Khái quát quá trình đổi mới tổ chức TTNN và đổi mới DNNN

Một phần của tài liệu Hoàn thiện hoạt động thanh tra nhà nước đối với doanh nghiệp nhà nước ở việt nam luận văn ths kinh tế 60 31 01 pdf (Trang 52)

nước ta

2.1.1. Quá trình đổi mới tổ chức TTNN

Sau đại thắng mùa xuân năm 1975, ngày 24 tháng 4 năm 1976, cuộc tổng tuyển cử bầu Quốc hội cả nước đã diễn ra và thành công tốt đẹp. Sau đó, Quốc hội đã bầu và quyết định những cơ quan lãnh đạo của Nhà nước và khẳng định lại đường lối chiến lược của cách mạng Việt Nam trong giai đoạn tới: “Hoàn thành thống nhất nước nhà, đưa cả nước tiến nhanh, tiến, tiến mạnh, tiến vững chắc lên CNXH; miền Bắc phải tiếp tục đẩy mạnh sự nghiệp xây dựng CNXH và hoàn thiện QHSX XHCN, miền Nam phải đồng thời tiến hành cải tạo XHCN và xây dựng CNXH” [32, tr.150]. Để thực hiện tốt đường lối chiến lược trên, cùng với các cơ quan quản lý nhà nước các cơ quan thanh tra đã từng bước tổ chức và mở rộng hệ thống thanh tra trên phạm vi cả nước. Đến cuối năm 1976, hệ thống các cơ quan Thanh tra từ Trung ương đến các địa phương đã được thiết lập xong, góp phần cùng cả nước hoàn thành thống nhất nước nhà về mặt nhà nước và đi vào hoạt động phục vụ cho công cuộc xây dựng và phát triển đất nước.

Ngày 3 tháng 1 năm 1977, Chính phủ ra Nghị định số 01/CP ban hành Điều lệ tổ chức và hoạt động của Uỷ ban thanh tra của Chính phủ; trong đó đã xác định rõ vị trí, vai trò, chức năng nhiệm vụ, quyền hạn và tổ chức bộ máy của Uỷ ban thanh tra của Chính phủ và các cấp, các ngành. Đến cuối năm 1978, về cơ bản hệ thống tổ chức và bộ máy của các cơ quan thanh tra ở các cấp, các ngành đã được củng cố và hoàn thiện. Đây là những điều kiện cơ bản và là cơ sở pháp lý cần thiết để ngành thanh tra tiến hành các hoạt động thanh tra, kiểm soát các hoạt động kinh tế, xã hội… đáp ứng yêu cầu của công tác chỉ đạo, điều hành của các cơ quan quản lý nhà nước.

Tiếp theo, Đảng và Nhà nước đã ban hành một số văn bản để củng cố, tăng cường và nâng cao hiệu lực công tác thanh tra và thanh tra nhân dân, trong đó có Nghị quyết 26/HĐBT ngày 15 tháng 2 năm 1984 của Hội đồng Bộ trưởng và Chỉ thị 38/CT-TW ngày 20 tháng 2 năm 1984 của Ban Bí thư Trung ương Đảng. Trong các văn bản này đã nêu rõ mục đích của hoạt động thanh tra là

“nhằm phát huy mặt làm đúng, ngăn ngừa sửa chữa cái sai; làm cho chủ trương, chính sách của Đảng, pháp luật của Nhà nước được chấp hành nghiêm

chỉnh và có hiệu quả thiết thực”[32, tr.213]. Về vị trí, “Thanh tra là một khâu không thể thiếu trong công tác lãnh đạo” và “Tổ chức thanh tra phải là một công cụ có hiệu lực của Nhà nước chuyên chính vô sản, đồng thời là một hình thức tổ chức của quần chúng để thực hiện quyền làm chủ tập thể của mình trong việc kiểm tra, giám sát hoạt động của các cơ quan nhà nước” [32, tr.212]. “Trước mắt cũng như lâu dài công tác thanh tra có tác dụng quan trọng, trực tiếp đối với việc thực hiện đường lối, chính sách của Đảng, giữ gìn pháp luật nhà nước…” [32, tr.210]. Về hệ thống tổ chức cũng được quy định cụ thể về nguyên tắc tổ chức, quản lý và chỉ đạo điều hành toàn bộ hệ thống thanh tra nhà nước và lúc này các cơ quan thanh tra được đổi tên là Uỷ ban Thanh tra Nhà nước. Về nhiệm vụ thanh tra, trong thời kỳ này vẫn coi trọng thanh tra kinh tế, thanh tra việc thực hiện kế hoạch nhà nước nhưng phải kết hợp với thanh tra an ninh, quốc phòng. Đặc biệt Nghị quyết nhấn mạnh đến việc ngăn ngừa và chống mọi biểu hiện quan liêu, thiếu trách nhiệm, vô kỷ luật, tham ô, lãng phí và hách dịch với nhân dân… Kiểm tra trách nhiệm của Thủ trưởng các cấp, các ngành trong việc tiếp dân và giải quyết đơn thư khiếu nại, tố cáo của công dân…

Tóm lại, sau khi thống nhất đất nước, song song với việc củng cố chính quyền các cấp ngành thanh tra cũng được củng cố, kiện toàn cả về tổ chức lẫn xây dựng đội ngũ cán bộ. Hệ thống Thanh tra Nhà nước đã được thiết lập từ Trung ương đến cơ sở trên phạm vi cả nước và đã hoàn thành tốt những nhiệm vụ mà Đảng và Nhà nước giao cho, góp phần xứng đáng vào việc củng cố chính quyền, đưa cả nước tiến lên CNXH.

2.1.1.2. Tổ chức Thanh tra Nhà nước từ 1990 đến nay

Trong quá trình thực hiện công cuộc đổi mới, đất nước đã có những chuyển biến sâu sắc trên mọi lĩnh vực của đời sống xã hội, đồng thời nó cũng đòi hỏi các cơ quan quản lý nhà nước nói chung và các cơ quan thanh tra nói riêng phải nhanh chóng thay đổi cả về thể chế lẫn phương thức hoạt động cho thích hợp. Để đáp yêu cầu đòi hỏi trên, ngày 1 tháng 4 năm 1990, Hội đồng Nhà nước đã ban hành Pháp lệnh Thanh tra, mở đầu một giai đoạn phát triển mới của

ngành Thanh tra Việt Nam. Đây là một văn bản pháp lý cao nhất trong thời kỳ này, nó đã kế thừa được những ưu điểm và khắc phục được những hạn chế của các văn bản trước. Đồng thời, đây cũng là một văn bản thể hiện tương đối đầy đủ và khoa học những vấn đề cơ bản về: mục đích, chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn, trình tự, thủ tục và nguyên tắc tiến hành hoạt động thanh tra của các cơ quan Thanh tra Thà nước. Sau đó là một số văn bản dưới luật cũng được ban hành như: Nghị định 244-HĐBT ngày 30/6/1990 của Hội đồng Bộ trưởng, Nghị định 61/NĐ-CP ngày 15/8/1992 của Chính phủ, Thông tư 124-TT/TTNN ngày 18/7/1990 của Thanh tra Nhà nước, Thông tư 01-TT/TTr ngày 20/8/1992 của Thanh tra Nhà nước, Quyết định 1776/TTNN ngày 21/12/1996 của Tổng Thanh tra Nhà nước… đây là những văn bản cụ thể hoá những nội dung của pháp lệnh, nhằm bảo đảm cho việc thực thi pháp lệnh được thuận lợi và thống nhất. Nội dung của các văn bản pháp luật này bao gồm những vấn đề chủ yếu sau:

- Thanh tra là một chức năng thiết yếu của cơ quan quản lý nhà nước, là phương thức đảm bảo pháp chế, tăng cường kỷ luật trong quản lý nhà nước và thực hiện quyền dân chủ của nhân dân. Thông qua hoạt động thanh tra, kiểm tra các cơ quan quản lý nhà nước biết được những ưu điểm và khuyết điểm, từ đó đề ra các giải pháp hữu hiệu làm cho hoạt động quản lý ngày một hoàn thiện và hiệu quả. Vì vậy, thanh tra gắn liềm với quản lý nhà nước, là một khâu của quản lý nhà nước và phục vụ cho quản lý của Nhà nước được tốt hơn.

- Hệ thống tổ chức Thanh tra Nhà nước được thành lập từ Trung ương đến cấp huyện, theo nguyên tắc song trùng lãnh đạo. Còn ở cấp xã không thành lập cơ quan thanh tra chuyên trách, chức năng thanh tra do Uỷ ban nhân dân xã đảm nhiệm; trực tiếp là Chủ tịch UBND xã và mỗi uỷ viên UBND chịu trách nhiệm giúp Chủ tịch về lĩnh vực mình phụ trách.

- Về nhiệm vụ, các cơ quan thanh tra có ba nhiệm vụ cơ bản: thanh tra việc thực hiện chính sách, pháp luật, nhiệm vụ, kế hoạch của các cơ quan, tổ chức và cá nhân; giải quyết và tham mưu cho Thủ trưởng các cơ quan quản lý nhà nước giải quyết KN, TC và quản lý nhà nước về công tác thanh tra và KN,

TC. Khi tiến hành thanh tra các cơ quan Thanh tra Nhà nước được quyền ra quyết định thanh tra; trong quá trình thanh tra được quyền yêu cầu đối tượng thanh tra và các cơ quan, tổ chức, cá nhân có liên quan cung cấp thông tin, tài liệu; báo cáo, trả lời chất vấn; trưng cầu giám định; niêm phong tài liệu, kho quỹ; tạm giữ tiền đồ vật, giấy phép; đình chỉ, tạm đình chỉ việc làm, quyết định của đối tượng thanh tra hoặc tạm đình chỉ công tác nhân viên nhà nước; Khi kết thúc cuộc thanh tra được quyền kết luận, kiến nghị và quyết định xử lý về thanh tra… nhằm đảm bảo cho các tổ chức thanh tra hay Đoàn thanh tra thực hiện tốt nhiệm vụ và đạt hiệu quả cao.

- Về trình tự, thủ tục và nguyên tắc thanh tra cũng được quy định rất chặt chẽ. Muốn thanh tra một cơ quan, đơn vị nào đó phải có quyết định thanh tra của cơ quan có thẩm quyền; việc ra quyết định thanh tra cũng phải dựa trên những căn cứ do pháp luật quy định. Khi tiến hành thanh tra phải công bố công khai quyết định thanh tra hay khi kết thúc cuộc thanh tra cũng phải công bố dự thảo hoặc kết luận thanh tra. Trong quá trình thanh tra hay khi kết luận cuộc thanh tra phải bảo đảm chính xác, khách quan, công khai, dân chủ và kịp thời. Hoạt động thanh tra chỉ tuân theo pháp luật, nghiêm cấm mọi hành vi can thiệp trái pháp luật vào hoạt động thanh tra…

- Về tiêu chuẩn cán bộ, thanh tra viên và chế độ chính sách cũng được quan tâm đúng mức. Người làm công tác thanh tra phải là những người có phẩm chất đạo đức tốt, có ý thức trách nhiệm cao, trung thực, công minh và khách quan. Có đủ trình độ, năng lực theo quy định như: tốt nghiệp đại học, được bồi dưỡng về kiến thức pháp luật, quản lý nhà nước, quản lý kinh tế và đặc biệt là phải qua những khoá đào tạo, bồi dưỡng về nghiệp vụ công tác thanh tra… Về chế độ tiền lương, những người đủ tiêu chuẩn là Thanh tra viên thì đều được xếp vào một ngạch, bậc riêng với một sự ưu đãi nhất định. Ngoài ra, các cán bộ, công chức thanh tra còn được trang bị quần áo, phương tiện cần thiết để bảo đảm cho việc thực hiện nhiệm vụ được thuận lợi, nhanh chóng và có hiệu quả…

Tuy nhiên, do sự phát triển của đời sống kinh tế xã hội, nhất là sự phát triển của nền kinh tế thị trường đã làm cho các văn bản pháp luật này không còn thích ứng nữa; ngày 15 tháng 6 năm 2004 Quốc hội khoá XI, kỳ họp thứ 5 đã nhất trí thông qua Luật thanh tra để thay thế cho Pháp lệnh thanh tra năm 1990. Đây là một văn bản pháp lý cao nhất từ trước tới nay của ngành thanh tra, nội dung của nó đã khắc phục được những khiếm khuyết, hạn chế của các văn bản trước, đồng thời nó cũng mở ra những triển vọng mới cho ngành thanh tra. Bắt đầu từ ngày 01 tháng 10 năm nay, Luật này đã có hiệu lực thi hành, các cơ quan thanh tra đã được thiết kế theo một mô hình mới, gắn chặt hơn với các cơ quan quản lý nhà nước cùng cấp. Các cơ quan thanh tra nhà nước được chia thành hai loại: thanh tra hành chính và thanh tra chuyên ngành. Đối với thanh tra chuyên ngành mỗi Bộ chỉ có một cơ quan thanh tra, đảm nhiệm cả hai chức năng thanh tra hành chính và thanh tra chuyên ngành. Tuy nhiên, về mặt chuyên môn nó vẫn chịu sự chỉ đạo, hướng dẫn về công tác, tổ chức và nghiệp vụ của Thanh tra Chính phủ và của các cơ quan thanh tra cấp trên. Đối tượng và phạm vi hoạt động cũng được xác định rõ hơn và mở rộng hơn. Chức năng, nhiệm vụ và quyền hạn cũng được cụ thể hơn, rõ nét hơn đối với từng cơ quan thanh tra hay từng cá nhân trong các tổ chức thanh tra và đoàn thanh tra… Về trình tự, thủ tục, nguyên tắc hoạt động cũng có những thay đổi cho phù hợp với tình hình nhiệm vụ mới…

Tóm lại, trong quá trình đổi mới các tổ chức thanh tra với nhiều tên gọi và hình thức tổ chức khác nhau nhưng Đảng và Nhà nước đã luôn xác định đúng vị trí, vai trò, chức năng, nhiệm vụ và quyền hạn của các cơ quan thanh tra trong công tác quản lý nhà nước. Ngành Thanh tra đã từng bước củng cố, kiện toàn về tổ chức, bộ máy, xây dựng được một đội ngũ thanh tra từ Trung ương đến địa phương, đã hoàn thành tốt những nhiệm vụ mà Đảng và Nhà nước giao cho, góp phần xứng đáng vào việc củng cố chính quyền, xây dựng bộ máy trong sạch, vững mạnh, đủ năng lực quản lý đất nước để thực hiện thắng lợi sự nghiệp công nghiệp hoá, hiện đại hoá đất nước.

2.1.2. Quá trình đổi mới các DNNN

Ở nước ta quá trình đổi mới DNNN gắn liền với đổi mới kinh tế và là một khâu trọng tâm của đổi mới kinh tế. Kể từ năm 1981 việc cải cách, đổi mới DNNN mới đi vào bước khởi đầu. Việc tổ chức sắp xếp, phát triển DNNN trước năm 1981 về cơ bản chỉ là những biện pháp có tính chất hành chính, thực chất nó chỉ là những biện pháp cải tiến quản lý của cơ chế và mô hình kinh tế cũ. Hội nghị BCHTW Đảng cộng sản Việt Nam lần thứ 6 khoá IV tháng 9 năm 1979 là mốc khởi đầu của công cuộc đổi mới quản lý kinh tế của nước ta. Tại hội nghị này, lần đầu tiên Đảng ta đã đề ra quan điểm phát triển nền kinh tế hàng hoá nhiều thành phần, thực tế là xoá bỏ những rào cản, xoá bỏ ngăn sông, cấm chợ, tạo điều kiện “cho sản xuất bung ra” và thừa nhận sự tồn tại của nhiều thành phần kinh tế. Nhất là từ khi có chỉ thị 100 của Ban bí thư (31/1/1981) về “cải tiến công tác khoán, mở rộng khoán sản phẩm đến nhóm lao động và người lao động trong hợp tác xã nông nghiệp” thì một môi trường kinh tế hàng hoá mới thật sự mở ra cho các DNNN. Nhờ có sự tác động này, những cải cách, đổi mới trong công nghiệp mới thực sự bắt đầu và thực chất là diễn ra chủ yếu ở các DNNN.

2.1.2.1. Giai đoạn từ 1981 – 1989

Quyết định 25/CP (1981) của Chính phủ cho phép các DNNN xây dựng thành 3 loại kế hoạch: A, B và C; trong đó kế hoạch C của doanh nghiệp được tự do trao đổi sản phẩm theo giá cả thị trường. Đây là một điểm mốc quan trọng của quá trình đổi mới DNNN và chủ yếu là đổi mới về cơ chế quản lý. Sự đổi mới này được diễn ra từ từ, đan xen cả những yếu tố của cơ chế cũ lẫn những yếu tố của cơ chế mới; trong đó bản thân cơ chế cũ không còn nguyên vẹn và đang bị phá vỡ, còn cơ chế mới mới đang manh nha hình thành. Trong thời kỳ này các DN được tự chủ một phần và có thể “phá rào” thoát khỏi sự ràng buộc của cơ chế cũ. Nên không ít DNNN đã tận dụng tối đa những lợi thế này. Một mặt, DN vẫn ra sức xin vật tư, tiền vốn, thiết bị máy móc, xin giảm chỉ tiêu kế hoạch, giảm nộp ngân sách… Mặt khác, lại ra sức đòi tự chủ, đòi thoát khỏi sự

quản lý của các cơ quan chủ quản, đòi được tự do quyết định mọi việc, trong đó có sự phân phối ăn chia. Có những DN “phá rào” vì lợi ích chung, nhưng không loại trừ có những DN “phá rào” vì lợi ích riêng, làm thiệt hại đến lợi ích Nhà nước và xã hội…

Việc đổi mới ở giai đoạn này chủ yếu tập trung vào việc tháo gỡ những khó khăn, vướng mắc của cơ chế cũ. Vì thế nó đã cởi trói, giải phóng được những tiềm năng sẵn có của các DN, đã cải tiến cơ bản khâu phân phối lưu thông và đã thúc đẩy nền kinh tế phát triển. Việc cho phép các DNNN được tự bố trí các nguồn lực sản xuất theo 3 loại kế hoạch đã có ý nghĩa rất quan trọng trong việc phát huy tính năng động, sáng tạo của cơ sở, từng bước đưa các yếu tố của thị trường vào cơ chế quản lý doanh nghiệp. Tuy nhiên, các biện pháp của giai đoạn này vẫn còn mang tính chất nửa vời, chắp vá dẫn đến hệ quả của nó là

Một phần của tài liệu Hoàn thiện hoạt động thanh tra nhà nước đối với doanh nghiệp nhà nước ở việt nam luận văn ths kinh tế 60 31 01 pdf (Trang 52)