Thực trạng hoạt động thanh tra nhà nước đối với các DNNN

Một phần của tài liệu Hoàn thiện hoạt động thanh tra nhà nước đối với doanh nghiệp nhà nước ở việt nam luận văn ths kinh tế 60 31 01 pdf (Trang 65)

2.2.1. Tình hình thanh tra các DNNN trong thời gian qua

Sau một thời gian sắp xếp, đổi mới DNNN, tính đến nay số lượng DNNN đã giảm đáng kể nhưng vẫn còn chiếm tỷ trọng lớn trong nền kinh tế quốc dân. Cho nên, hoạt động thanh tra các DNNN là một nhiệm vụ trọng tâm, chủ yếu của các cơ quan Thanh tra Nhà nước. Vì vậy, kết quả hoạt động thanh tra các DNNN cũng chiếm phần lớn trong kết quả chung của các cơ quan thanh tra. Hơn nữa, trong cơ cấu tổ chức của các cơ quan thanh tra nhà nước không tách thanh tra doanh nghiệp hay DNNN thành một bộ phận riêng (trừ Thanh tra Bộ tài chính có Phòng thanh tra Doanh nghiệp), nên việc xem xét, đánh giá tình hình hoạt động thanh tra các DNNN được gắn với kết quả chung của các cơ quan Thanh tra Nhà nước.

Hàng năm, toàn ngành thanh tra đã tiến hành khoảng trên dưới mười ngàn cuộc thanh tra về kinh tế xã hội, tập trung chủ yếu vào các lĩnh vực như: tài chính, ngân hàng, điện lực, xăng dầu, bưu chính viễn thông, xi măng sắt thép và các chương trình, dự án… qua đó đã phát hiện được nhiều sai phạm, đưa ra những giải pháp kiến nghị sửa chữa, khắc phục. Sau đây là một số cuộc thanh tra điển hình:

- Năm 1996-1997 và 2001: tiến hành thanh tra diện rộng về tín dụng ngân hàng, đã phát hiện được những vi phạm, hạn chế của ngành và đưa ra những kiến nghị về chấn chỉnh công tác quản lý, góp phần hạn chế những ảnh hưởng của cuộc khủng hoảng tài chính, tiền tệ trong khu vực.

- Năm 1997: thanh tra diện rộng về hoạt động sản xuất kinh doanh của ngành điện lực, đã đưa ra nhiều kiến nghị thiết thực để chấn chỉnh quản lý, nâng cao chất lượng sản xuất và phục vụ của ngành điện.

- Năm 1997-1998: tiến hành thanh tra diện rộng các chương trình dự án đầu tư cho phát triển nông nghiệp và nông thôn, giúp Chính phủ và Quốc hội có những nhận xét, đánh giá đúng về việc thực hiệc các chương trình dự án, đề xuất các giải pháp thích hợp để quản lý và sử dụng có hiệu quả các nguồn vốn đầu tư

- Năm 2002-2003: thanh tra diện rộng đầu xây dựng cơ bản, đã kiến nghị, chấn chỉnh và cải tiến bộ máy quản lý đầu tư xây dựng cơ bản, đổi mới phương pháp và cách thức tổ chức đấu thầu, chọn thầu, tổ chức thi công, đặc biệt là công tác giám sát thi công… đã góp phần tạo nên sự chuyển biến tích cực trong quản lý nhà nước về đầu tư xây dựng từ Trung ương đến địa phương.

- Trong năm 2003, qua kết quả tổng hợp của của 57 tỉnh, thành phố và 21 Bộ, ngành đã tiến hành 11.243 cuộc thanh tra ở tất cả các lĩnh vực như: đầu tư xây dựng cơ bản, tài chính ngân sách, tín dụng ngân hàng, thanh tra việc chấp hành chính sách, pháp luật của các DN…

Kết quả của 10.133 cuộc thanh tra đã kết thúc, phát hiện sai phạm về kinh tế là 4.400 tỷ đồng (có 2.285 tỷ đồng tiền thuế); trên 26,5 triệu USD, 1.780 tấn lương thực, trên 31 ngàn ha đất đai và nhiều tài sản có giá trị khác. Đã kiến nghị và thu hồi được 2.099 tỷ đồng, 1.712 tấn lương thực và trên 34 ha đất đai.

Qua thanh tra đã kiến nghị với các cơ quan nhà nước có thẩm quyền xử lý kỷ luật hành chính đối với 1.125 cán bộ, công chức; chuyển hồ sơ sang cơ quan điều tra 56 vụ với 77 đối tượng có dấu hiệu vi phạm pháp luật hình sự và cũng đã có nhiều kiến nghị về việc sửa đổi, hoàn chỉnh cơ chế quản lý…

- Riêng Phòng thanh tra Doanh nghiệp, trong hai năm 2003 và 2004 đã thanh tra 6 Tổng công ty Nhà nước, đã phát hiện các sai phạm chủ yếu trong công tác quản lý tài chính doanh nghiệp như sau:

Việc lập, thẩm định và phê duyệt thiết kế, dự toán chưa thực hiện đúng quy định: dự toán còn trùng lắp khối lượng, tăng không đúng ở TCT Giấy 879 triệu đồng, TCT Dệt may 11,7 tỷ đồng; không tiến hành thẩm định dự toán TCT Giấy 9,7 tỷ đồng, TCT Dệt may 103,3 tỷ đồng; khối lượng phát sinh không được cấp có thẩm quyền phê duyệt TCT Giấy 3,8 tỷ đồng, TCT Dệt may 2,3 tỷ đồng.

Nhiều dự án kéo dài, chi phí phát sinh lớn, công trình đưa vào sử dụng hiệu quả thấp:

TCT Giấy: dự án đầu tư dây truyền sản xuất giấy bao gói công nghiệp 25 ngàn tấn/ năm chậm 28 tháng, làm phát sinh lãi và chênh lệch tỷ giá phải tăng mức đầu tư từ 412 tỷ đồng lên 582 tỷ đồng. Dự án đầu tư dây truyền sản xuất giấy tráng phấn 45 ngàn tấn/năm chậm 12 tháng phát sinh thêm chi phí 10,5 tỷ đồng.

TCT Dệt may: dự án do công ty dệt may Thắng Lợi làm chủ đầu tư tăng chi phí 9,085 tỷ đồng; một số dự án mới hoàn thành đưa vào sử dụng hiệu quả thấp chỉ đạt từ 23% đến 68% công suất.

Thanh quyết toán khối lượng chưa đúng chế độ: TCT Giấy 511 triệu đồng, TCT Dệt may quyết toán vượt khối lượng không đúng đơn giá bỏ thầu với số tiền 1,1 tỷ đồng.

+ Quản lý vốn và tài sản

Quản lý công nợ còn nhiều yếu kém, các khoản phải thu khó đòi dẫn đến mất vốn hoặc dây dưa chiếm dụng vốn của nhau. Số công nợ khó có khả năng thu hồi đến 31/12/2002 tại 4 Tổng công ty được thanh tra (TCT Thuốc lá, Xây dựng công nghiệp, Giấy và Dệt may) lên tới 76,6 tỷ đồng.

Phần lớn các đơn vị được thanh tra đều báo cáo thiếu công nợ phải thu, hạch toán không đúng công nợ phải trả: TCT Dệt may 9,2 tỷ đồng, TCT Thuốc lá 8,6 tỷ đồng, TCT Giấy 451 triệu đồng. TCT Xây dựng CN 88,9 tỷ đồng.

Quản lý công nợ nội bộ tại một số đơn vị chưa tốt, tạm ứng dây dưa kéo dài: TCT XD Công nghiệp tạm ứng vốn thi công cho các tổ, đội thi công từ năm 1995 đến năm 2002 chưa hoàn ứng số tiền 11,4 tỷ đồng; ứng vốn vượt khối

lượng thực tế thi công, thiếu kiểm tra giám sát nên một số cá nhân đã chiếm dụng vốn của Nhà nước 5,1 tỷ đồng.

Quản lý nguyên vật liệu thiếu chặt chẽ, Nhà máy thuốc lá Vĩnh Hội chưa xây dựng định mức hao hụt nguyên vật liệu, nên không có căn cứ xử lý số nguyên vật liệu hao hụt trị giá 3,8 tỷ đồng. CTy Giấy Bãi Bằng hao hụt định mức 6,5 tỷ đồng nhưng chưa xác định được nguyên nhân hao hụt. TCT Xây dựng CN hàng hoá vật tư đã xuất dùng nhưng vẫn báo cáo tồn kho 36,5 tỷ đồng.

+ Báo cáo kết quả sản xuất kinh doanh thiếu chính xác

Qua thanh tra thấy hầu hết các đơn vị đều báo cáo không chính xác kết quả sản xuất kinh doanh, thiếu doanh thu và thu nhập, tập hợp chi phí không đầy đủ. TCT Xây dựng CN 8/9 đơn vị được thanh tra báo cáo thiếu doanh thu và thu nhập 41,1 tỷ đồng, thiếu chi phí 36,1 tỷ đồng. Một số doanh nghiệp khác báo cáo thiếu doanh thu bán hàng, các khoản thu nhập khác như tiền hỗ trợ của các hãng nước ngoài, chênh lệch tỷ giá, các khoản thu nhập do thanh lý nhượng bán tài sản: TCT Thuốc lá báo cáo thiếu thu nhập 19,3 tỷ đồng, TCT Dệt may 4,4 tỷ đồng.

Do báo cáo không chính xác kết quả sản xuất kinh doanh đã dẫn đến việc xác định và kê khai thiếu các khoản thu nộp NSNN. Tại các Tổng công ty được thanh tra đã kê khai và nộp thiếu các loại thuế là 10,5 tỷ đồng và 117.471 USD.

+ Một số vấn đề chưa có cơ chế điều chỉnh hoặc văn bản chế độ chưa phù hợp với thực tế như: nguyên vật liệu tiết kiệm của ngành Dệt may, thuế đối với các nhà thầu nước ngoài…

Trong quá trình xây dựng và phát triển, hoạt động thanh tra các DNNN đã đóng góp một phần quan trọng vào kết quả chung của toàn ngành thanh tra và được thể hiện ở những nội dung chủ yếu sau:

- Xác định đúng vị trí, vai trò của hoạt động thanh tra các DNNN trong công tác thanh tra và quản lý nhà nước về kinh tế. Kể từ ngày thành lập nước đến nay, thanh tra luôn luôn được xác định là một chức năng thiết yếu, một công cụ quan trọng của các cơ quan quản lý nhà nước. Trong nền kinh tế thị trường,

nhà nước quản lý nền kinh tế chủ yếu là quản lý vĩ mô, nhà nước dùng chính sách, pháp luật và các công cụ như: tài chính, ngân hàng, thuế, thanh tra… để tác động vào nền kinh tế, điều khiển các DN, các thành phần kinh tế theo định hướng của Nhà nước. Đồng thời cũng thông qua chính sách, pháp luật, thông qua những công cụ này để nhà nước bảo vệ quyền và lợi ích của các doanh nghiệp, làm cho các doanh nghiệp yên tâm trong kinh doanh và kinh doanh có hiệu quả, đúng pháp luật. Mặt khác, các DNNN được đánh giá cao và xếp vào vị trí hàng đầu của các doanh nghiệp trong nền kinh tế và nó là lực lượng vất chất chủ yếu để nhà nước định hướng và quản lý vĩ mô nền kinh tế. Vì vậy, hoạt động thanh tra các DNNN được xác định là một nội dung chủ yếu, một nhiệm vụ trọng tâm của các cơ quan thanh tra và nó có một vị trí, vai trò rất quan trọng trong công tác quản lý nhà nước nói chung và quản lý nhà nước về kinh tế nói riêng. Hàng năm các cơ quan thanh tra đã thực hiện hàng ngàn cuộc thanh tra kinh tế-xã hội trên mọi lĩnh vực, ngành nghề và thu hồi hàng ngàn tỷ đồng về cho nhà nước, các tổ chức và cá nhân. Năm 1995 đã thực hiện 9.542 cuộc thanh tra, thu hồi 788 tỷ đồng; năm 1999 là 10.428 cuộc thanh tra, thu hồi 877 tỷ đồng… (xem biểu 2).

- Từng bước xây dựng, củng cố và hoàn thiện các cơ quan thanh tra từ Trung ương đến địa phương, thực hiện tốt chức năng thanh tra và thanh tra các DNNN. Hệ thống thanh tra được thiết lập dựa trên nguyên tắc: ở đâu có quản lý nhà nước thì ở đó có cơ quan thanh tra. Cho đến nay, về cơ bản tất cả các Bộ, ngành, UBND các cấp và các Sở, ban ngành địa phương đều thành lập cơ quan thanh tra. Theo số liệu của cơ quan Thanh tra Nhà nước, hiện nay có khoảng 30 cơ quan Thanh tra bộ, ngành ở trung ương; 64 cơ quan Thanh tra tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương và trên 1.300 cơ quan Thanh tra sở và Thanh tra quận, huyện, thị xã và thành phố thuộc tỉnh [14, tr.65].

Theo Luật Thanh tra, bắt đầu từ ngày 01 tháng 10 năm 2004, các cơ quan thanh tra nhà nước được tổ chức thành hai loại cơ quan: thanh tra theo cấp hành chính và theo ngành, lĩnh vực. Các cơ quan thanh tra theo cấp hành chính gồm (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

có: Thanh tra Chính phủ; Thanh tra tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương và Thanh tra huyện, quận, thị xã, thành phố thuộc tỉnh. Các cơ quan thanh tra theo ngành, lĩnh vực gồm có: Thanh tra bộ, cơ quan ngang bộ (cơ quan thuộc Chính phủ có chức năng quản lý nhà nước theo ngành, lĩnh vực cũng được thành lập cơ quan thanh tra như đối với Thanh tra bộ) và Thanh tra sở. Các cơ quan thanh tra vẫn tổ chức theo nguyên tắc song trùng lãnh đạo, tức chịu sự chỉ đạo trực tiếp của Thủ trưởng cơ quan quản lý nhà nước cùng cấp và sự chỉ đạo, hướng dẫn về công tác, tổ chức và nghiệp vụ của Thanh tra Chính phủ và của cơ quan thanh tra cấp trên. Đối với các cơ quan thanh tra theo cấp hành chính nhiệm vụ chủ yếu là thanh tra việc thực hiện chính sách, pháp luật, nhiệm vụ của các cơ quan hành chính nhà nước cấp dưới. Các cơ quan thanh tra theo ngành, lĩnh vực có hai chức năng là thanh tra hành chính và thanh tra chuyên ngành. Về chức năng thanh tra hành chính cũng như các cơ quan thanh tra hành chính, còn chức năng thanh tra chuyên ngành thì thanh tra việc chấp hành pháp luật chuyên ngành của các cơ quan, tổ chức và cá nhân trong phạm vi quản lý nhà nước của Thủ trưởng cơ quan quản lý nhà nước cùng cấp. Với mô hình tổ chức và sự phân cấp như trên, các cơ quan thanh tra nhà nước đã chú trọng đến việc thanh tra chính ngay các cơ quan quản lý hành chính nhà nước, nhằm làm trong sạch bộ máy nhà nước và giảm thiểu các cơ quan có thẩm quyền thanh tra vào một cơ quan, đơn vị hay DN. Với cách tổ chức như vậy, sẽ khắc phục được sự chồng chéo trong hoạt động thanh tra trước đây, nhất là đối với thanh tra các DN và DNNN. Như vậy, chủ thể thanh tra các DNNN bây giờ chủ yếu là thuộc về các cơ quan thanh tra chuyên ngành thực hiện, tức Thanh tra bộ và Thanh tra sở.

- Xây dựng một đội ngũ cán bộ, công chức thanh tra đáp ứng được những yêu cầu cơ bản của công tác quản lý, chỉ đạo, điều hành của các cấp, các ngành. Tính đến tháng 12 năm 2003, toàn ngành thanh tra có 9.900 người, trong đó: khối trung ương (gồm Thanh tra Nhà nước, Thanh tra các Bộ ngành) có 2.703 người; khối địa phương (gồm Thanh tra cấp tỉnh, thành phố; Thanh tra cấp quận, huyện và Thanh tra sở) có 7.197 người. Về trình độ chuyên môn, số người

có trình độ đại học là 6.582 người, trên đại học là 91 người, cao đẳng là 425 người, trung cấp là 1.251 người và số người chưa qua đào tạo chuyên môn là 1.359 người, chiếm 13,9%. Về trình độ lý luận chính trị có 4.354 người đã được đào tạo, bồi dưỡng lý luận chính trị ở các cấp độ khác nhau, bằng 44,8%. Về kiến thức quản lý hành chính nhà nước đã có 3.105 người được học, bằng 31,9%. Về trình độ ngoại ngữ có 3.330 người có trình độ bằng A trở lên và chủ yếu là tiếng Anh, bằng 34,3%. Kiến thức tin học có 1.961 người với các cấp độ khác nhau, bằng 20,1%. Về nghiệp vụ thanh tra có 5.849 người được bồi dưỡng về nghiệp vụ công tác thanh tra ở các cấp độ khác nhau, bằng 60,2%. Trong tổng số cán bộ, công chức của ngành thanh tra hiện nay đã có 5.421 người được phong Thanh tra viên các cấp, bằng 55,8%; trong đó: Thanh tra viên cao cấp là 94 người, bằng 1,7%; Thanh tra viên chính là 1.058 người, bằng 19,5%; Thanh tra viên là 4.269 người, bằng 78,8% (xem biểu 1).

Biểu 1. Số lượng, chất lượng đội ngũ cán bộ công chức thanh tra (1995 - 2004)

Năm Số lượng Chất lượng Ghi chú Tổng số Trung ương Địa phương ĐH trở lên TTV các cấp Chính trị Q.lý NN Tin học 1995 7.940 2.095 5.845 55,0% 63,2% - - - 1998 8.964 2.100 6.864 60,0% 59,0% - - - 1999 9.565 2.485 7.080 65,4% 54,4% 2350 2689 - 2003 9.900 2.703 7.197 80,0% 54,6% 2458 3300 3200

2004 9920 2780 7140 80,4% 57,9% 2470 3377 3225 Đến tháng 6/2004

Đội ngũ cán bộ, công chức thanh tra hiện nay không chỉ đông về số lượng mà còn từng bước nâng cao về chất lượng, số người có trình độ đại học và trên đại học ngày một tăng, số người được đào tạo, bồi dưỡng kiến thức về Nhà nước pháp luật, về Quản lý hành chính nhà nước, về Quản lý kinh tế và Nghiệp vụ thanh tra… cũng ngày một tăng lên.

Ngoài ra, việc tuyển chọn, đào tạo, bồi dưỡng, bố trí và sử dụng cán bộ, công chức thanh tra hiện nay cũng luôn luôn được các cấp, các ngành và các cơ quan thanh tra quan tâm đúng mức và từng bước tiêu chuẩn hoá đội ngũ cán bộ, công chức thanh tra, phù hợp với yêu cầu đòi hỏi của quá trình xây dựng và phát triển đất nước. Về chế độ chính sách đãi ngộ cũng đã được Đảng và Nhà nước quan tâm hơn, chế độ tiền lương từng bước được cải thiện phù hợp với tình hình

Một phần của tài liệu Hoàn thiện hoạt động thanh tra nhà nước đối với doanh nghiệp nhà nước ở việt nam luận văn ths kinh tế 60 31 01 pdf (Trang 65)