Thời gian thực hiện nghiên cứu

Một phần của tài liệu Quản lý nhà nước về công nghiệp trên địa bàn tỉnh thanh hóa (Trang 44)

- Đề tài tiến hành nghiên cứu và phân tích các số liệu từ năm 2009 đến năm 2014.

34

- Thời gian tiến hành khảo sát: Từ tháng 01/2015 đến tháng 08/2015. 2.3. Các chỉ tiêu nghiên cứu

Căn cứ lý luận về các nội dung chính trong công tác quản lý nhà nước được trình bày tại mục 1.3.QLNN về công nghiệp trên địa bàn tỉnh" để xây dựng các chỉ tiêu chính cần đạt được thông qua nghiên cứu

2.3.1. Nhóm chỉ tiêu thứ nhất: Về việc xây dựng chiến lược, quy hoạch, kế hoạch phát triển công nghiệp của tỉnh phát triển công nghiệp của tỉnh

- Về xây dựng chiến lược phát triển công nghiệp của tỉnh

+ Chiến lược phát triển công nghiệp của tỉnh có được xây dựng không? + Chiến lược có thể hiện được tầm nhìn của một quá trình phát triển dài hạn với sự nhất quán về con đường và các giải pháp cơ bản để thực hiện không?

+ Chiến lược có gắn kết với bối cảnh toàn cầu hóa, định hướng phát triển vùng kinh tế Bắc Trung Bộ và chiến lược phát triển xã hội chung của tỉnh Thanh Hóa không?

- Xây dựng quy hoạch phát triển công nghiệp của tỉnh

+ Quy hoạch phát triển công nghiệp của tỉnh Thanh Hóa có được xây dựng không?

+ Quy hoạch có thể hiện rõ định hướng cho toàn bộ quá trình phát triển công nghiệp, kinh tế của tỉnh chưa?

+ Việc xây dựng quy hoạch phát triển công nghiệp có dựa trên chiến lược phát triển kinh tế- xã hội của từng địa phương, quy hoạch phát triển ngành, trên cơ sở tiềm năng và các điều kiện khác của từng địa phương không?

+ Quy hoạch có thể hiện rõ việc bố trí khu, cụm công nghiệp, vùng công nghiệp, các loại hình công nghiệp, các cơ sở công nghiệp trên địa bàn tỉnh và các nguồn lực cần có để thực hiện không?

+ Quy hoạch có đánh giá đúng thực tế, khách quan, chính xác tình hình thực hiện trong quá khứ, xây dựng có căn cứ khoa học hệ thống mục tiêu, chỉ tiêu cho thời kỳ tới.

35

- Xây dựng kế hoạch phát triển công nghiệp của tỉnh

+ Kế hoạch phát triển công nghiệp của tỉnh có được xây dựng không?

+ Kế hoạch đã được cụ thể hóa chiến lược quy hoạch phát triển công nghiệp theo từng năm chưa?

+ Kế hoạch có được đánh giá hàng năm, đánh giá mức độ hoàn thành theo đúng quy hoạch chưa?

2.3.2. Nhóm chỉ tiêu thứ hai: Việc tổ chức thực hiện chiến lược, quy hoạch kế hoạch chính sách phát triển công nghiệp của tỉnh hoạch chính sách phát triển công nghiệp của tỉnh

+ Việc tổ chức thực hiện chiến lược, quy hoạch, kế hoạch phát triển công nghiệp chính quyền tỉnh như thế nào?

+ Có tiến hành xây dựng và thực hiện các chính sách phát triển công nghiệp, gồm những chính sách gì?

+ Có chính sách hỗ trợ phát triển công nghiệp, gồm những chính sách gì? + Có chính sách khuyến khích phát triển công nghiệp, phát triển cơ sở hạ tầng không ? gồm những chính sách gì ?

2.3.3. Nhóm chỉ tiêu thứ ba: Về việc kiểm tra, kiểm soát, đánh giá của cơ quan QLNN và của các đối tượng quản lý, việc thực hiện cơ chế chính sách về phát QLNN và của các đối tượng quản lý, việc thực hiện cơ chế chính sách về phát triển công nghiệp của tỉnh

+ Tỉnh có thường xuyên, định kỳ kiểm tra, kiểm soát việc thực hiện cơ chế chính sách về phát triển công nghiệp không?

+ Phát hiện các thiếu sót, bất cập trong quá trình xây dựng, ban hành và thực hiện cơ chế chính sách có được tổng hợp, báo cáo làm cơ sở sửa đổi chính sách phù hợp, có tác dụng khuyến khích cho phát triển công nghiệp?

+ Sự phối hợp giữa các cơ quan thực thi cơ chế, chính sách như thế nào?

2.3.4. Nhóm chỉ tiêu thứ tư: Về tổ chức bộ máy quản lý nhà nước về công nghiệp của tỉnh của tỉnh

+ Bộ máy quản lý nhà nước về công nghiệp tỉnh gồm những tổ chức, đơn vị nào?

36

+ Đội ngũ cán bộ quản lý có đảm bảo về chuyên môn, chuyên sâu, có đạo đức tốt và được bố trí, sử dụng hợp lý, đúng sở trường chuyên ngành được đào tạo?

Hình 2.1. Các chỉ tiêu nghiên cứu

( Nguồn : Tác giả tự nghiên cứu )

2.4. Các công cụ được sử dụng

Dữ liệu thứ cấp được thu thập qua các nguồn khảo cứu tư liệu. Để thu thập các dữ liệu sơ cấp, không thu thập được qua khảo cứu tư liệu, luận văn sử dụng các bảng hỏi để khảo sát, phỏng vấn đối với cán bộ quản lý về lĩnh vực công nghiệp

Bảng hỏi khảo sát được thiết kế bao gồm 2 phần chính * Phần I: Thông tin chung về các đối tượng được điều tra

Phần này cung cấp các thông tin chung về cá nhân đối tượng được điều tra bao gồm các yếu tố như

- Thông tin cá nhân: Giới tính:

37 Tuổi:

Chức vụ hiện tại:

Thâm niên công tác trong công việc hiện tại Cơ quan công tác ( Sở, Ban ngành…) - Công tác tại các Doanh Nghiệp nào - Các cụm, Khu Công nghiệp nào. - Loại hình Doanh Nghiệp

- Một số thông tin khác…

* Phần II: Phần đánh giá của các nhóm đối tượng về công tác quản lý NN về công nghiệp:

Phần này các câu hỏi nhằm để xem mức độ nhận định, đánh giá của đối tượng về các chỉ tiêu được đề cấp đến tại mục 2.3. Các chỉ tiêu nghiên cứu gồm các câu hỏi liên quan đến việc xây dựng chiến lược, quy hoạch, kế hoạch phát triển công nghiệp của tỉnh; Việc tổ chức thực hiện chiến lược, quy hoạch kế hoạch chính sách phát triển công nghiệp của tỉnh; Việc kiểm tra, kiểm soát, đánh giá của cơ quan QLNN và của các đối tượng QL, việc thực hiện cơ chế chính sách như thế nào và Tổ chức bộ máy QLNN về công nghiệp gồm những cơ quan nào, đội ngũ cán bộ có đảm bảo về trình độ chuyên môn, đạo đức tốt hay không?

Để thu thập được những thông tin này, tác giả sử dụng các dạng câu hỏi lựa

chọn đáp án sẵn có kết hợp các câu hỏi mở để gợi mở những giải pháp ( Bảng hỏi chi tiết tại Phụ lục I, II )

2.5. Mô tả quá trình thu thập, tính toán, lựa chọn đơn vị phân tích

2.5.1. Lựa chọn đối tượng thu thập dữ liệu sơ cấp, chọn mấu điều tra

Dựa vào lý thuyết cơ bản của thống kê, để đảm bảo quy luật số lớn.Tác giả xác định cần tối thiểu 30 phiếu hợp lệ để đảm bảo quy luật số lớn trong thống kê xã hội học. Tuy nhiên để đảm bảo độ tin cậy, tác giả xác định số mẫu cần chọn cụ thể gồm 100 phiếu điều tra đối với các đối tượng.

2.5.2. Cách thức tiến hành

Do không có điều kiện để tiến hành khảo sát trực tiếp toàn bộ 100 phiếu, luận văn sử dụng kết hợp các hình thức phát phiếu hỏi trực tiếp; phát phiểu hỏi qua

38

email, điện thoại tới đối tượng cần thu thập thông tin. Và để đảm bảo tỷ lệ phiếu thu về, thông qua quan hệ công tác, tác giả có đề nghị và nhận được sự giúp đỡ thu phát phiếu của một số cán bộ hiện đang công tác tại Sở Công thương tỉnh Thanh Hóa.

2.5.3. Địa điểm khảo sát

- Trụ sở các đơn vị như: Sở Công thương, Sở Kế hoạch và Đầu tư; Ban Quản lý các khu công nghiệp tỉnh Thanh Hóa; trụ sở UBND các huyện thuộc tỉnh Thanh Hóa

- Các khu công nghiệp trên địa bàn tỉnh thanh hóa

1. BAN QUẢN LÝ CÁC KHU CÔNG NGHIỆP THANH HÓA Địa chỉ: 5A Hạc Thành, TP Thanh Hóa, Thanh Hóa

Điện thoại: (037)3850107 Fax: (037)3850105

2. KHU CÔNG NGHIỆP VÂN DU – THẠCH THÀNH Diện tích :900 ha

Địa điểm : Huyện Thạch Thành – Thanh Hóa

3. KHU CÔNG NGHIỆP TÂY BẮC GIA – THANH HÓA Diện tích : hơn 1000 ha

Địa điểm : Phía Tây – Thanh Hóa

4. KHU CÔNG NGHIỆP NHƯ THANH Diện tích : 1000 ha

Địa điểm : Huyện Như Thanh – Thanh Hóa 5. KHU CÔNG NGHIỆP NGHI SƠN Diện tích : 1000 ha

Địa điểm : huyện Thọ Xuân – Tỉnh Thanh Hóa 6. KHU CÔNG NGHIỆP LỄ MÔN

Diện tích : 87,61 ha

Địa điểm : Nằm ở phía Đông thành phố Thanh Hóa; cách Thủ đô Hà Nội 160 km; cách ga đường sắt Bắc - Nam, Quốc lộ 1A và trung tâm thành phố Thanh Hóa 5 km, cách cảng Lễ Môn 1 km, cảng biển Nghi Sơn 60 km.

39 Diện tích : 1000 ha

Địa điểm : Thuộc huyện Thọ xuân, nằm phía Tây của tỉnh, cách thành phố Thanh Hoá 40 km

8. KHU CÔNG NGHIỆP HẬU LỘC Diện tích : 91,23 ha

Địa điểm : Huyện Hậu Lộc – Tỉnh Thanh Hóa 9. KHU CÔNG NGHIỆP HÀ TRUNG

Diện tích : 82,1 ha

Địa điểm :Huyện Hà Trung – Tỉnh Thanh Hóa

2.5.4. Đối tượng khảo sát

- Nhóm đối tượng thứ nhất: Từ cán bộ làm công tác quản lý nhà nước về công nghiệp đang công tác tại Sở Công Thương, Sở Kế hoạch và Đầu tư tỉnh Thanh Hóa; các phòng công thương các huyện thị.

- Nhóm đối tượng thứ hai: Từ các đối tượng chịu sự quản lý như các các Doanh Nghiệp đang hoạt động trong lĩnh vực công nghiệp hoặc trong các cụm, khu Công nghiệp trên địa bàn tỉnh

Ngoài ra, để tăng thêm độ tin cậy cho đánh giá, tác giải thu thập thêm qua hình thức phỏng vấn sâu đối với nhóm đối tượng là các chuyên gia là lãnh đạo quản lý các sở, ban ngành liên quan để thu thập thu thập thông tin, lấy ý kiến về hoạt động

2.5.5. Thời gian thực hiện khảo sát

Trong tháng 02/2015 và tháng 07/2015

2.6. Kết quả thu thập dữ liệu để đưa vào phân tích số liệu

2.6.1. Kết quả thu thập dữ liệu thứ cấp

+ Tài liệu do Cục Thống kê tỉnh Thanh Hóa ban hành

- Báo cáo về: Cơ sở sản xuất công nghiệp theo thành phần kinh tế giai đoạn 2009 - 2014

- Báo cáo về: Lao động trong công nghiệp tỉnh Thanh Hóa phân theo thành phần kinh tế giai đoạn 2009 - 2014

40

- Báo cáo về: Cơ cấu vốn sản xuất kinh doanh ngành công nghiệp tỉnh Thanh Hóa giai đoạn 2009 - 2014

- Báo cáo về: Giá trị sản xuất công nghiệp trên địa bàn tỉnh Thanh Hóa giai đoạn 2009 – 2014

+ Văn bản, chế độ chính sách về công tác quản lý nhà nước về công nghiệp

- UBND tỉnh Thanh Hóa (2006), Quyết định số 284/QĐ-UBND ngày 26/01/2006 của UBND tỉnh V/v phê duyệt Quy hoạch (điều chỉnh) phát triển công nghiệp trên địa bàn tỉnh Thanh Hoá giai đoạn 2006 – 2010, định hướng đến năm 2020, Thanh Hóa

- UBND tỉnh Thanh Hóa (2006), Quyết định số 1832/QĐ-UBND ngày 03/7/2006 của UBND tỉnh Thanh Hóa về việc phê duyệt Quy hoạch tổng thể phát triển kinh tế - xã hội miền núi tỉnh Thanh Hóa đến năm 2020. Thanh Hóa.

- UBND tỉnh Thanh Hóa (2006), Quyết định số 1999/QĐ-UBND ngày 19/7/2006 của Chủ tịch UBND tỉnh Thanh Hoá về đề án “Quy hoạch phát triển mạng lưới chợ tỉnh Thanh Hoá đến năm 2010, định hướng đến năm 2020, Thanh Hóa.

-UBND tỉnh Thanh Hóa (2006), Quyết định số 2317/2006/QĐ-UBND ngày 24/8/2006 của UBND tỉnh Thanh Hóa về việc phê duyệt kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội và quốc phòng, an ninh 5 năm 2006 - 2010 tỉnh Thanh Hóa, Thanh Hóa.

- UBND tỉnh Thanh Hóa (2007), Quyết định số 3075/QĐ-UBND ngày 12/10/2007 của UBND tỉnh Thanh Hoá về phê duyệt “Quy hoạch phát triển mạng lưới kinh doanh xăng dầu tỉnh Thanh Hoá đến năm 2010, định hướng tới năm 2020", Thanh Hóa.

- UBND tỉnh Thanh Hóa (2009), Quyết định số 3774/QĐ-UBND về việc phê duyệt đề án “Chương trình phát triển xuất khẩu tỉnh Thanh Hóa đến năm 2010, định hướng đến năm 2020”, Thanh Hóa

- UBND tỉnh Thanh Hóa (2010), Quyết định số 2255/QĐ-về phê duyệt Quy hoạch tổng thể phát triển Công nghiệp và Thương mại Thanh Hoá đến năm 2020, Thanh Hóa.

41

- UBND tỉnh Thanh Hóa (2011), Quyết định số 604/QĐ-UBND về việc phê duyệt Quy hoạch điều chỉnh phát triển cụm công nghiệp tỉnh Thanh Hóa giai đoạn 2010 - 2020, Thanh Hóa.

2.6.2. Kết quả thu thập dữ liệu sơ cấp

Kết quả thu thập số liệu sơ cấp được thể hiện trong bảng sau:

Tổng hợp số kết quả thu và phát phiếu khảo sát

STT Danh mục Số lượng Tỷ lệ %

1 Tổng số phiếu phát ra 100 phiếu 100%

2 Tổng số phiếu thu được 71 phiếu 71%

3 Số phiếu hợp lệ 63 phiếu 63%

4 Số phiếu không hợp lệ 08 phiếu 8%

(Nguồn: Khảo sát của tác giả năm - 2015)

Tác giả dựa trên dữ liệu tại Phần 1: Thông tin chung để tiến hành phân tách theo các nhóm đối tượng.

Đối với thông tin tại Phần 2, tác giả nhập dữ liệu vào phần mềm excel và phân loại câu trả lời, tính toán cụ thể và được phân tích, trình bày tại Chương 3 phần thực trạng, để từ đó đưa ra kết quả đánh giá.

42

CHƯƠNG 3: THỰC TRẠNG QUẢN LÝ NHÀ NƯỚC VỀ LĨNH VỰC CÔNG NGHIỆP TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH THANH HÓA

3.1. Tổng quan về lĩnh vực công nghiệp trên địa bàn tỉnh Thanh Hóa

3.1.1. Khái quát chung về tỉnh Thanh Hóa

3.1.1.1. Điều kiện tự nhiên

* Vị trí địa lý:Thanh Hoá nằm ở cực Bắc Miền Trung, với diện tích tự nhiên

trên 11.120 km2, cách thủ đô Hà Nội 150 km về phía Nam, là một trong số ít tỉnh của cả nước có cả 3 vùng kinh tế: trung du miền núi, đồng bằng và ven biển, với nguồn tài nguyên phong phú về đất, rừng, biển, khoáng sản, nước và lao động. Thanh Hóa nằm trong vùng ảnh hưởng của những tác động từ vùng kinh tế trọng điểm Bắc Bộ, của các tỉnh Bắc Lào và những tác động từ các vùng kinh tế trọng điểm Trung bộ, ở vị trí cửa ngõ nối liền Bắc Bộ với Trung Bộ. Vị trí địa lý của tỉnh

có những thuận lợi như sau:

- Đường sắt và Quốc lộ 1A chạy qua vùng đồng bằng và ven biển tỉnh Thanh Hóa, tạo điều kiện thuận lợi trong giao lưu với các tỉnh và thành phố khác trong cả nước. Đường chiến lược 15A, đường Hồ Chí Minh xuyên suốt vùng trung du và miền núi trong nội bộ tỉnh và các miền trong cả nước.

- Sân bay Sao Vàng đã mở rộng kết hợp dịch vụ dân dụng và sân bay quốc tế phục vụ cho Khu kinh tế Nghi Sơn và khách du lịch.

Toàn bộ đặc điểm vị trí địa lý nêu trên trong bối cảnh phát triển dài hạn có tác động hết sức mạnh mẽ đến quá trình phát triển kinh tế - xã hội của tỉnh Thanh Hóa xét trên các mặt sau: Tạo ra cơ hội và động lực quan trọng để phát triển trên cơ sở tận dụng mạng lưới kết cấu hạ tầng phát triển, sự hỗ trợ về đào tạo và chuyển giao công nghệ từ các thành phố lớn; Tạo thuận lợi trong việc tiếp cận các thị trường tiêu thụ lớn, đặc biệt là thị trường tiêu thụ các sản phẩm công nghiệp, thực phẩm…

Tuy nhiên, bên cạnh những thuận lợi đó, Thanh Hóa cũng phải đối mặt với thách thức lớn, đó là sự cạnh tranh mạnh mẽ của các địa phương vốn có nền kinh tế phát triển hơn như Hà Nội, Hải Phòng, Hải Dương, Đà Nẵng…

43

Với những đặc điểm đó, để có thể hội nhập nhanh vào nền kinh tế trong vùng và cả nước, Thanh Hóa phải phát triển nhanh trên cơ sở phát huy cao độ những giá trị truyền thống và tiềm năng sẵn có của tỉnh cùng với sự nỗ lực cao của toàn thể cán bộ và nhân dân trong tỉnh.

* Địa hình: Địa hình Thanh Hoá đa dạng, thấp dần từ Tây sang Đông, chia làm 3 vùng rõ rệt.

- Vùng núi và Trung du có diện tích đất tự nhiên 839.037 ha chiếm 75,44% diện tích toàn tỉnh, độ cao trung bình vùng núi 600 -700m, độ dốc trên 25o; vùng trung du có độ cao trung bình 150 - 200m, độ dốc từ 15 -20o

Một phần của tài liệu Quản lý nhà nước về công nghiệp trên địa bàn tỉnh thanh hóa (Trang 44)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(107 trang)