3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu:
3.4.1. Những thành công
- Kim ngạch xuất khẩu tăng và thị phần dệt may xuất khẩu của Việt Nam tại thị trường Hoa Kỳ được mở rộng
Dù các rào cản của Hoa Kỳ ngày càng tinh vi nhưng Việt Nam đã có những thích nghi và đổi mới nhất định để đáp ứng các rào cản này. Ngành dệt may xuất khẩu của Việt Nam sang thị trường Hoa Kỳ đã đạt được một số thành công như kim ngạch xuất khẩu dệt may của Việt Nam sang Hoa Kỳ luôn tăng, thị phần dệt may xuất khẩu của Việt Nam tại thị trường Hoa Kỳ được mở rộng. Doanh nghiệp Việt Nam đã chú trọng việc xây dựng và hoàn thiện hệ thống SA 8000, các tiêu chuẩn an toàn sản phẩm...theo đúng quy định quốc tế nên phần nào đó đã đáp ứng được yêu cầu của thị trường Hoa Kỳ.
- Chủng loại hàng hóa thị trường dệt may Việt Nam cũng ngày càng đa dạng, phong phú hơn
73
Chủng loại hàng hóa thị trường dệt may Việt Nam cũng ngày càng đa dạng, phong phú hơn về mẫu mã, chủng loại... Trước đây chủ yếu xuất khẩu áo sơ mi, áo thun.. thì hiện nay các công ty dệt may của Việt Nam đã xuất khẩu nhiều sản phẩm có kỹ thuật phức tạp, chất lượng cao như comple, veston theo hướng chuyên môn hóa cao. Sản phẩm dệt may Việt Nam đang dần đứng vững trên thị trường Hoa Kỳ và ngày càng thâm nhập sâu hơn vào thị trường này, Việt Nam luôn ở vị trí top đầu các nhà xuất khẩu dệt may vào Hoa Kỳ.
- Các doanh nghiệp đã nắm bắt được đầy đủ thông tin hơn
Về các quy định về kỹ thuật, nhìn chung các doanh nghiệp đã nắm bắt được những nguyên tắc cơ bản về nhãn mác, tiêu chuẩn an toàn sản phẩm. Bước đầu các doanh nghiệp Việt Nam đã có thông tin về các tiêu chuẩn lao động và trách nhiệm xã hội thông qua việc cải tiến máy móc, thiết bị, chấp nhận bỏ ra chi phí lớn để có được các chứng chỉ quốc tế như SA 8000 hay WRAP.
- Công nghệ sản xuất hàng may mặc được cải thiện
Trong lĩnh vực may mặc, cơ cấu sản phẩm ngành may có sự thay đổi đáng kể, các chủng loại mặt hàng may mặc phần lớn đủ tiêu chuẩn xuất khẩu sang Hoa Kỳ do có trình độ công nghệ được đánh giá là khá tiên tiến và có thể cạnh tranh được với một số nước trong khu vực. Ngành may có tốc độ đổi mới khá nhanh, trong vòng mấy năm trở lại đây, đã đổi mới được khoảng 95% máy móc thiết bị, trong đó có khoảng 40% máy móc chất lượng cao, tự động hóa sản xuất như: máy cắt chỉ tự động, ráp sơ đồ tự động, trải vải tự động...[43]
- Năng lực xuất khẩu dệt may được nâng cao
Năng lực xuất khẩu hàng dệt may vào thị trường Hoa Kỳ cũng đã được nâng cao, nhiều thương hiệu hàng dệt may Việt Nam đã có vị trí nhất định trên thị trường Hoa Kỳ, được nhiều người tiêu dùng Hoa Kỳ biết đến như
74
Molis (Công ty dệt Phong Phú), Fhouse (Công ty may Phương Đông), Sanding (Công ty May Sài Gòn 2), Newera (Công ty may Đức Giang). Trước đây, các doanh nghiệp dệt may chỉ có thể xuất khẩu vào thị trường Hoa Kỳ qua trung gian, thường xuyên bị động trong việc tìm kiếm đối tác, thì hiện nay họ đã chủ động hơn và tiến hành xuất khẩu theo nhiều hình thức như xuất khẩu trực tiếp cho nhà nhập khẩu Hoa Kỳ, tiến hành liên doanh liên kết với nước ngoài, tham gia vào các hội chợ quốc tế như Hội chợ Magic (Hội chợ chuyên về hàng dệt may lớn nhất thế giới tổ chức tại Las Vegas – Hoa Kỳ) và thành lập văn phòng đại diện tại Hoa Kỳ. Nhiều doanh nghiệp tự tiếp cận đối tác, trực tiếp ký hợp đồng bán sản phẩm cho đối tác Hoa Kỳ như Công ty may Thăng Long, Công ty dệt Việt Thắng, Công ty Dệt may Hà Nội, Công ty Dệt may Thành Công...