Định hướng phát triển kinh tế-xã hội Thanh Hóa đến năm 2020

Một phần của tài liệu Quản lý nhà nước về công nghiệp trên địa bàn tỉnh thanh hóa (Trang 80 - 107)

Theo QĐ 2255/QĐ-UBND tỉnh Thanh Hóa ngày 25/06/2010 về việc phê duyệt quy hoạch tổng thể phát triển Công nghiệp và Thương mại tỉnh Thanh Hóa đến năm 2020, quan điểm phát triển công nghiệp của tỉnh là:

Tiếp tục khai thác có hiệu quả các tiểm năng, lợi thế về tài nguyên, lao động vị trí địa lý để phát triển công nghiệp theo hướng chế biến sâu, ưu tiên phát triển các ngành công nghiệp có hàm lượng công nghệ cao, có lợi thế cạnh tranh, có thị trường, giảm dần và loại bỏ các dự án đầu tư công nghệ lạc hậu, gây ô nhiễm môi trường nhằm tiết kiệm tài nguyên, đảm bảo tăng trưởng bền vững.

Phát triển công nghiệp toàn diện: Quan tâm phát triển tiểu thủ công nghiệp, công nghiệp nông thôn, phát triển mạnh công nghiệp vùng biển trên cơ sở khai thác các tiềm năng thế mạnh Biển Đông và Khu Kinh tế Nghi Sơn,

chú trọng phát triển công nghiệp sử dụng nhiều lao động tại các vùng đồng bằng và phát triển công nghiệp khu vực kinh tế Cửa khẩu miền núi, tạo điều kiện từng bước thu hẹp khoảng cách phát triển giữa các vùng trong tỉnh.

Khuyến khích mọi thành phần kinh tế tham gia đầu tư kinh doanh hạ tầng Khu công nghiệp, Cụm công nghiệp; Quan tâm quy hoạch, đầu tư xây dựng các Khu công nghiệp, Khu công nghệ cao. Thu hút mạnh đầu tư trong nước và nước ngoài; khai thác có hiệu quả các nguồn vốn của các thành phần kinh tế cho phát triển công nghiệp, tiểu thủ công nghiệp.

Phát triển công nghiệp vừa phải phù hợp với quy hoạch tổng thể phát triển kinh tế - xã hội của tỉnh, vừa tạo động lực quan trọng thúc đẩy quá trình chuyển dịch cơ cấu kinh tế, cơ cấu lao động

Cơ cấu ngành, tỷ trọng ngành công nghiệp, thúc đẩy chuyển dịch cơ cấu ngành, nâng cao tỷ trọng giá trị gia tăng công nghiệp trên giá trị sản xuất công

70

nghiệp; thúc đẩy chuyển dịch cơ cấu, phát triển công nghiệp hỗ trợ; phát triển nhân lực chất lượng cao cho các ngành công nghiệp mới, gắn phát triển nguồn nhân lực với phát triển thị trường lao động, đổi mới hệ thống giáo dục và đào tạo.

Theo mục tiêu phát triển công nghiệp của tỉnh Thanh Hoá phấn đấu đến năm 2015 sẽ nằm trong tốp trung bình của cả nước. Đến năm 2020 cơ bản Thanh Hóa trở thành tỉnh công nghiệp, là Trung tâm kinh tế mạnh của vùng Bắc Trung Bộ và cả nước". Để thực hiện được điều này, quy hoạch phát triển công nghiệp tỉnh đã đề ra hướng đi cụ thể: Công nghiệp Thanh Hóa tiếp tục phát triển theo mô hình cực tăng trưởng, đổi mới, hoàn thiện cơ cấu nội bộ ngành công nghiệp theo hướng nâng cao trình độ công nghệ, tập trung vào các nhóm ngành công nghiệp trọng điểm của tỉnh là thực phẩm, hóa chất, cơ khí luyện kim, vật liệu xây dựng, dệt may, da giày trong đó ưu tiên ngành chế biến thực phẩm và sản xuất vật liệu xây dựng. Nâng cao chất lượng sản phẩm và những ngành nghề truyền thống, tạo ra bước đột phá đáng kể trong cơ cấu lao động, sản phẩm công nghiệp của tỉnh

Theo định hướng phát triển công nghiệp tỉnh Thanh Hóa đề ra chỉ tiêu - Tốc độ tăng trưởng GDP công nghiệp giai đoạn 2011-2015 bình quân đạt 24.4%/năm; giai đoạn 2016-2020 bình quân đạt 20,42%/năm, cả giai đoạn 2011- 2020 bình quân đạt 22.39%.

- Tỷ trọng ngành công nghiệp trong GDP năm 2015 là 36.40%, đến năm 2020 là 35.70%.

- Giá trị sản xuất công nghiệp năm 2015 đạt 60.000 tỷ đồng, năm 2020 đạt 125.000 tỷ đồng.

- Tốc độ tăng trưởng GTSXCN giai đoạn 2011-2015 bình quân đạt 28,09%/năm, giai đoạn 2016-2020 bình quân đạt 15.81%/năm, cả giai đoạn 2011- 2020 đạt bình quân 21,8%/năm

- Về trình độ công nghệ: đến năm 2020 tỷ trọng công nghiệp có trình độ công nghệ trung bình và công nghệ cao trên 75%. Trong đó, công nghệ cao từ 40- 45%, đạt tiêu chí chung của công nghiệp cả nước.

71

hiệu quả và bền vững, tạo sự chuyển biến căn bản về chất lượng tăng trưởng và sức cạnh tranh của nền kinh tế, có cơ cấu kinh tế hợp lý, hệ thống kết cấu hạ tầng kinh tế - xã hội được phát triển đồng bộ, hiện đại.

4.1.2. Phương hướng quản lý nhà nước về công nghiệp trên địa bàn tỉnh Thanh Hóa

Quản lý nhà nước về công nghiệp theo hướng bảo đảm phù hợp chiến lược phát triển công nghiệp nhà nước và chiến lược phát triển công nghiệp của tỉnh. Đẩy mạnh phát triển công nghiệp phù hợp với tiềm năng thế mạnh của từng khu vực và phát triển các ngành chủ lực như công nghiệp khai thác và chế biến khoáng sản; sản xuất vật liệu xây dựng, công nghiệp điện năng; công nghiệp chế biến nông, lâm, sản. Xây dựng một số khu, cụm công nghiệp, cụm làng nghề nông thôn có quy mô phù hợp gắn với việc bố trí lại dân cư và các điểm đô thị mới dọc theo tuyến đường Hồ Chí Minh.

Tập trung mọi nguồn lực để đầu tư phát triển mạnh và toàn diện vùng ven biển, sớm xây dựng vùng này thành khu vực kinh tế năng động, làm động lực thúc đẩy tăng trưởng kinh tế của tỉnh và cả vùng Bắc Trung Bộ, đồng thời có tác động lan toả lớn đến các vùng nội địa phía trong

Quản lý đầu tư kết cấu hạ tầng Khu kinh tế Nghi Sơn và đô thị mới Nghi Sơn theo quy hoạch để thu hút đầu tư trong và ngoài nước. Phát triển mạnh các ngành công nghiệp có lợi thế gần cảng và các ngành công nghiệp chủ lực, giám sát, kiểm tra tiến độ xây dựng các khu công nghiệp và các dự án công nghiệp lớn. Để thực hiện định hướng phát triển đối với từng vùng, miền, khu vực của tỉnh phải lấy việc phát triển các khu kinh tế động lực làm khâu trọng tâm, cần giành sự quan tâm chỉ đạo cũng như nguồn lực tập trung cho sự phát triển ở các khu vực này. Sự hình thành và phát triển của các khu kinh tế động lực là đòn bẩy thúc đẩy nền kinh tế của tỉnh phát triển với tốc độ cao, hiệu quả cân đối và bền vững

- Quản lý nhà nước về công nghiệp, tập trung phát triển mạnh các ngành công nghiệp đang có lợi thế cạnh tranh, có thị trường và giải quyết nhiều lao động trong các ngành chế biến nông, lâm, thuỷ sản, thực phẩm, gia công cơ khí, lắp ráp điện tử, vật liệu xây dựng, kết hợp phát triển có chọn lọc một số ngành công nghiệp sản xuất, tư liệu sản xuất quan trọng như năng lượng, hoá chất, luyện kim, dầu mỏ

72

khí hóa lỏng,… để tăng khả năng tự chủ của nền kinh tế; tiếp tục đổi mới, sắp xếp và phát triển doanh nghiệp nhà nước theo hướng hình thành một số tập đoàn kinh tế, tổng công ty mạnh, phát triển hiệu quả và bền vững, đa sở hữu làm nòng cốt trong một số lĩnh vực then chốt. Đồng thời, tập trung phát triển năng lực nghiên cứu thiết kế sản phẩm công nghiệp và chuyển dịch mạnh sang các ngành công nghiệp chế tác có tiềm năng, có hàm lượng công nghệ cao để tạo bước nhảy vọt về chất lượng phát triển, nâng cao năng suất lao động, chuyển dịch và phát triển công nghiệp ở nông thôn, gắn kết phát triển công nghiệp với quá trình đô thị hoá. Tập trung thu hút đầu tư từ các tập đoàn đa quốc gia, sẵn sàng tham gia liên kết kinh tế dưới nhiều hình thức để đến năm 2020 công nghiệp Việt Nam trở thành một bộ phận khăng khít của hệ thống công nghiệp khu vực và thế giới.

Để Thanh Hoá sớm trở thành tỉnh công nghiệp và phát triển công nghiệp theo hướng hiệu quả, Thanh Hóa phải đổi mới công tác quản lý nhà nước để phát triển công nghiệp trong thời gian tới cần rà soát chức năng nhiệm vụ của từng ngành trên cơ sở thực tế của địa phương, để xây dựng chức nhiệm vụ cho từng ngành cụ thể, rõ ràng không bị chồng chéo và gắn trách nhiệm cho từng ngành. Quản lý việc xây dựng các quy hoạch, kế hoạch của các ngành sao cho thống nhất, đồng bộ có khả thi cao, có chiến lược lâu dài. Đặc biệt quy hoạch phải phù hợp với vùng, miền khu vực giữa vùng nguyên liêụ và cơ sở sản xuất

Đẩy mạnh công tác cải cách hành chính, nâng cao trách nhiệm của các ngành, các cấp trong công tác quản lý, nhằm tạo môi trường thông thoáng, nhanh gọn, minh bạch để nâng cao khả năng cạnh tranh, đồng thời quản lý nghiêm ngặt việc đầu tư, chuyển giao công nghệ của các doanh ngiệp ưu tiên công nghệ tiên tiến, hạn chế thấp nhất việc đầu tư công nghệ lạc hậu kém hiệu quả gây ô nhiễm môi trường

Hoàn chỉnh quy hoạch và đẩy mạnh phát triển kinh tế thuộc các vùng của tỉnh, theo hành lang các tuyến giao thông trọng điểm, tập trung đầu tư chiều sâu, ưu tiên phát triển công nghệ sản xuất các sản phẩm có hàm lượng công nghệ cao và các sản phẩm có lợi thế cạnh tranh, khuyến khích phát triển công nghiệp nông thôn, làng nghề gắn với bảo vệ môi trường

73

4.2. Giải pháp hoàn thiện công tác quản lý nhà nước về công nghiệp trên địa bàn tỉnh Thanh Hóa

4.2.1. Nhóm giải pháp về: Xác định định hướng chiến lược, tiến hành đánh giá tổng thể để hoàn thiện quy hoạch, kế hoạch phát triển công nghiệp của tỉnh Thanh Hóa.

- Cần tiến hành rà soát, đánh giá tổng thể quy hoạch, để hoàn thiện quy hoạch, kế hoạch phát triển công nghiệp mang tính dài hạn, hạn chế sự điều chỉnh, đăt biệt là đối với các chỉ tiêu lớn, đảm bảo tính khả thi cao trong từng giai đoạn, trên cơ sở rà soát quy hoạch kinh tế -xã hội của tỉnh và quy hoạch của các ngành kinh tế khác, rất cần sự phối hợp, tham gia và đồng thuận trách nhiệm giữa các Sở, Ban, UBND các huyện, thị xã liên thực hiện. (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

- Cần phân chia giai đoạn để xác định những bước đi phù hợp cho từng giai đoạn. Do vậy việc xây dựng quy hoạch, kế hoạch cần bám sát các mục tiêu và định hướng phát triển trong quy hoạch, phải thể hiện sự phù với quy hoạch của nhà nước, của tỉnh và cụ thể hóa được các mục tiêu quy hoạch, lấy các mục tiêu quy hoạch làm cơ sở xây dựng kế hoạch 5 năm và hàng năm. Trong quá trình thực hiện sẽ có nhiều vấn đề mới nảy sinh, mà bản thân quy hoạch không thể lường hết được. Hơn thế nữa bản thân quy hoạch tổng thể không thể bao quát hết được mọi chi tiết của vấn đề. Cần tiến hành điều tra, đánh giá, cập nhật các tài liệu cơ bản, chính xác các nguồn tài nguyên làm cơ sở chắc chắn cho nghiên cứu phát triển

- Cần xây dựng các chính sách khuyến khích mọi thành phần kinh tế đầu tư phát triển kinh doanh các hạ tầng khu, cụm công nghiệp, khu công nghệ cao, khu vực Kinh tế Cửa khẩu miền núi; cụm công nghiệp, phát triển công nghiệp theo hư- ớng giảm dần khoảng cách giữa các vùng, miền trong tỉnh và loại bỏ các dự án đầu tư công nghệ lạc hậu, gây ô nhiễm môi trường, tiết kiệm tài nguyên, đảm bảo chất lượng tăng trưởng bền vững. Như vậy, các ngành công nghiệp được ưu tiên phát triển của Thanh Hoá cần khai thác được tiềm năng, thế mạnh của tỉnh.

74

+ Về khu công nghiệp đến năm 2020 ngoài các Khu kinh tế Nghi Sơn, 10 khu công nghiệp trên địa bàn tỉnh, Thanh Hóa cần xây dựng hoàn chỉnh 10 khu

công nghiệp. Duy trì và phát triển mở rộng 05 khu công nghiệp hiện có, đặc biệt các

khu công nghiệp tại Khu kinh tế Nghi Sơn sẽ hình thành và phát triển một số khu, cụm công nghiệp được xác định là giữ vai trò động lực, hạt nhân thúc đẩy phát triển kinh tế - xã hội trong khu vực Bắc miền Ttrung. Định hướng là xây dựng Nghi Sơn thành khu kinh tế tổng hợp liên vùng, có nội dung hoạt động rộng, đa chức năng với Khu liên hợp lọc hóa dầu, khu đóng mới và sửa chữa tàu biển Nghi Sơn, trung tâm nhiệt điện Nghi Sơn, khu nhà máy xi măng Nghi Sơn, khu công nghiệp Nghi Sơn, tập trung phát triển vào các ngành công nghiệp lọc hóa dầu và sau hóa dầu, công nghiệp cơ khí chế tạo động cơ, đóng tàu, tự động hóa, công nghiệp chế biến thực phẩm công nghệ cao trong đó ưu tiên thu hút các ngành công nghiệp có công nghệ tiên tiến, không gây ảnh hưởng tới môi trường, từ đó hình thành các ngành công nghiệp mũi nhọn, tạo ra những sản phẩm có chất lượng và cạnh tranh cao;

+ Thanh Hóa còn định hướng phát triển các cụm công nghiệp, cụm làng nghề quy mô nhỏ và vừa ở các huyện, thị xã trong tỉnh, từng bước hình thành hệ thống các khu, cụm công nghiệp, cụm làng nghề, tạo các cực tăng trưởng bền vững. Ngoài ra việc lựa chọn xây dựng phát triển phải vận dụng phù hợp với tinh thần các quyết định mới đây của Thủ tướng Chính phủ tại Quyết định số 105/2009/QĐ-TTg ngày 19-8-2009 “về ban hành quy chế quản lý cụm công nghiệp”; Quyết định số 391/QĐ-TTg ngày 18-4-2008 về rà soát, kiểm tra thực trạng việc quản lý quy hoạch, kế hoạch và sử dụng đất 5 năm 2006 - 2010 trên địa bàn cả nước, trong đó rà soát, kiểm tra thực trạng công tác quản lý quy hoạch, kế hoạch, sử dụng đất nông nghiệp 05 năm 2009 - 2014 nói chung và đất trồng lúa nước nói riêng”.

Trên tinh thần đó sau khi rà soát, đến năm 2020 trên địa bàn toàn tỉnh cần tập trung xây dựng dứt điểm tổng số 55 Cụm theo quyết định số 604/QĐ-UBND ngày 1/03/2011 của tỉnh Thanh Hóa, trong đó: Có 10 cụm công nghiệp đã cơ bản hoàn thành, với diện tích thuê 113,35 ha, chiếm 75,6% so với diện tích quy hoạch; 82 cơ sở đầu tư sản xuất kinh doanh trong cụm, tạo việc làm cho khoảng 5.267 lao động.

75

Vốn đầu tư xây dựng hạ tầng 10 cụm công nghiệp là 199,26 tỷ đồng gồm các hạng mục: Điện, nước, san lấp mặt bằng, đường giao thông; còn lại 26 cụm công nghiệp đã có một số doanh nghiệp sản xuất kinh doanh trong cụm, với diện tích thuê 335,03 ha, chiếm 40,0% so với diện tích quy hoạch; 177 cơ sở đâu tư sản xuất kinh doanh trong cụm, tạo việc làm cho khoảng 13.355 lao động.

+ Hoàn thiện quy hoạch ngành gắn với vùng kinh tế để ưu tiên đầu tư phát triển theo lợi thế của từng vùng, rà soát, điều chỉnh các quy hoạch đã có và xây dựng mới các quy hoạch còn thiếu, xây dựng quy hoạch chi tiết các khu, cụm công nghiệp, vùng nguyên liệu; cơ sở hạ tầng của các khu, cụm công nghiệp trên địa bàn Thanh Hóa. Phát triển các cơ sở sản xuất nguyên vật liệu ổn định cho các ngành công nghiệp.

+ Hoàn thiện điều chỉnh quy hoạch phát triển công nghiệp đến năm

2020, tầm nhìn đến năm 2030, nhằm định hướng về nội dung, lộ trình phát triển

của từng ngành công nghiệp, các chương trình đầu tư và các giải pháp tổ chức thực hiện. Đây là nhiệm vụ quan trọng hàng đầu trong công tác quy hoạch, là cơ sở khoa học và thực tiễn để xây dựng kế hoạch dài hạn, trung hạn và kế hoạch hàng năm, thực hiện tốt công tác quản lý và triển khai quy hoạch theo đúng tiến độ, bổ sung kịp thời các phát sinh trong quá trình phát triển

+ Hình thành các Trung tâm công nghiệp theo vùng gắn với lợi thế và nguồn lực của từng vùng để ưu tiên phát triển. Đối với vùng đồng bằng, tập trung phát triển các ngành công nghiệp sạch, công nghệp cao, công nghiệp chế biến gắn với giải quyết nhiều lao động tại chỗ; đối với vùng trung du cần phát triển ngành chế biến nông, lâm, thủy hải sản, vật liệu xây dựng... gắn với vùng nguyên liệu và đối

Một phần của tài liệu Quản lý nhà nước về công nghiệp trên địa bàn tỉnh thanh hóa (Trang 80 - 107)