Yêu cầu quản lý nhà nước về công nghiệp của tỉnh

Một phần của tài liệu Quản lý nhà nước về công nghiệp trên địa bàn tỉnh thanh hóa (Trang 25 - 26)

Một là, quản lý nhà nước về công nghiệp của tỉnh phải bảo đảm tuân thủ

pháp luật của nhà nước và cơ chế quản lý của nhà nước Trung ương đối với phát triển công nghiệp những cơ chế, chính sách mà nhà nước đã ban hành mang tính chiến lược dài hạn, trung hạn, ngắn hạn, nhằm tạo môi trường pháp lý thuận lợi cho công nghiệp phát triển. Nhà nước hay chính quyền cấp tỉnh phải tổ chức thực hiện pháp luật có liên quan và vận dụng pháp luật để ban hành những cơ chế, chính sách về quản lý phát triến công nghiệp cho phù hợp với từng ngành, địa phương. Các chính sách có thể bao gồm những ưu đãi về thuế, đất đai, nhân lực, công nghệ, cơ sở hạ tầng hay các ưu tiên trong giải quyết thủ tục hành chính….

Quản lý nhà nước đối với quy hoạch, kế hoạch phát triển công nghiệp của tỉnh được thực hiện thông qua các chiến lược, quy hoạch, chính sách quốc gia, vùng, ngành hay kế hoạch của từng địa phương. Các hình thức này được chọn lựa triển khai một cách hợp lý ở cấp tỉnh, chúng có mối liên hệ với nhau, tác động lẫn nhau, trong đó chiến lược và chính sách có vị trí quan trọng nhất,chiến lược có tính ốn định tương đối, chính sách là bộ phận năng động hơn.

Hai là, quản lý nhà nước về công nghiệp của tỉnh bảo đảm phù hợp định

hướng phát triển kinh tế-xã hội của tỉnh, phù hợp về cơ cấu ngành nghề, khu vực theo hướng hiện đại, thân thiện với môi trường. Thúc đẩy công nghiệp của tỉnh phát triển hiện đại gắn liền với quá trình phân bố lực lượng sản xuất theo vùng, miền,

15

khu vực, hình thành các khu công nghiệp tập trung, làm cơ sở cho quá trình đô thị hóa. Quản lý phát triển cơ sở công nghiệp hợp lý, nhằm khai thác có hiệu quả các nguồn lực, lợi thế của mỗi vùng, miền, khu vực, đảm bảo sự phát triển cân bằng, hợp lý trong chiến lược phát triển kinh tế - xã hội của tỉnh.

Ba là, quản lý nhà nước về công nghiệp của tỉnh bảo đảm phù hợp định hướng

phát triển kinh tế - xã hội của tỉnh, trên cơ sở liên kết, hợp tác giữa các thành phần kinh tế, giữa trung ương và địa phương, giữa kinh tế trong nước với kinh tế có vốn đầu tư nước ngoài, phát triển ngành công nghiệp mũi nhọn, ngành công nghiệp ưu tiên trên cơ sở phát huy tổng hợp các nguồn lực của các thành phần kinh tế, tiềm năng, lợi thế so sánh, lợi thế cạnh tranh của tỉnh, với công nghệ tiên tiến, sản phẩm có chất lượng, có tính cạnh tranh cao, gắn liền với mục tiêu nâng cao giá trị gia tăng của sản phẩm công nghiệp phục vụ tiêu dùng trong nước và nâng cao chất lượng của sản phẩm xuất khẩu.

Bốn là, quản lý nhà nước về công nghiệp của tỉnh bảo đảm bền vững là cơ sở để

phát triển nhanh tạo nguồn lực cho phát triển bền vững. Phát triển nhanh và bền vững phải luôn gắn chặt với nhau trong quy hoạch, kế hoạch và chính sách phát triển kinh tế - xã hội. Sự hình thành và phát triển công nghiệp của mỗi vùng tác động thúc đẩy sự phát triển phù hợp và đồng bộ hóa hệ thống kết cấu hạ tầng kỹ thuật. Trong mối quan hệ này, thường kết cấu hạ tầng phải đi trước một bước; việc nâng cấp và phát triến mới hệ thống kết cấu hạ tầng được coi là một trong những nhiệm vụ hàng đầu của công cuộc CNH- HĐH. Để quản lý và phát triển công nghiệp theo hướng hiệu quả bền vững của tỉnh thường đề ra các nhiệm vụ, giải pháp sát hợp, cụ thể để giải quyết cơ bản những hạn chế, yếu kém, đồng thời huy động mọi nguồn lực, nhằm thúc đẩy đầu tư phát triển hạ tầng kinh tế - xã hội; quan tâm phát triển hạ tầng kinh tế - xã hội nông thôn; tạo điều kiện để nông dân đóng góp và hưởng lợi nhiều hơn trong quá trình công nghiệp hóa, hiện đại hóa nông nghiệp, nông thôn.

Một phần của tài liệu Quản lý nhà nước về công nghiệp trên địa bàn tỉnh thanh hóa (Trang 25 - 26)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(107 trang)