Kim ngạch xuất khẩu

Một phần của tài liệu Rào cản phi thuế quan của hoa kỳ đối với xuất khẩu hàng dệt may việt nam luận văn ths kinh tế 60 31 01 06 pdf (Trang 54 - 59)

3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu:

3.1.1. Kim ngạch xuất khẩu

Dệt may là một trong những ngành xuất khẩu quan trọng nhất của Việt Nam. Từ nhiều năm qua, sản phẩm dệt may Việt Nam không ngừng phát triển về số lượng, cơ cấu chủng loại và giá trị kim ngạch, trở thành mặt hàng xuất khẩu chủ lực và chiếm vị trí quan trọng trong nền kinh tế quốc dân. Với 2,5 triệu lao động, và 6000 doanh nghiệp [45], ngành công nghiệp dệt may là một ngành công nghiệp hàng đầu cho sự phát triển tổng thể và công nghiệp hóa.

Hình 3.1 cho thấy kim ngạch xuất khẩu hàng dệt may vào thị trường Hoa Kỳ giảm nhẹ trong năm 2009, nhưng đã tăng trở lại vào năm 2010, và duy trì mức tăng đều đặn đến năm 2014. Xuất khẩu dệt may của Việt Nam sang thị trường Hoa Kỳ, mặc dù kim ngạch nhỏ hơn so với Trung Quốc, nhưng đã phát triển nhanh hơn, tăng từ mức 5,42 tỉ USD 2008 đến hơn 9,96 tỉ USD năm 2014. Tốc độ tăng trưởng xuất khẩu dệt may Việt Nam vào thị trường Hoa Kỳ tăng mạnh nhất vào năm 2010, tăng 18,01% so với năm 2009.

46 Đơn vị: tỉ USD -5% 0% 5% 10% 15% 20% - 2,00 4,00 6,00 8,00 10,00 12,00 2008 2009 2010 2011 2012 2013 2014

Giá trị xuất khẩu %Tăng trưởng

Hình 3.1: Kim ngạch xuất khẩu hàng dệt may vào thị trƣờng Hoa Kỳ năm 2008 – 2014

Nguồn: U.S. Department of Commerce, Office of Textiles and Apparel.

Đơn vị: Tỉ USD

Hình 3.2. Nhập khẩu may mặc vào Hoa Kỳ

Nguồn: OTEXA

Riêng với may mặc, kim ngạch xuất khẩu hàng may mặc của Việt Nam trong năm 2013 gấp hơn hai lần giá trị nhập khẩu may mặc của Mexico (hình

47

3.2). Vải kỹ thuật xuất khẩu từ Việt Nam sang Mỹ cũng tăng trong những năm gần đây, tổng cộng 186 triệu USD trong năm 2013, nhưng đến nay vẫn còn nhỏ hơn so với xuất khẩu hàng may mặc. Trong số các nước châu Á và Thái Bình Dương thuộc TPP, Việt Nam là quốc gia duy nhất có thương mại dệt may đáng kể đối với Hoa Kỳ.

Bảng 3.1: Cơ cấu mặt hàng xuất khẩu của Việt Nam sang Hoa Kỳ năm 2012 - 2013

Đơn vị: Triệu USD

STT Tên hàng Năm 2012 Năm 2013 Tăng/giảm so với năm trƣớc (%) 1 Sản phẩm dệt may 7.457 8.612 15,5 2 Giày dép các loại 2.243 2.631 17,3 3 Gỗ và sản phẩm từ gỗ 1.766 1.982 12,2

4 Máy vi tính, sản phẩm điện tử & linh kiện 935 1.474 57,6

5 Hàng thủy sản 1.166 1.463 25,5

6 Máy móc, thiết bị, dụng cụ & phụ tùng 943 1,010 7,1 7 Túi xách, ví, vali mũ và ô dù 624 836 34 8 Điện thoại các loại và linh kiện 140 753 439,2

9 Hạt điều 407 539 32,6

10 Dầu thô 362 506 39,9

Nguồn: Tổng cục Hải quan

Về cơ cấu xuất khẩu của Việt Nam vào thị trường Hoa Kỳ, hàng dệt may vẫn là mặt hàng xuất khẩu chủ lực của Việt Nam trong nhiều năm qua (Bảng 3.1). Hoa Kỳ luôn là thị trường dẫn đầu về nhập khẩu hàng dệt may của Việt Nam. Hoa Kỳ đang dần trở thành một thị trường xuất khẩu đầy tiềm năng đối với hàng dệt may Việt Nam khi gần 50% kim ngạch xuất khẩu hàng dệt may của Việt Nam được xuất khẩu sang thị trường Hoa Kỳ. (Hình 3.3).

48

Hình 3.3: Tỷ trọng hàng dệt may Việt Nam xuất khẩu sang các thị trƣờng chính trong 10 tháng năm 2014

Nguồn: Tổng cục hải quan

49

Tính đến tháng 11/2014

Hình 3.4: Thị phần các quốc gia xuất khẩu hàng dệt may vào Hoa Kỳ

Nguồn: OTEXA

Thị phần của Việt Nam tại Hoa Kỳ đã được mở rộng trong khi thị phần của các nước khác như Trung Quốc, Bangladesh, Campuchia giảm. Con số ấn tượng này cho thấy khả năng cạnh tranh của sản phẩm Việt Nam ngày càng tốt hơn tại thị trường Mỹ. Bên cạnh đó, Hoa Kỳ cũng là một trong những nước lớn tham gia đàm phán Hiệp định đối tác xuyên Thái Bình Dương (TPP), do đó đây sẽ là thị trường tiềm năng của dệt may Việt Nam trong tương lai. Về thị phần xuất khẩu hàng dệt may của Việt Nam tại thị trường Hoa Kỳ, cùng với tăng trưởng xuất khẩu dệt may liên tục trong những năm gần đây thì thị phần xuất khẩu dệt may Việt Nam vào thị trường Hoa Kỳ cũng tăng lên (Hình 3.4). Theo hình 3.4, tại thị trường Hoa Kỳ, thị phần dệt may Trung Quốc chiếm 37,4% thị phần tính đến tháng 11/2013 nhưng đã giảm còn 36,6% tính đến tháng 11/2014. Thay vào đó, thị phần hàng dệt may của Việt Nam đã tăng lên tại thị trường này, từ 10,1% (tính đến tháng 11/2013) lên tới

50

11,3% (tính đến tháng 11/2014). Điều này khẳng định sức cạnh tranh của mặt hàng dệt may xuất khẩu của Việt Nam ngày càng gia tăng.

Một phần của tài liệu Rào cản phi thuế quan của hoa kỳ đối với xuất khẩu hàng dệt may việt nam luận văn ths kinh tế 60 31 01 06 pdf (Trang 54 - 59)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(120 trang)