Khái quát chung về tỉnh Thanh Hóa

Một phần của tài liệu Quản lý nhà nước về công nghiệp trên địa bàn tỉnh thanh hóa (Trang 53 - 56)

3.1.1.1. Điều kiện tự nhiên

* Vị trí địa lý:Thanh Hoá nằm ở cực Bắc Miền Trung, với diện tích tự nhiên

trên 11.120 km2, cách thủ đô Hà Nội 150 km về phía Nam, là một trong số ít tỉnh của cả nước có cả 3 vùng kinh tế: trung du miền núi, đồng bằng và ven biển, với nguồn tài nguyên phong phú về đất, rừng, biển, khoáng sản, nước và lao động. Thanh Hóa nằm trong vùng ảnh hưởng của những tác động từ vùng kinh tế trọng điểm Bắc Bộ, của các tỉnh Bắc Lào và những tác động từ các vùng kinh tế trọng điểm Trung bộ, ở vị trí cửa ngõ nối liền Bắc Bộ với Trung Bộ. Vị trí địa lý của tỉnh

có những thuận lợi như sau:

- Đường sắt và Quốc lộ 1A chạy qua vùng đồng bằng và ven biển tỉnh Thanh Hóa, tạo điều kiện thuận lợi trong giao lưu với các tỉnh và thành phố khác trong cả nước. Đường chiến lược 15A, đường Hồ Chí Minh xuyên suốt vùng trung du và miền núi trong nội bộ tỉnh và các miền trong cả nước.

- Sân bay Sao Vàng đã mở rộng kết hợp dịch vụ dân dụng và sân bay quốc tế phục vụ cho Khu kinh tế Nghi Sơn và khách du lịch.

Toàn bộ đặc điểm vị trí địa lý nêu trên trong bối cảnh phát triển dài hạn có tác động hết sức mạnh mẽ đến quá trình phát triển kinh tế - xã hội của tỉnh Thanh Hóa xét trên các mặt sau: Tạo ra cơ hội và động lực quan trọng để phát triển trên cơ sở tận dụng mạng lưới kết cấu hạ tầng phát triển, sự hỗ trợ về đào tạo và chuyển giao công nghệ từ các thành phố lớn; Tạo thuận lợi trong việc tiếp cận các thị trường tiêu thụ lớn, đặc biệt là thị trường tiêu thụ các sản phẩm công nghiệp, thực phẩm…

Tuy nhiên, bên cạnh những thuận lợi đó, Thanh Hóa cũng phải đối mặt với thách thức lớn, đó là sự cạnh tranh mạnh mẽ của các địa phương vốn có nền kinh tế phát triển hơn như Hà Nội, Hải Phòng, Hải Dương, Đà Nẵng…

43

Với những đặc điểm đó, để có thể hội nhập nhanh vào nền kinh tế trong vùng và cả nước, Thanh Hóa phải phát triển nhanh trên cơ sở phát huy cao độ những giá trị truyền thống và tiềm năng sẵn có của tỉnh cùng với sự nỗ lực cao của toàn thể cán bộ và nhân dân trong tỉnh.

* Địa hình: Địa hình Thanh Hoá đa dạng, thấp dần từ Tây sang Đông, chia làm 3 vùng rõ rệt.

- Vùng núi và Trung du có diện tích đất tự nhiên 839.037 ha chiếm 75,44% diện tích toàn tỉnh, độ cao trung bình vùng núi 600 -700m, độ dốc trên 25o; vùng trung du có độ cao trung bình 150 - 200m, độ dốc từ 15 -20o

- Vùng đồng bằng, được bồi tụ bởi các hệ thống sông: Sông Mã, Sông Bạng, Sông Yên, Sông Hoạt. Độ cao trung bình từ 5- 15m, xen kẽ có các đồi thấp và núi đá vôi độc lập. Là vùng có điều kiện tự nhiên thuận lợi, với diện tích đất tự nhiên là 162.341 ha chiếm 14,61% diện tích toàn tỉnh. Đồng bằng Sông Mã có diện tích lớn thứ ba sau đồng bằng Sông Cửu Long và đồng bằng Sông Hồng.

3.1.1.2. Điều kiện kinh tế - xã hội

Kế thừa những thành tựu to lớn trong phát triển kinh tế - xã hội sau 30 năm đổi mới; nhiều cơ chế, chính sách Trung ương ban hành tạo thêm nguồn lực cho đầu tư xây dựng kết cấu hạ tầng, phát triển sản xuất kinh doanh, nâng cao đời sống nhân dân; KKT Nghi Sơn được thành lập với cơ chế, chính sách thông thoáng, tạo sức hấp dẫn mới cho thu hút đầu tư. Kết quả chủ yếu đạt được trên các lĩnh vực cụ thể như sau:

Tốc độ tăng trưởng kinh tế bình quân giai đoạn 2009 - 2014 đạt 11,2%/năm, cao hơn so với giai đoạn trước. Năm 2014, GDP bình quân đầu người đạt 1.180 USD, hoàn thành mục tiêu đề ra. Cơ cấu kinh tế chuyển dịch theo hướng tích cực; tỷ trọng ngành nông lâm thuỷ sản trong GDP chiếm 20%, giảm 1,4%; công nghiệp - xây dựng chiếm 43,9%, tăng 1%; dịch vụ chiếm 36,1%, tăng 0,4% so với cùng kỳ

* Sản xuất Công nghiệp

Là khu vực chịu tác động nặng nề nhất của khủng hoảng tài chính và suy giảm kinh tế nhưng sản xuất công nghiệp vẫn duy trì được tốc độ tăng trưởng cao, giai đoạn 2009 – 2014 tốc độ tăng bình quân giá trị SXCN là 16,8%/năm. Năm

44

2014, giá trị SXCN đạt 27.125 tỷ đồng, tăng 14,6% so với cùng kỳ, bằng 99,5% kế hoạch, trong đó: công nghiệp khai thác tăng 12,2%; công nghiệp chế biến tăng 13,5%; công nghiệp sản xuất, phân phối điện, khí đốt và nước tăng 51,2%; giá trị sản xuất của các doanh nghiệp trong Khu kinh tế Nghi Sơn và các khu công nghiệp chiếm khoảng 43% giá trị sản xuất công nghiệp toàn tỉnh. Sản lượng một số sản phẩm tăng khá so với cùng kỳ gồm: điện sản xuất gấp 2,3 lần, giày thể thao tăng 40%, quần áo tăng 31%, đá phụ gia tăng 25%, đường mía tăng 17%, xi măng tăng 13%... Đã thu hút được nhiều dự án công nghiệp lớn như: lọc hoá dầu, nhiệt điện, thép Nghi Sơn, xi măng Thanh Sơn, thuỷ điện Cửa Đạt, giầy SunJade, 2 nhà máy lắp ráp ô tô…

* Phát triển kinh tế - xã hội theo vùng lãnh thổ

- Vùng đồng bằng: đã đẩy mạnh chuyển đổi cơ cấu mùa vụ, thâm canh tăng năng suất, ứng dụng công nghệ sinh học vào sản xuất nông nghiệp. Hạ tầng các KCN, cụm công nghiệp được quan tâm đầu tư, thu hút ngày càng nhiều doanh nghiệp đến đầu tư. Các ngành công nghiệp VLXD, chế biến nông sản, dịch vụ thương mại, tài chính, ngân hàng, bảo hiểm, vận tải... phát triển nhanh.

- Vùng ven biển: với sự ra đời của KKT Nghi Sơn, kết quả thu hút đầu tư đã có chuyển biến mạnh. Thuỷ sản phát triển cả đánh bắt, nuôi trồng, chế biến và dịch vụ hậu cần nghề cá; công nghiệp xi măng phát triển mạnh; đã và đang hình thành các ngành công nghiệp mới như: lọc hoá dầu, luyện gang thép, nhiệt điện...

- Vùng trung du miền núi: nhiều chương trình, dự án phát triển kinh tế - xã hội được thực hiện; bộ mặt của vùng từng bước đổi mới, kết cấu hạ tầng, điều kiện sản xuất, đời sống nhân dân có nhiều cải thiện. Nông, lâm nghiệp chuyển dịch theo hướng sản xuất hàng hoá; các vùng nguyên liệu mía, sắn phát triển ổn định. Các cơ sở chế biến nông, lâm sản tiếp tục phát triển.

* Phát triển nguồn nhân lực

- Nguồn nhân lực: Thanh Hoá là tỉnh có quy mô dân số lớn (đứng thứ 3 cả nước, sau Hà Nội và TP. HCM); tháp dân số trẻ. Nguồn lao động của Thanh Hóa tương đối trẻ, có trình độ văn hóa. Lực lượng lao động đã qua đào tạo trên địa bàn

45

tỉnh chiếm 43% dân số toàn tỉnh. Số lao động chưa có việc làm còn nhiều, tỷ lệ thất nghiệp thành thị năm 2014 là 5,08%, tương đương với 174.068 người. Có thể nói, nguồn nhân lực của tỉnh Thanh Hóa rất dồi dào, đạt tỷ lệ cơ cấu dân số vàng.

- Công tác dạy nghề và giải quyết việc làm được tập trung chỉ đạo; năm 2014 đã đào tạo nghề cho 66.500 lao động, bằng 100% kế hoạch, tăng 7% so với cùng kỳ; giải quyết việc làm cho 60.000 lao động, bằng 100% kế hoạch, tăng 1,4%, trong đó xuất khẩu lao động 8.000 người; giải quyết chế độ thất nghiệp cho 10.800 lao động. Điều kiện lao động và quan hệ lao động có bước được cải thiện; tranh chấp lao động và đình công giảm. Thực hiện tốt chính sách an sinh xã hội, chính sách ưu đãi người có công; đã hỗ trợ 4.650 tấn gạo cứu đói cho các đối tượng có hoàn cảnh khó khăn; tỷ lệ hộ nghèo giảm 3% so với cuối năm 2014.

Một phần của tài liệu Quản lý nhà nước về công nghiệp trên địa bàn tỉnh thanh hóa (Trang 53 - 56)