làm giảm tính cạnh tranh của sản phẩm. Ðồng thời gây khó khăn trực tiếp lên các doanh nghiệp khi sức ép về chi phí nhân công ngày càng tăng trong khi năng suất lao động lại không tương ứng.
- Khó khăn khi đầu tư vào ngành dệt nhuộm
Các nhà máy dệt vải, nhuộm và hoàn tất đòi hỏi những yêu cầu rất lớn về vốn, công nghệ, nhân lực, yêu cầu môi trường rất khắt khe. Các nhà máy in, nhuộm phải sử dụng nhiều hóa chất nên yêu cầu phải có hệ thống xử lý nước thải đạt chuẩn. Trong khi doanh nghiệp dệt đầu tư máy móc dệt, nhuộm đã rất tốn kém, lại phải đầu tư cả khâu xử lý nước thải là một gánh nặng quá lớn với doanh nghiệp. Điều này dẫn tới gia tăng chi phí sản xuất, giá sản phẩm sẽ cao, khó cạnh tranh với nguồn nguyên liệu nhập khẩu. Hiện tại Việt Nam chỉ có vài tỉnh đồng ý cho xây dựng nhà máy in, nhuộm hoàn tất với hệ thống xử lý nước thải tốt [68].
Chương 3 đã trình bày những rào cản phi thuế quan, đặc biệt là rào cản kỹ thuật và quy tắc xuất xứ, mà Hoa Kỳ áp dụng đối với hàng dệt may Việt Nam. Luận văn đã phân tích các ứng phó của Việt Nam đối với các rào cản và đánh giá những thành công và hạn chế của Việt Nam, chỉ ra nguyên nhân của các hạn chế. Từ những phân tích trong chương 3, luận vẵn sẽ đưa ra một số kiến nghị cho Việt Nam trong việc khắc phục, thích ứng với các rào cản phi thuế quan của Hoa Kỳ đối với hàng dệt may xuất khẩu của Việt Nam
81
Chƣơng 4
MỘT SỐ KIẾN NGHỊ NHẰM KHẮC PHỤC, THÍCH ỨNG VỚI RÀO CẢN PHI THUẾ QUAN CỦA HOA KỲ ĐỐI VỚI
HÀNG DỆT MAY XUÁT KHẨU VIỆT NAM 4.1. Xu hƣớng rào cản phi thuế quan hiện nay
Dưới sức ép về tiếp tục cắt giảm thuế quan, các hàng rào phi thuế quan sẽ trở thành nguồn rào cản chính đối với thương mại quốc tế. Hệ thống các quy định về kỹ thuật, về vệ sinh dịch tễ và bảo vệ động thực vật của các nước sẽ trở thành một loại rào cản trong thương mại quốc tế. Người tiêu dùng ngày càng nắm bắt được thông tin tốt hơn về các vấn đề sức khỏe và an toàn tiêu dùng. Do vậy, Chính phủ các nước sẽ phải chịu sức ép trong việc đảm bảo được hiệu quả quản lý và đảm bảo cung cấp được nguồn sản phẩm sạch cho người dân. Trước những áp lực ngày càng tăng nay, Nhà nước phải ban hành các quy định chặt chẽ trước khi thông quan hoặc yêu cầu rất khắt khe về quy trình sản xuất, chế biến... Hơn nữa, người tiêu dùng cũng quan tâm đến cách thức sản xuất ra các sản phẩm có sử dụng các sản phẩm hóa chất độc hại tác động tới cơ thế con người hay không. Dưới sức ép này, Chính phủ các nước sẽ ban hành các quy định ngày càng chi tiết và ở mức độ yêu cầu cao hơn, như vậy các rào cản mới trong thương mại quốc tế sẽ xuất hiện nhiều hơn.
Theo nghiên cứu của Viện Nghiên cứu thương mại, Bộ thương mại [8], một số xu hướng phát triển các rào cản phi thuế trong thương mại quốc tế như sau: - Các biện pháp được áp dụng ngày càng tinh vi hơn (quy trình sản xuất, nhãn mác sinh thái, quy tắc xuất xứ) làm phát sinh nhiều khoản chi phí cho kiểm tra và thay đổi công nghệ sản xuất.
- Các yêu cầu về bảo vệ con người, động thực vật và môi trường sinh thái ngày càng đòi đỏi cao về mức độ và diễn ra trên phạm vi rộng hơn.
82
- Các quy định bảo vệ người tiêu dùng sẽ được sử dụng nhiều hơn. Hiên tại có nhiều rào cản liên quan tới người tiêu dùng như quy định liên quan đến việc ghi nhãn hàng dệt may của Hoa Kỳ, các quy định tiêu chuẩn môi trường... Quy định ghi nhãn hàng dệt may nhằm đảm bảo cho người tiêu dùng có thông tin về sản phẩm: thành phần, nước sản xuất, cách giặt, tẩy, là, sấy... Quy định tiêu chuẩn môi trường đối với hàng dệt may quy định rõ không được dùng hóa chất nhuộm vải hay các chất trợ nhuộm độc hại với môi trường và không an toàn đối với người tiêu dùng. Ngoài ra, Hoa Kỳ còn có các luật an toàn sản phẩm tiêu dùng, luật liên bang về các chất nguy hiểm, luật về vải dễ cháy...Với lý do bảo vệ lợi ích người tiêu dùng sẽ không trái với các nguyên tắc tự do hóa thương mại, các rào cản liên quan tới bảo vệ người tiêu dùng sẽ ngày càng được áp dụng nhiều hơn
- Vấn đề đạo đức xã hội, bảo vệ các giá trị văn hóa cũng sẽ trở thành các quy định mang tính chất rào cản trong thương mại quốc tế (sản phẩm biến đổi gen, quy định về trách nhiệm xã hội SA 8000, tiêu chuẩn trách nhiệm toàn cầu WRAP). Hoa Kỳ rất coi trọng việc đáp ứng các tiêu chuẩn lao động trong doanh nghiệp, các tiêu chuẩn trách nhiệm xã hội, đặc biệt là các doanh nghiệp có đông lao động như ngành dệt may. Hiện nay Hoa Kỳ đang áp dụng hai tiêu chuẩn xã hội là tiêu chuẩn SA 8000 và tiêu chuẩn WRAP. Cả hai tiêu chuẩn này không bắt buộc, các doanh nghiệp dệt may áp dụng trên tinh thần tự nguyện. Nhưng trong đàm phán Hiệp định Đối tác xuyên Thái Bình Dương (TPP), các tiêu chuẩn về lao động lại là rào cản khó khăn đối với doanh nghiệp dệt may của Việt Nam.
- Các quy định về nguồn gốc xuất xứ ngày càng phức tạp và đóng vai trò quan trọng trong việc quyết định việc hưởng các mức thuế khác nhau với các mức ưu đãi khác nhau. Ngoài ra, quy tắc xuất xứ đối với hàng dệt may cũng được đưa ra thảo luận tại đàm phán TPP.
83
Những rào cản thương mại trên sẽ ngày càng được áp dụng nhiều hơn vì vậy việc dự báo chi tiết rất khó khăn. Theo báo cáo của UNCTAD [38], rào cản kỹ thuật được áp dụng với hơn 25% dòng sản phẩm và gần 80% thương mại quốc tế bị tác động. Trong việc áp dụng rào cản kỹ thuật, ngành may mặc có mức độ bị áp dụng các rảo cản kỹ thuật nhiều nhất.
4.2. Phƣơng hƣớng xuất khẩu dệt may Việt Nam vào thị trƣờng Hoa Kỳ trong thời gian tới trong thời gian tới
Ngày 11/04/2014, Bộ Công Thương ban hành Quyết định số 3218/QĐ- BCT phê duyệt quy hoạch phát triển ngành công nghiệp dệt may Việt Nam đến năm 2020, tầm nhìn đến năm 2030. Theo đó, mục tiêu tổng quát là xây dựng ngành công nghiệp dệt may trở thành một trong những ngành công nghiệp mũi nhọn, hướng về xuất khẩu và có khả năng đáp ứng nhu cầu tiêu dùng trong nước ngày càng cao; tạo nhiều việc làm cho xã hội; nâng cao khả năng cạnh tranh, hội nhập vững chắc vào nền kinh tế khu vực và thế giới; đảm bảo cho ngành dệt may phát triển bền vững, hiệu quả trên cơ sở công nghệ hiện đại, hệ thống quản lý chất lượng, quản lý lao động, quản lý môi trường theo các chuẩn mực quốc tế; đến năm 2020, ngành Dệt may xây dựng được một số thương hiệu nổi tiếng. Cụ thể:
- Giai đoạn 2013 đến 2015: tốc độ tăng trưởng về giá trị sản xuất công nghiệp toàn ngành đạt 12% đến 13%/năm, trong đó ngành dệt tăng 11% đến 12%/năm, ngành may tăng 13% đến 14%/năm. Tăng trưởng xuất khẩu đạt 10% đến 11%/năm. Tăng trưởng thị trường nội địa đạt 9% đến 10%/năm;
- Giai đoạn 2016 đến 2020: tốc độ tăng trưởng về giá trị sản xuất công nghiệp toàn ngành đạt 12% đến 13%/năm, trong đó ngành dệt tăng 13% đến 14%/năm, ngành may tăng 12% đến 13%/năm. Tăng trưởng xuất khẩu đạt 9% đến 10%/năm. Tăng trưởng thị trường nội địa đạt 10% đến 12%/năm;
84
- Giai đoạn 2021 đến 2030: tốc độ tăng trưởng về giá trị sản xuất công nghiệp toàn ngành đạt 9% đến 10%/năm. Trong đó ngành dệt tăng 10% đến 11%/năm, ngành may tăng 9% đến 10%/năm. Tăng trưởng xuất khẩu đạt 6% đến 7%/năm. Tăng trưởng thị trường nội địa đạt 8% đến 9%/năm;
Bảng 4.1: Các mục tiêu cụ thể của ngành dệt may đến năm 2030
Chỉ tiêu Đơn vị tính Năm 2015 Năm 2020 Năm 2030 1. Kim ngạch XK Tỷ USD 23 - 24 36-38 64-67 Tỷ lệ XK so cả nước % 15-16 13-14 9-10 2. Sử dụng lao động 1.000 ng 2.500 3.300 4.400 3. Sản phẩm chủ yếu - Bông xơ 1000 tấn 8 15 30 - Xơ, sợi tổng hợp 1000 tấn 400 700 1.500 - Sợi (kéo từ xơ cắt ngắn) 1000 tấn 900 1.300 2.200 - Vải các loại Tr.m2 1.500 2.000 4.500 - Sản phẩm may Tr.SP 4.000 6.000 9.000
4. Tỷ lệ nội địa hóa % 55 65 70
Nguồn: Bộ Công Thương
Việt Nam hiện nằm trong nhóm 15 nước xuất khẩu nhiều nhất vào thị trường Hoa Kỳ và hầu hết các mặt hàng xuất khẩu chủ lực của Việt Nam vào thị trường này đều nằm trong nhóm các mặt hàng có tốc độ tăng trưởng nhập khẩu dương. Theo các chuyên gia, thị trường Hoa Kỳ được dự báo sẽ vẫn tiếp tục có cầu ổn định với hàng hóa của Việt Nam. Hàng dệt may là mặt hàng chủ lực của Việt Nam và nắm vị thế cao tại thị trường Hoa Kỳ. Nhằm đảm bảo vị thế của mình, bên cạnh việc đưa ra định hướng Quy hoạch ngành công nghiệp Dệt May theo vùng lãnh thổ (PHỤ LỤC 4), Việt Nam còn đưa ra định hướng phát triển các sản phẩm, lĩnh vực quan trọng như:
85
- Tăng cường cho ngành may xuất khẩu để tận dụng cơ hội thị trường; trong đó: đa dạng hóa và nâng cao đẳng cấp mặt hàng may mặc, phát triển các mặt hàng có giá trị gia tăng cao; nâng cao năng suất lao động, nâng cao năng lực trong quản lý doanh nghiệp, thiết kế mẫu, quản lý chất lượng, xúc tiến