1.3.4.1. Xây dựng chiến lược, quy hoạch, kế hoạch phát triển công nghiệp của tỉnh - Xây dựng chiến lược phát triển công nghiệp của tỉnh
16
triển kinh tế - xã hội vì công nghiệp giữ vai trò chủ đạo trong cơ cấu kinh tế. Nó xác định tầm nhìn của một quá trình phát triển dài hạn với sự nhất quán về con đường và các giải pháp cơ bản để thực hiện. Xác định cơ cấu công nghiệp theo ngành, vùng và lựa chọn địa điểm phân bố sản xuất là một nhiệm vụ chiến lược có tác động trực tiếp lâu dài đến sự phát triển công nghiệp của tỉnh, ngành, vùng. Với định hướng phát triển vùng kinh tế khác nhau thì định hướng phát triển công nghiệp của tỉnh, ngành, vùng cũng khác nhau.
Chiến lược phát triển công nghiệp giữ vị trí trọng yếu trong chiến lược phát
triển kinh tế - xã hội là một kế hoạch tổng thể dài hạn, có tầm nhìn của một quá trình phát triển dài hạn với sự nhất quán về con đường và các giải pháp cơ bản để thực hiện. Trên cơ sở chiến lược dài hạn để xác định mục tiêu phát triển công nghiệp từng thời kỳ phù hợp với lộ trình chiến lược tổng thể dài hạn, nhằm đạt được mục tiêu phát triển công nghiệp có khả năng cạnh tranh trên qui mô toàn cầu là định hướng và cách thức phát triển công nghiệp mang tính toàn cục, làm cơ sở cho những hoạch định chính sách, định hướng xây dựng quy hoạch, kế hoạch phát triển trung và ngắn hạn về kinh tế - xã hội của tỉnh.
Một chiến lược phát triển công nghiệp có hiệu quả phải đạt được sự duy trì và phát triển vị thế cạnh tranh của ngành công nghiệp. Áp lực toàn cầu hóa và hội nhập kinh tế quốc tế dần xóa bỏ những bảo hộ và các hàng rào trở ngại về thương mại và đầu tư, buộc ngành công nghiệp phải lựa chọn con đường duy nhất để tồn tại và phát triển bền vững là tạo nên vị thế cạnh tranh. Do đó việc xây dựng chiến lược phát triển công nghiệp của tỉnh (ngành, vùng công nghiệp) không đảm bảo các yếu tố trên thì sẽ ảnh hưởng trực tiếp đến phát triển công nghiệp của tỉnh.
Kế hoạch phát triển công nghiệp của tỉnh được xây dựng để thực hiện quy hoạch, chiến lược phát triển công nghiệp trong ngắn hạn, trong từng năm.
- Xây dựng quy hoạch phát triển công nghiệp của tỉnh
Xây dựng quy hoạch phát triển công nghiệp của tỉnh là nội dung rất quan trọng định hướng cho toàn bộ quá trình phát triển công nghiệp, phát triển kinh tế của một địa phương, cũng như quyết định quá trình quản lý nhà nước đối với công nghiệp. Việc
17
xây dựng quy hoạch phát triển công nghiệp phải dựa trên chiến lược phát triển kinh tế - xã hội của địa phương, quy hoạch phát triển ngành, trên cơ sở tiềm năng và các điều kiện khác của từng địa phương nhằm đạt đến mục tiêu khai thác hợp lý tiềm năng phục vụ phát triến kinh tế, nâng cao đời sống dân cư và đảm bảo an ninh quốc phòng.
Quy hoạch phát triển công nghiệp là một kế hoạch dài hạn, (nhưng ngắn hạn hơn chiến lược) thường được coi là kế hoạch trung hạn, trong quy hoạch phát triển công nghiệp của tỉnh các mục tiêu phát triển trong trung hạn được xác định trong quy hoạch thể hiện việc bố trí khu, cụm công nghiệp, vùng công nghiệp, các loại hình công nghiệp, các cơ sở công nghiệp trên địa bàn tỉnh và các nguồn lực cần có để thực hiện.
Đánh giá đúng thực tế, khách quan, chính xác tình hình thực hiện trong quá khứ, xây dựng có căn cứ khoa học hệ thống mục tiêu, chỉ tiêu cho thời kỳ tới. Xem xét quy hoạch tổng thể phát triển công nghiệp trong tổng thể quy hoạch kinh tế – xã hội cả nước và của tỉnh. Đồng thời phù hợp với những quy hoạch ngành, vùng đã có, có tác dụng hỗ trợ các ngành kinh tế khác cùng phát triển. Tập trung rà soát, điều chỉnh, bổ sung và xây dựng mới các quy hoạch phát triển ngành, sản phẩm công nghiệp chủ yếu, đảm bảo cho phát triển đúng định hướng, bền vững, phù hợp với các quy hoạch phát triển công nghiệp quốc gia và quy hoạch tổng thể phát triển kinh tế - xã hội của tỉnh.
- Xây dựng kế hoạch phát triển công nghiệp của tỉnh
Mục đích của kế hoạch nhằm cụ thể hóa chiến lược quy hoạch phát triển công nghiệp, nhiệm vụ phát triển công nghiệp nhanh, bền vững theo hướng công nghiệp sạch và tăng trưởng cao, tạo sự phát triển đột phá cho nền kinh tế của tỉnh.
Xây dựng kế hoạch phát triển cơ sở hạ tầng khu, cụm công nghiệp trong giai đoạn 5 năm và hàng năm, mức độ hoàn thành và tỷ lệ lấp đầy của các khu, cụm, nhằm đáp ứng nhu cầu cho cơ sơ công nghiệp phát triển đúng như quy hoạch. Xây dựng kế hoạch các chỉ tiêu phát triển công nghiệp giai đoạn 5 năm và hàng năm như chỉ tiêu tăng trưởng, chỉ tiêu xuất khẩu, tốc độ tăng trưởng, tỷ trọng công nghiệp, GPD, cơ cấu ngành,chuyển dịch cơ cấu lao động, xây dựng giá trị sản xuất công
18
nghiệp của từng ngành, nghề, từng loại sản phẩm cho các thành phần kinh tế và các cơ sở công nghiệp, theo địa bàn, theo vùng, miền, khu vực.
1.3.4.2. Tổ chức thực hiện chiến lược, quy hoạch, kế hoạch chính sách phát triển công nghiệp của tỉnh
Triển khai tổ chức xây dựng hệ thống cơ sở sản xuất công nghiệp, các khu, cụm công nghiệp, thông qua việc hình thành hệ thống doanh nghiệp công nghiệp quy mô lớn và nhỏ, vừa với quy trình sản xuất và quản lý đạt mức tiêu chuẩn hoá. Định hướng và hỗ trợ doanh nghiệp thực hiện chuyên môn hoá và liên kết sản xuất, hình thành năng lực các ngành công nghiệp hỗ trợ. Phát huy và mở rộng mọi nguồn lực của xã hội, đặc biệt chú trọng xây dựng hệ thống doanh nghiệp ngoài Nhà nước làm động lực chủ yếu trong phát triển công nghiệp. Tổ chức sản xuất các ngành công nghiệp phải theo hướng kết hợp phát triển chuyên môn hóa với tổng hợp trên nền tảng hợp tác quy mô lãnh thổ, bên cạnh mối liên hệ sản xuất chặt chẽ và tác động qua lại lẫn nhau giữa các ngành công nghiệp có mối liên hệ với các ngành kinh tế khác. Do đó, việc tố chức sản xuất công nghiệp trên địa bàn tỉnh dẫn tới hình thành những phức hợp gồm nhiều ngành công nghiệp tạo thành cơ cấu kinh tế ở
từng vùng, miền cụ thể.
Trên cơ sở quy hoạch đã có, chính quyền địa phương có thể xây dựng kết cấu hạ tầng, các khu, cụm công nghiệp đồng bộ phù hợp với quy hoạch tổng thể phát triển kinh tế - xã hội, gắn với không gian công nghiệp cả nước, vùng, miền và đảm bảo an ninh quốc phòng; môi trường sinh thái và các cơ sở sản xuất kinh doanh trong các khu, cụm công nghiệp có lợi thế về nguyên liệu cho phát triển công nghiệp. Đặc biệt, việc tổ chức thực hiện chiến lược, quy hoạch, kế hoạch phát triển công nghiệp chính quyền tỉnh đảm bảo quy hoạch và xây dựng hạ tầng kết nối giữa các khu, cụm công nghiệp với các trung tâm đô thị các huyện, thị. Xây dựng phát triển ngành chủ lực và các chính sách ưu đãi riêng cho từng ngành. Hạn chế những ảnh hưởng về môi trường trong việc phát triển các khu công nghiệp đa ngành. Trên cơ sở rà soát mục tiêu, ngành nghề kinh doanh từng khu công nghiệp, xác định lại
19
ngành nghề thu hút đầu tư theo thứ tự ưu tiên cho các dự án công nghiệp mũi nhọn, công nghệ cao... từng bước hạn chế các dự án có công nghệ sản xuất gây ô nhiễm.
- Xây dựng và thực hiện các chính sách đối với phát triển công nghiệp
Chính sách phát triển công nghiệp được ra đời nhằm dẫn dắt các nỗ lực phát triển đạt tới mục tiêu cốt lõi của chiến lược công nghiệp hoá cũng như chiến lược phát triển của quốc gia và tỉnh. Chính sách công nghiệp hướng tới định hình cấu trúc ngành công nghiệp hiệu quả trong mối quan hệ liên ngành, sử dụng cơ chế thị trường để phân bổ nguồn lực, huy động các nguồn vốn cho phát triển công nghiệp, nâng cao năng lực cạnh tranh quốc gia nói chung và địa phương nói riêng. Đồng thời chính sách công nghiệp của tỉnh thường tận dụng ưu thế của các vùng, địa phương trong tổ chức không gian kinh tế cho sản xuất công nghiệp, trong xu thế hội nhập và toàn cầu hoá.
Chính quyền tỉnh thực hiện chính sách thuế để kích cầu thị trường với những định hướng cụ thể riêng cho nhà sản xuất, người tiêu dùng với mục tiêu kích cầu và phát triển công nghiệp hỗ trợ đã được đưa ra, trong đó tập trung nhiều vào chính sách thuế. Tuy nhiên, về lâu dài, mỗi tỉnh có thể có một chiến lược tổng thể với chính sách, đặc biệt là chính sách thuế, xuyên suốt, thống nhất có thời hạn để doanh nghiệp triển khai các kế hoạch kinh doanh.
- Chính sách hỗ trợ phát triển công nghiệp
Chính sách hỗ trợ phát triển công nghiệp được xem xét dưới nhiều góc độ khác nhau, một chính sách hỗ trợ phát triển công nghiệp có thể có tác dụng tiêu cực hoặc tích cực đối với tăng trưởng kinh tế. Một chính sách công nghiệp có phạm vi rộng nhằm khuyến khích tất cả các ngành công nghiệp, trong khi đó một chính sách hỗ trợ phát triển công nghiệp có phạm vi hẹp thì chỉ tập trung vào một hay một số khu vực công nghiệp được lựa chọn theo những tiêu thức nhất định. Như vậy chính sách hỗ trợ phát triển công nghiệp được hiểu là sự can thiệp trực tiếp hay gián tiếp của chính quyền tỉnh hướng vào những ngành nhất định để đạt được mục tiêu cụ thể (mục tiêu này có thể là tăng trưởng, xây dựng năng lực cạnh tranh, tạo việc làm…). Chính sách hỗ trợ phát triển công nghiệp thường được thể hiện dưới dạng tổ chức
20
ngành, chọn ngành ưu tiên, thực hiện tốt chính sách tài chính và tín dụng (thuế, trợ cấp, đầu tư trực tiếp của Nhà nước, tín dụng ưu đãi) đối với ngành, chính sách phát triển nguồn nhân lực của ngành, chính sách tăng tỷ lệ nội địa hoá các sản phẩm của ngành, chính sách đầu tư nước ngoài vào các ngành, kinh tế đối với các khu vực chế xuất và khu công nghiệp tập trung.
Ưu tiên nguồn vốn ưu đãi cho các dự án đầu tư sản phẩm công nghiệp chủ lực, ngoài những chính sách chung của nhà nước, chính quyền tỉnh có thể có nguồn kinh phí hỗ trợ cho các doanh nghiệp thực hiện các chương trình nghiên cứu cải tiến công nghệ, đẩy mạnh việc triển khai hỗ trợ đầu tư chiều sâu, đổi mới công nghệ cho các doanh nghiệp. Trên cơ sở công khai quy hoạch phát triển kinh tế - xã hội và quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất và dành quỹ đất, để thực hiện các biện pháp khuyến khích xây dựng các khu, cụm công nghiệp cho các doanh nghiệp nhỏ và vừa, thuê làm mặt bằng sản xuất, kinh doanh hoặc di dời ra khỏi nội thành, nội thị để bảo đảm cảnh quan môi trường và áp dụng, thực hiện đầy đủ các chính sách ưu đãi, miễn giảm về tiền thuê đất, các quy định miễn giảm về thuế quan tại địa phương đối với các ngành sản xuất mũi nhọn.
- Chính sách khuyến khích phát triển công nghiệp, phát triển cơ sở hạ tầng;
Chính sách khuyến khích phát trỉến công nghiệp là nội dung quan trọng nhằm tạo môi trường pháp lý thuận lợi cho công nghiệp phát triển. Nhà nước hay chính quyền địa phương có thể tổ chức thực hiện pháp luật có liên quan và vận dụng pháp luật đế ban hành những cơ chế, chính sách về phát triến công nghiệp cho phù một với từng ngành, địa phương nhằm khuyến khích sự phát triển công nghiệp trong ngành, địa phương đó. Các chính sách có thể bao gồm những ưu đãi về thuế, đất đai, nhân lực hay các ưu tiên trong giải quyết thủ tục hành chính cũng như các khoản đóng góp khác, chính sách phát triển công nghiệp bao gồm toàn bộ những hoạt động hoạch định của một tỉnh, liên quan tới những hoạt động hoạch định này là những vấn đề điều chỉnh cơ cấu sản xuất và đầu tư, hiện đại hoá và cải tổ cơ cấu công nghiệp, chính sách thị trường và xuất nhập khẩu.
Phát triển kết cấu hạ tầng là điều kiện cần thiết đế phát triển công nghiệp, bao gồm việc quy hoạch và đầu tư xây dựng hệ thống giao thông, bến bãi, hệ thống
21
cấp điện, nước, thông tin liên lạc, đầu tư xây dựng các khu, cụm công nghiệp, kết cấu hạ tầng là một bộ phận đặc thù của cơ sở vật chất kỹ thuật trong nền kinh tế có chức năng, nhiệm vụ cơ bản là đảm bảo những điều kiện chung cần thiết cho quá trình sản xuất và tái sản xuất mở rộng được diễn ra bình thường, liên tục, phát triển kết cấu hạ tầng thường được chính quyền tỉnh quan tâm đầu tư.
- Qui định về hành chính đối với phát triển công nghiệp
Qui định hành chính về thủ tục cấp phép công nghệ cho phát triển công nghiệp khi các dự án đăng ký đầu tư phải được các cơ quan nhà nước có thẩm quyền thẩm định công nghệ máy móc, thiết bị, và tính hợp lý về quy mô công nghệ, công suất cần thiết của thiết bị; tiêu chuẩn chất lượng sản phẩm, khả năng cạnh tranh (về chất lượng, mẫu mã, giá thành) của sản phẩm do công nghệ tạo ra. Sự hoàn thiện của công nghệ áp dụng phải có tính ổn định, thiết bị phải đồng bộ, cần xem xét xuất xứ của thiết bị (nước sản xuất, công ty sản xuất), năm chế tạo, ký mã hiệu của thiết bị các đặc tính, tính năng kỹ thuật.
Tùy loại sản phẩm và phương pháp sản xuất, sơ đồ công nghệ có thể khác nhau, nhưng đều phải thể hiện đầy đủ các công đoạn trong dây chuyền sản xuất, nhằm tạo ra được các sản phẩm đã dự kiến cả về số lượng và chất lượng, mức độ tiên tiến của dây chuyền công nghệ, dây chuyền sản xuất được bố trí trong không gian đảm bảo tiêu chuẩn vệ sinh công nghiệp, an toàn lao động và vệ sinh môi trường. Các chỉ tiêu chất lượng sản phẩm do thiết bị sản xuất ra xem xét các yếu tố tác động ảnh hưởng xấu đến môi trường, các nguồn gây ô nhiễm)
Cơ quan quản lý Nhà nước về bảo vệ môi trường hoặc cơ quan Nhà nước được uỷ quyền thẩm định báo cáo đánh giá tác động môi trường, bản kê khai các hoạt động sản xuất có ảnh hưởng đến môi trường; giấy xác nhận kiểm soát ô nhiễm và có quyết định phê chuẩn báo cáo đánh giá tác động môi trường (đối với các cơ sở phải thẩm định báo cáo đánh giá tác động môi trường). Cơ quan cấp giấy phép về môi trường phải lập và quản lý sổ cấp giấy phép về môi trường, các cơ sở công nghiệp tiến hành hoạt động (trừ giai đoạn sản xuất thử nghiệm của các dự án) không có giấy phép về môi trường phải bị xử lý theo quy định của pháp luật hiện hành.
22
1.3.4.3. Tổ chức bộ máy quản lý nhà nước đối với phát triển công nghiệp của tỉnh
Bộ máy tổ chức quản lý nhà nước về công nghiệp của tỉnh bao gồm HĐND tỉnh, UBND tỉnh. Các Sở, Ban thuộc UBND tỉnh thực hiện chức năng quản lý nhà nước về công nghiệp như: Sở Công Thương là cơ quan chuyên môn giúp UBND tỉnh quản lý nhà nước về phát triển công nghiệp trên địa bàn tỉnh gồm các phòng chuyên môn: Phòng Kế hoạch, tổng hợp; quản lý công nghiệp nông thôn; Quản lý xuất nhập khẩu; Quản lý thương mại; phòng Kỹ thuật và an toàn công nghiệp; Thanh tra; Quản lý điện năng.
Các sở có liên quan như: Sở kế hoạch và Đầu tư có chức năng cấp phép đầu tư các dự án phát triển công nghiệp phối hợp kiểm tra các cơ chế chính sách. Sở Tài nguyên và Môi trường có chức năng quy hoạch sử dụng đất cho phát triển khu cụm, công nghiệp, xử lý về môi trường. Sở Nông nghiệp và phát triển nông thôn có chức năng quy hoạch vùng nguyên liêu cung cấp cho sản xuất chế biến công nghiệp. Sở