3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu:
2.4. Phƣơng pháp so sánh
Phương pháp so sánh được sử dụng để: Đối chiếu, tìm hiểu sự tương đồng và khác biệt về cơ chế, chính sách, điều kiện tự nhiên của Việt Nam với các quốc gia khác.
- Thông qua việc so sánh các chỉ số, việc phân tích các luận cứ, giả thuyết đưa ra sẽ sâu sắc hơn, quá trình đánh giá, nhìn nhận đánh giá được thực trạng xuất khẩu dệt may Việt Nam sang thị trường Hoa Kỳ. Điều này nhằm khắc phục những khoảng cách, sai số trong việc đánh giá các thông tin mang tính định tính.
42
- Xác định mức độ biến động tuyệt đối và mức độ biến động tương đối cùng xu hướng biến động của chỉ tiêu phân tích. Trên cơ sở đó có những khuyến nghị hiệu quả cho Việt Nam khắc phục thích ứng với rào cản phi thuế quan
Luận văn thực hiện phương pháp này theo các bước như sau:
Bước 1: Xác định các nội dung so sánh
Nội dung được so sánh chính là những nội dung liên quan, có ảnh hưởng, có mối liên hệ với vấn đề cần phân tích là so sánh kim ngạch xuất khẩu hàng dệt may của Việt Nam và Hoa Kỳ so với các quốc gia khác nhằm xác định đối thủ cạnh tranh trên thị trường xuất khẩu hàng dệt may tới Hoa K1EF3
Bước 2: Xác định phạm vi, vấn đề so sánh
Phạm vi được so sánh: so sánh kim ngạch xuất khẩu dệt may của Việt Nam sang thị trường Hoa Kỳ qua các năm. So sánh kim ngạch xuất khẩu dệt may sang thị trường Hoa Kỳ giữa Việt Nam và các quốc gia khác
Bước 3: Xác định điều kiện để so sánh các chỉ tiêu:
+ Đảm bảo thống nhất về nội dung của chỉ tiêu.
+ Đảm bảo tính thống nhất về phương pháp tính của các chỉ tiêu. Có những chỉ tiêu được thực hiện so sánh tuyệt đối, có những chỉ tiêu thực hiện so sánh tương đối.
+ Đảm bảo tính thống nhất về đơn vị tính, các chỉ tiêu về cả số lượng, thời gian và giá trị.
Bước 4: Xác định mục đích so sánh
Việc xác định mục đích so sánh sẽ giúp Luận văn tập trung phân tích và làm sáng tỏ vấn đề cần nghiên cứu.
Ví dụ: Việc so sánh dữ liệu xuất nhập khẩu theo hàng hóa, theo quốc gia, theo nhóm sản phẩm hoặc nhóm quốc gia có thể xác định được mặt hàng
43
thế mạnh của quốc gia, các đối thủ cạnh tranh với Việt Nam trong xuất khẩu hàng dệt may sang Hoa Kỳ.
Bước 5: Thực hiện và trình bày kết quả so sánh
Kết quả so sánh giúp Luận văn đưa ra những nhận xét, đánh giá, làm cơ sở cho những khuyến nghị đối với Việt Nam về những giải pháp khắc phục, thích ứng với rào cản phi thuế quan của Hoa Kỳ đối với hàng dệt may xuất khẩu của Việt Nam.