Kinh nghiệm quản lý nhà nước về công nghiệp ở tỉnh Bắc Giang

Một phần của tài liệu Quản lý nhà nước về công nghiệp trên địa bàn tỉnh thanh hóa (Trang 37 - 41)

Bắc Giang là tỉnh trung du miền núi, nằm giữa 21007 và 21037 vĩ độ Bắc, 105053 và 107002 kinh độ Đông. Phía Bắc và Đông Bắc giáp với tỉnh Lạng Sơn, phía Tây và Tây Bắc giáp Thủ đô Hà Nội và tỉnh Thái Nguyên, phía Nam và Đông Nam giáp các tỉnh Bắc Ninh, Hải Dương và Quảng Ninh.

Bắc Giang có diện tích tự nhiên là 3.827,85 km2 Là một tỉnh có vị trí địa lý tương đối thuận lợi, trung tâm tỉnh chỉ cách Hà Nội 50 km;

Thực hiện đa dạng hoá sản xuất công nghiệp, vừa tập trung phát triển các ngành có thế mạnh ở địa phương như: công nghiệp chủ đạo, tiểu thủ công nghiệp và làng nghề truyền thống công nghiệp chế biến nông sản thực phẩm, công nghiệp hóa chất, công nghiệp sản xuất vật liệu xây dựng.... vừa phát triển các ngành công nghiệp có hàm lượng công nghệ cao hơn như ngành chế tạo máy và gia công kim loại, ngành thiết bị kỹ thuật điện, ngành sản xuất vật liệu mới thay thế nhập khẩu...Cùng với tốc độ tăng trưởng kinh tế nhanh, chuyển dịch cơ cấu kinh tế đang diễn ra theo chiều hướng tích cực, có sự chuyển dịch theo hướng khai thác lợi thế của từng ngành, từng vùng trong tỉnh. Tỷ trọng ngành nông nghiệp trong GDP (theo giá thực tế) đã giảm dần qua các năm: từ 42,1% năm giảm xuống còn 31,3%. Tỷ trọng ngành công

27

nghiệp - xây dựng có xu hướng tăng lên từ 23,3% lên 39,4%. Vốn đầu tư cho phát triển công nghiệp và xây dựng không ngừng tăng, đặc biệt là những năm gần đây, tỷ trọng vốn đầu tư cho công nghiệp- xây dựng đạt khoảng 43% tổng vốn đầu tư, thu hút đầu tư vào địa bàn tỉnh trong những năm gần đây có sự gia tăng đáng kể trên địa bàn toàn tỉnh, có nhiều dự án đầu tư quy mô lớn, công nghệ tiên tiến.

Theo Quy hoạch phát triển các khu công nghiệp tỉnh Bắc Giang đến năm 2020 có 14 khu công nghiệp tập trung với tổng diện tích 3.755ha và 29 cụm công nghiệp hiện có, tổng diện tích 564,82 ha, trong đó 11 cụm đã lấp đầy, 3 cụm đã có doanh nghiệp đầu tư và đăng ký lấp đầy, 15 cụm diện tích đất công nghiệp cho thuê còn 187,21 ha bao gồm: Giai đoạn đến năm 2010: Tổng diện tích quy hoạch xây dựng cụm công nghiệp là 615,82 ha, bao gồmGiai đoạn 2011-2015: Tổng diện tích quy hoạch xây dựng cụm công nghiệp tăng thêm là 264,6 ha; Giai đoạn 2016-2020: Tổng diện tích quy hoạch xây dựng cụm công nghiệp tăng thêm là 301,9 ha.

1.4.2. Kinh nghiệm quản lý nhà nước về công nghiệp ở tỉnh Bắc Ninh

Bắc Ninh là tỉnh có vị trí địa lý thuận lợi, là tỉnh tiếp giáp và cách Thủ đô Hà Nội 30km; cách sân bay Quốc tế Nội Bài 45km; cách cảng biển Hải Phòng 110km, nằm trong vùng kinh tế trọng điểm - tam giác tăng trưởng, Hà Nội - Hải Phòng - Quảng Ninh; gần các khu, cụm công nghiệp lớn của vùng trọng điểm Bắc bộ. Bắc Ninh có các tuyến trục giao thông lớn, quan trọng chạy qua, nối liền tỉnh với các trung tâm kinh tế, văn hoá và thương mại của phía Bắc, có đường quốc lộ 1A-1B, quốc lộ 18 (Thành phố Hạ Long - sây bay Quốc tế Nội Bài), quốc lộ 38, đường sắt xuyên Việt đi Trung Quốc.

Bắc Ninh xác định công nghiệp là bộ phận chủ đạo nền kinh tế của tỉnh, bên cạnh đẩy mạnh công nghiệp hóa- hiện đại hóa nông nghiệp, nông thôn và phát triến các làng nghề truyền thống, tỉnh chủ trương phát triển các ngành công nghiệp có quy mô lớn, có hàm lượng tri thức và công nghệ cao, các ngành công nghiệp được ưu tiên phát triến trên địa bàn tỉnh Bắc Ninh hiện nay tỉnh đã quy hoạch, trong khu công nghiệp, trong những năm qua kinh tế-xã hội của tỉnh phát triển toàn diện, cơ cấu kinh tế chuyển dịch tích cực và đẩy mạnh đầu tư cho phát triển công nghệ cao,

28

nông nghiệp phát triển toàn diện theo hướng hiện đại, bền vững, xây dựng nông thôn mới; nâng cao chất lượng nguồn lực và an sinh xã hội, phấn đấu đến năm 2015 cơ bản trở thành tỉnh công nghiệp hiện đại.

Tốc độ tăng trưởng GDP bình quân hàng năm đạt 13-14%; trong đó công nghiệp và xây dựng tăng bình quân 15-16%, dịch vụ tăng 13,5-14,5%, nông, lâm nghiệp và thuỷ sản tăng 1,7-2%. Tỷ trọng nông, lâm nghiệp và thuỷ sản khoảng 6,2%, công nghiệp và xây dựng 69,4%, dịch vụ 24,4%. GDP bình quân đầu người đạt 3.500 USD (giá thực tế). Kim ngạch xuất khẩu tăng bình quân hàng năm 26,2%. Thu ngân sách trên địa bàn đạt 8.500 tỷ đồng, tăng bình quân 13,6%/năm, trong đó thu nội địa tăng bình quân 19,3%/năm; vốn đầu tư xã hội hàng năm đạt 45-50% GDP, bảo vệ và giải quyết cơ bản tình trạng ô nhiễm môi trường. Đồng thời phát triển nguồn nhân lực, tỷ lệ lao động qua đào tạo là 60%, giải quyết việc làm bình quân hàng năm 26-27 nghìn lao động, thu nhập bình quân đầu người đạt 50 triệu đồng/năm, trong đó khu vực nông thôn là 36 triệu đồng/năm.

1.4.3. Kinh nghiệm quản lý nhà nước về công nghiệp ở tỉnh Vĩnh Phúc

Vĩnh Phúc được thành lập năm 1950 hợp nhất từ hai tỉnh Vĩnh Yên và Phúc Yên, sau nhiều lần điều chỉnh địa giới hành chính, tháng 1/1997, tỉnh Vĩnh Phúc được tái lập. Vĩnh Phúc có diện tích 1.231,76km2, dân số 1.014.488 người, mật độ dân số trung bình 824 người/km2. Vĩnh Phúc là một tỉnh thuộc vùng Thủ đô Hà Nội. Sự phát triển của Hà Nội trong vùng có ảnh hưởng đáng kể tới sự phát triển kinh tế - xã hội nói chung và phát triển công nghiệp nói riêng của Vĩnh Phúc. Ngày 5/5/2008, Thủ tướng Chính phủ có Quyết định số 490/QĐ-TTg phê duyệt quy hoạch xây dựng vùng Thủ đô Hà Nội đến năm 2020 và tầm nhìn đến năm 2050. Đây là một quyết định lớn có ảnh hưởng tới sự phát triển của Vĩnh Phúc.

Tỉnh Vĩnh Phúc hiện nay có 11 khu công nghiệp, trong đó có 06 khu đã thành lập và 05 khu được chấp thuận chủ trương thành lập với tổng diện tích là 3.309,12ha, tính đến 2012, nếu không tính các khu công nghiệp thuộc địa phận huyện Mê Linh, Vĩnh Phúc có 9 khu công nghiệp đã được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt chủ trương đầu tư với tổng diện tích 2.284ha.

29

- Về việc tạo lập môi trường cho phát triển công nghiệp. Nhận thức rõ vai trò

của môi trường chính trị, xã hội ổn định đến phát triển công nghiệp, Vĩnh Phúc đã chú trọng tạo sự ổn định về chính trị - xã hội tạo môi trường thuận lợi cho đầu tư. Bên cạnh môi trường chính trị xã hội, môi trường đầu tư của Vĩnh Phúc cũng khá tốt. Kết quả đánh giá chỉ số năng lực cạnh tranh cấp tỉnh do Phòng Thương mại và Công nghiệp Việt Nam (VCCI) tiến hành, Vĩnh Phúc luôn nằm ở tốp đầu.

- Về xây dựng cơ chế, chính sách cho phát triển công nghiệp. Vĩnh Phúc đã

thực thi hiệu quả các cơ chế, chính sách phát triển công nghiệp của Trung ương, đồng thời, ban hành và thực thi các chính sách ưu đãi nhằm phát triển công nghiệp trên địa bàn tỉnh. Song song với các chính sách ưu đãi, Vĩnh Phúc tăng cường đầu tư kết cấu hạ tầng công nghiệp. Quy hoạch các khu công nghiệp; nâng cấp các tuyến giao thông, cải tạo, nâng cấp hệ thống cung cấp điện, cấp thoát nước, thông tin liên lạc...

- Về phát triển các cơ sở công nghiệp. Với mục tiêu phát triển công nghiệp

trở thành ngành kinh tế chủ lực, Vĩnh Phúc chú trọng phát triển các cơ sở công nghiệp trên địa bàn. Giai đoạn 2006 - 2012, số lượng cơ sở công nghiệp tăng nhanh, giai đoạn trước năm 2000, công nghiệp Vĩnh Phúc phân bố khá phân tán. Từ năm 2000 đến nay, xu hướng tập trung sản xuất vào các khu, cụm công nghiệp đã hình thành khá rõ. Một số dự án công nghiệp lớn đã hình thành như tổ hợp công nghiệp Toyota, Honda, Compal. Song song với những dự án công nghiệp lớn là sự hình thành một số khu công nghiệp tập trung tạo điều kiện thu hút và đảm bảo hạ tầng tập trung cho các dự án công nghiệp quy mô nhỏ hơn;

- Về bố trí không gian phát triển công nghiệp. Công nghiệp Vĩnh Phúc hiện

đã và đang được sắp xếp, bố trí, tổ chức sản xuất ngày càng trở lên hợp lý và hiện đại. Sau khi tái lập tỉnh, với những cải cách tích cực, có thể nói có một "làn sóng" đầu tư vào Vĩnh Phúc đặc biệt là công nghiệp và kéo theo nó là mô hình tổ chức sản xuất công nghiệp mới hiện đại hơn. Về không gian, sự phát triển công nghiệp như những năm qua về cơ bản đã khai thác tốt về lợi thế vị trí địa lý và những điều kiện về phát triển hạ tầng cũng như về đất đai cho phát triển công nghiệp. Công nghiệp

30

được bố trí phát triển chủ yếu tập trung gần các đô thị lớn trong tỉnh như Phúc Yên, Vĩnh Yên và hai huyện có vị trí tiếp giáp với hai Trung tâm đô thị trên;

- Về bộ máy tổ chức thực thi quản lý nhà nước. Vĩnh Phúc đã rà soát, sắp xếp

đội ngũ cán bộ trong hệ thống quản lý nhà nước về công nghiệp trên địa bàn. Có kế hoạch đào tạo, bồi dưỡng cán bộ để đáp ứng được yêu cầu phát triển trong tình hình mới. Bên cạnh Sở Công thương, Tỉnh đã sớm thành lập Ban quản lý các khu công nghiệp của tỉnh. Vĩnh Phúc xây dựng và triển khai đồng bộ các chương trình khuyến công và các đề án phát triển công nghiệp, Tỉnh đã tổ chức cho các thành phần kinh tế tham gia phát triển công nghiệp trên địa bàn. Bên cạnh đó, Tỉnh đã tích cực đẩy mạnh cải cách hành chính theo cơ chế "một cửa" và một cửa liên thông để tạo điều kiện thuận lợi cho các nhà đầu tư.

Công nghiệp Vĩnh Phúc trong những năm gần đây phát triển nhanh chóng. Các khu công nghiệp là nhân tố mới có vai trò rất quan trọng để thúc đẩy tăng trưởng công nghiệp của tỉnh. Sự phát triển các khu công nghiệp trong những năm qua là khá nhanh so với một số địa phương trong Vùng Kinh tế trọng điểm phía Bắc. Tốc độ tăng trưởng công nghiệp khá cao. Số lượng doanh nghiệp công nghiệp không ngừng tăng nhanh qua các năm. Ngành công nghiệp Vĩnh Phúc đã hình thành cơ cấu công nghiệp nhiều thành phần. Công nghiệp quốc doanh đã phần nào phát huy được tác dụng. Công nghiệp ngoài quốc doanh phát triển khá, góp phần cùng các ngành kinh tế khác giải quyết những vấn đề bức xúc của xã hội. Vĩnh Phúc đã hình thành và phát triển tốt một số ngành công nghiệp có vị trí hàng đầu trong Vùng kinh tế trọng điểm phía Bắc và cả nước với sự xuất hiện của những nhà đầu tư lớn có thương hiệu trên thế giới như: công nghiệp cơ khí (lắp ráp ôtô, xe máy), công nghiệp vật liệu xây dựng, đã và đang hình thành ngành công nghiệp điện tử...

Một phần của tài liệu Quản lý nhà nước về công nghiệp trên địa bàn tỉnh thanh hóa (Trang 37 - 41)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(107 trang)