Những quan điểm cơ bản

Một phần của tài liệu Hoàn thiện hoạt động thanh tra nhà nước đối với doanh nghiệp nhà nước ở việt nam luận văn ths kinh tế 60 31 01 pdf (Trang 90 - 93)

* Thứ nhất, hoàn thiện hoạt động thanh tra DNNN phải phù hợp với đổi

mới cơ chế quản lý kinh tế và đổi mới hoạt động thanh tra nhà nước.

Mục đích của đổi mới cơ chế quản lý kinh tế là nhằm tạo ra một môi trường kinh doanh thuận lợi, một hành lang pháp lý thông thoáng và an toàn để mọi doanh nghiệp cũng như các thành phần kinh tế đều phát huy được hết mọi tiềm năng của mình, đẩy mạnh sản xuất kinh doanh tạo được nhiều lợi nhuận. Đây cũng chính là mục đích mà hoạt động thanh tra và thanh tra các DNNN phải hướng tới và phục vụ cho mục đích này. Vì vậy, việc hoàn thiện hoạt động thanh

tra của Nhà nước đối với DNNN cũng phải nằm trong tổng thể của việc đổi mới cơ chế quản lý kinh tế của Nhà nước nói chung và đổi mới hoạt động thanh tra nói riêng, nhằm nâng cao năng lực quản lý vĩ mô nền kinh tế, giải phóng mọi nguồn lực và tạo ra một môi trường thuận lợi, cạnh tranh bình đẳng để các thành phần kinh tế cùng phát triển.

* Thứ hai, hoàn thiện hoạt động thanh tra DNNN phải gắn với việc thực

hiện các chủ trương, chính sách của Đảng và pháp luật của Nhà nước về việc tiếp tục sắp xếp, đổi mới và phát triển các DNNN.

Kinh tế nhà nước có vai trò quyết định trong việc định hướng nền kinh tế, ổn định và phát triển đất nước. Trong đó các DNNN là bộ phận cơ bản, quan trọng của kinh tế nhà nước, nó giữ những vị trí then chốt, những ngành kinh tế mũi nhọn của nền kinh tế, nó là lực lượng vật chất cơ bản chủ yếu để Nhà nước định hướng, điều tiết vĩ mô nền kinh tế. Cho nên, mọi chủ trương, chính sách, của Đảng và pháp luật của Nhà nước là đều nhằm đổi mới, phát triển và nâng cao năng lực sản xuất, kinh doanh của các DN. Thanh tra là một trong những chức năng thiết yếu của các cơ quan quản lý nhà nước, là một trong những công cụ để Nhà nước kiểm tra, kiểm soát các DNNN và nền kinh tế. Việc hoàn thiện hoạt động thanh tra các DNNN là phải nhằm giúp cho các cơ quan nhà nước quản lý các DN và nền kinh tế được tốt hơn, hiệu quả hơn; đồng cũng tạo ra những điều kiện thuận lợi để các DN sản xuất kinh doanh có hiệu quả, đủ sức cạnh tranh trên thương trường. Vì vậy, hoàn thiện hoạt động thanh tra DNNN phải gắn với việc thực hiện các chủ trương, chính sách của Đảng và pháp luật của Nhà nước về việc tiếp tục sắp xếp, đổi mới và phát triển các DNNN.

* Thứ ba, phải lấy việc bảo toàn vốn, nâng cao năng lực sản xuất và hiệu

quả kinh doanh của các DN làm mục đích của việc hoàn thiện hoạt động thanh tra DNNN.

Một trong những yếu tố cơ bản, quan trọng nhất của hoạt động sản xuất, kinh doanh là vấn đề về vốn. Đối với các DNNN thì vốn của các DN này có thể là một 100% vốn của Nhà nước hoặc ít nhất nó cũng giữ một số cổ phần chi

phối nhất định trong mỗi DN. Vì vậy, trong quá trình thanh tra các DNNN, các Đoàn thanh tra hay các cơ quan thanh tra luôn luôn xác định nội dung thanh tra tài chính là một trong những nội dung cơ bản bao trùm trong mỗi cuộc thanh tra, trong đó có xem xét, kiểm tra về việc giao nhận vốn, huy động, sử dụng và phát triển vốn… Nhằm giúp cho các DN sử dụng vốn đúng mục đích, tránh thất thoát, lãng phí và bảo toàn số vốn mà Nhà nước đã giao cho, từng bước nâng cao hiệu quả sử dụng vốn và phát triển nguồn vốn của DN.

* Thứ tư, hoàn thiện hoạt động thanh tra DNNN phải gắn với quá trình

cải cách nền hành chính nhà nước và hoàn thiện bộ máy nhà nước.

Mục tiêu của chương trình cải cách hành chính nhà nước năm 2001 – 2010 là: Xây dựng bộ máy hành chính nhà nước gọn nhẹ, hợp lý; xác định chức năng, nhiệm vụ và quyền hạn rõ ràng; xoá bỏ các thủ tục hành chính quan liêu, rườm rà để xây dựng các thủ tục hành chính mới theo hướng công khai, đơn giản hoá và thuận tiện cho nhân dân… Mặt khác, các cơ quan thanh ra là một bộ phận, một cơ quan chuyên môn giúp việc cho các cơ quan quản lý nhà nước cùng cấp, để quản lý về công tác thanh tra và thực hiện nhiệm vụ thanh tra…Vì vậy, trong quá trình hoàn thiện hoạt động thanh tra nhà nước đối với DNNN, các cơ quan thanh tra phải căn cứ vào chương trình cải cách hành chính nhà nước, để thiết lập hệ thống tổ chức, bộ máy thanh tra tinh gọn, tập trung, thống nhất và trong sạch, đủ năng lực thanh tra, kiểm soát các DNNN và toàn bộ nền kinh tế quốc dân, nhằm phục vụ kịp thời cho yêu cầu của công tác quản lý nhà nước về kinh tế.

* Thứ năm, hoàn thiện hoạt động thanh tra DNNN phải đảm bảo và phát

huy việc thực hiện Quy chế dân chủ trong các DN.

Dân chủ là một bản chất tốt đẹp của chế độ chúng ta. Đảng và Nhà nước ta luôn luôn tôn trọng và phát huy quyền tự do, dân chủ của mọi công dân. Vì vậy, trong quá trình thanh tra Đoàn thanh tra hay các cơ quan thanh tra không chỉ nhằm vào việc phòng ngừa, phát hiện và xử lý các vi phạm; không chỉ phát hiện những sơ hở trong cơ chế chính sách hay bảo vệ lợi ích của Nhà nước… mà

điều quan trọng hơn là phải bảo vệ những quyền và lợi ích hợp pháp cho mọi công dân, trong đó có quyền tự do, dân chủ. Nhằm phát huy tinh thần làm chủ, tính sáng tạo của nhân dân lao động, khơi dậy sức mạnh tinh thần và vật chất của mọi công dân trong phát triển kinh tế, ổn định an ninh, chính trị-xã hội, hăng hái tham gia lao động sản xuất, xây dựng cơ quan, đơn vị vững mạnh, đẩy lùi tình trạng suy thoái đạo đức, quan liêu, tham nhũng, góp phần thiết thực vào việc thực hiện tốt công cuộc đổi mới đất nước. Cho nên, việc hoàn thiện hoạt động thanh tra DNNN phải tạo ra những điều kiện thuận lợi để cán bộ công nhân viên tham gia vào hoạt động quản lý của DN và thực hiện tốt Quy chế dân chủ trong các DNNN.

Một phần của tài liệu Hoàn thiện hoạt động thanh tra nhà nước đối với doanh nghiệp nhà nước ở việt nam luận văn ths kinh tế 60 31 01 pdf (Trang 90 - 93)