* Hệ thống pháp luật và cơ chế chính sách
Nhà nước ta là một nhà nước pháp quyền, nhưng đang ở trong giai đoạn vừa xây dựng mới vừa sửa đổi, bổ xung và hoàn thiện. Vì vậy, pháp luật và các cơ chế, chính sách của chúng ta vừa thiếu, vừa không thống nhất và thiếu đồng bộ. Đặc biệt là các quy định của pháp luật về lĩnh vực thanh tra, kiểm tra DNNN. Cụ thể là:
Các quy định về thanh tra, kiểm tra trong các văn bản pháp luật nói chung và văn bản pháp luật về thanh tra nói riêng còn có những chỗ chưa thống nhất và đồng bộ.
Các quy định về thanh tra, kiểm tra trong các văn bản pháp luật bị chi phối rất nhiều bởi yêu cầu quản lý của mỗi cấp, mỗi ngành, mỗi lĩnh vực, cho nên dẫn đến còn có sự chồng chéo trong hoạt động thanh tra, kiểm tra của các cơ quan thanh tra và các cơ quan quản lý nhà nước.
Mô hình tổ chức thanh tra của các cơ quan nhà nước chưa thống nhất, cồng kềnh và kém hiệu quả. Chức năng, nhiệm vụ và quyền hạn chưa tương xứng.
Cơ chế chính sách chậm đổi mới, còn có chỗ sơ hở, bất cập nên chưa đáp ứng được đòi hỏi của cơ chế thị trường, nhiều hiện tượng tiêu cực, tham nhũng nẩy sinh từ đây…
Đây cũng là một trong những yếu tố có ảnh hưởng không nhỏ đến hoạt động thanh tra các DNNN. Vì vậy, trong quá trình thực hiện nhiệm vụ, Trưởng đoàn thanh tra và các thành viên đoàn thanh tra cũng cần phải chú ý đến yếu tố này.
* Sự ảnh hưởng của cơ chế thị trường
Thực hiện nền kinh tế thị trường theo định hướng Xã hội chủ nghĩa, đó là một bước đổi mới căn bản trong lĩnh vực kinh tế, nó đã kéo theo hàng loạt các
thay đổi khác trong đời sống xã hội, nhiễu lĩnh vực hoạt động đã được xã hội hoá, nhiều thành phần kinh tế được ra đời và tham gia vào nền kinh tế. Trong những năm đổi mới, nền kinh tế thị trường đã đạt được những thành tựu rất cơ bản và có ý nghĩa rất quan trọng trong đời sống xã hội của đất nước. Bên cạnh những ưu thế của cơ chế thị trường, nó cũng bộc lộ không ít những hạn chế, yếu kém, nhiều hiện tượng tiêu cực phát triển như: kinh doanh trái phép, làm hàng giả, chốn lậu thuế, biển thủ công quỹ, tham ô tham nhũng, hối lộ ngày một nghiêm trọng; sự phân hoá giàu nghèo trong xã hội cũng ngày một rõ, nhất là đối với các thành phố lớn và các thị xã…
Trước tình hình đó, đã có những tác động không nhỏ đến tư tưởng, tình cảm, hành động và kết quả công tác của người cán bộ thanh tra nói riêng và hiệu lực, hiệu quả của hoạt động thanh tra và thanh tra các DNNN nói chung. Vì vậy, muốn nâng cao hiệu lực, hiệu quả công tác thanh tra đòi hỏi các cán bộ, công chức thanh tra phải không ngừng phấn đấu tu dưỡng, rèn luyện để nâng cao phẩm chất đạo đức vượt qua những cám dỗ về vật chất; phải luôn luôn học tập nâng cao trình độ hiểu biết, nâng cao tình độ chuyên môn và nghiệp vụ về công tác thanh tra để có đủ khả năng đảm đương nhiệm vụ.
* Tổ chức bộ máy và đội ngũ cán bộ, công chức thanh tra
Tổ chức bộ máy của các cơ quan thanh tra là một hệ thống gồm nhiều bộ phận, có quan hệ chặt chẽ với nhau được phân theo từng khâu, từng cấp với những chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn nhất định nhằm thực hiện mục đích chung của các cơ quan thanh tra. Cơ cấu tổ chức bao gồm: cơ cấu bộ máy, chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn, mối quan hệ giữa các bộ phận, giữa các thành viên và mối quan hệ với các tổ chức bên ngoài. Nếu cơ cấu tổ chức của bộ máy thanh tra hợp lý, khoa học; chức năng, nhiệm vụ tương ứng với quyền hạn; trình độ của đội ngũ cán bộ, công chức thanh tra đáp ứng thì hiệu quả hoạt động của các cơ quan này rất cao. Ngược lại, nếu cơ cấu tổ chức không hợp lý, không khoa học hay trình độ đội ngũ cán bộ không đáp ứng thì hiệu quả hoạt động sẽ không cao. Vì vậy, cách thức tổ chức bộ máy và trình độ của đội ngũ cán bộ, công chức
thanh tra có ảnh rất lớn đến hiệu lực, hiệu quả hoạt động thanh tra nói chung và thanh tra các DNNN nói riêng.
Trên đây là một số nhân tố cơ bản có ảnh hưởng không nhỏ đến quá trình
tiến hành hoạt động thanh tra nói chung và thanh tra các DNNN nói riêng. Vì vậy, khi tổ chức thanh tra các DNNN phải chú ý tới các nhân tố này để lường trước những khó khăn và xử lý kịp thời những tình huống có thể xẩy ra, nhằm bảo đảm cho hoạt động thanh tra các DNNN được thuận lợi và đạt được hiệu quả cao, phục vụ kịp thời cho công tác quản lý, chỉ đạo điều hành của các cấp, các ngành.
1.3.2. Những yêu cầu hoàn thiện hoạt động thanh tra các DNNN
- Yêu cầu nâng cao hiệu lực quản lý nhà nước về kinh tế trong nền KTTT
Nước ta chuyển sang nền kinh tế thị trường theo định hướng XHCN, đó là nền kinh tế vận hành theo các quy luật của thị trường, các DN nói chung và các DNNN nói riêng đều hoạt động trên nguyên tắc độc lập, tự chủ và tự chịu trách nhiệm trước pháp luật. Nhà nước chỉ can thiệp vào nền kinh tế hay các DN khi cần thiết và chủ yếu thông qua các công cụ quản lý vĩ mô như: chính sách tài chính, tiền tệ, thuế… hạn chế đến mức thấp nhất các biện pháp can thiệp hành chính.
Nền kinh tế thị trường bên cạnh những ưu thế cơ bản thì nó cũng có nhiều những khuyết tật như: khủng hoảng, suy thoái, thất nghiệp, phân hoá xã hội, tham nhũng… Lợi nhuận là mục đích tối cao của các DN, nên các DNNN cũng như các DN khác đều tìm mọi cách để né tránh pháp luật, lợi dụng các kẽ hở của pháp luật để thu được lợi nhuận cao…Vì vậy, để thích ứng với công việc quản lý mới đòi hỏi Nhà nước phải thay đổi cách thức quản lý, cách thức hoạt động cho phù hợp, củng cố và hoàn thiện các công cụ quản lý vĩ mô, trong đó có công cụ thanh tra. Thông qua hoạt động thanh tra và thanh tra các DNNN, nhằm ngăn ngừa, xử lý các sai phạm, phát hiện ra các sơ hở, khiếm khuyết của công tác quản lý, của chính sách pháp luật, tìm ra những nguyên nhân và giải pháp khắc
phục, sửa chữa những thất bại của thị trường, hạn chế đến mức thấp nhất những ảnh tiêu cực của cơ chế thị trường đối với DNNN và toàn bộ nền kinh tế.
Mặt khác, để quản lý nền kinh tế có hiệu quả Nhà nước cần phải thể chế hoá các quy định, các nguyên tắc quản lý thành các văn bản quy phạm pháp luật, nhằm tạo ra một khuân khổ pháp lý thuận lợi để cho các DN được thật sự tự chủ sản xuất kinh doanh. Đồng thời, đây cũng chính là những cơ sở pháp lý đảm bảo cho việc thanh tra, kiểm soát các DN nói chung và thanh tra các DNNN nói riêng có hiệu quả.
- Yêu cầu củng cố, đổi mới và phát triển các DNNN
DNNN có vị trí, vai trò rất quan trọng trong nền kinh tế quốc dân, là bộ phận cơ bản của kinh tế nhà nước, là lực lượng vất chất chủ yếu để kinh tế nhà nước thực hiện vai trò chủ đạo, ổn định và phát triển kinh tế - xã hội, là công cụ chủ yếu để Nhà nước định hướng và điều tiết vĩ mô nền kinh tế.
Xuất phát từ những yêu cầu trên, đòi hỏi các DNNN phải được chấn chỉnh, đổi mới và kiểm soát chặt chẽ hơn, nhằm giúp các DN phát triển đúng hướng, bảo toàn vốn, gia tăng quy mô đầu tư, nâng cao năng lực và hiệu quả hoạt động sản xuất kinh doanh. Phần lớn các DNNN thường chiếm giữ ở những lĩnh vực, những khâu quan trọng của nền kinh tế, nó đại biểu cho lực lượng sản xuất tiến bộ của nền sản xuất, nên trong quá trình phát triển, nó có vai trò noi gương, dẫn dắt và hỗ trợ cho các thành phần kinh tế khác cùng phát triển theo định hướng XHCN.
- Yêu cầu hoàn thiện cơ chế quản lý và chính sách, pháp luật nói chung và đối với các DNNN nói riêng
Thực tiễn vô cùng phong phú và đa dạng, nó luôn luôn vận động, biến đối không ngừng, đặc biệt trong cơ chế thị trường hiện nay thì sự vận động, biến đổi đó lại càng diễn ra nhanh chóng. Còn cơ chế quản lý, chính sách, pháp luật thường lạc hậu không theo kịp thực tế, nhất là đối với các chính sách, pháp luật về kinh tế thì lại càng nhạy cảm hơn. Vì vậy, đòi hỏi hoạt động thanh tra nói chung và thanh tra các DNNN nói riêng phải được tăng cường, củng cố, đổi mới
cả về tổ chức lẫn cách thức hoạt động; để nhanh chóng phát hiện kịp thời những sơ hở, những khiếm khuyết, những điều không còn phù hợp, những điều bất hợp lý của chính sách pháp luật, của cơ chế quản lý… kiến nghị với các cơ quan nhà nước kịp thời sửa chữa, bổ xung, hoàn thiện chính sách, pháp luật, nhằm tạo một hành lang pháp lý thông thoáng, một môi trường thuận lợi cho các DN cùng phát triển.
- Yêu cầu xây dựng bộ máy nhà nước trong sạch, đủ năng lực quản lý đất nước và quản lý tốt các DNNN
Kể từ khi ra đời cho đến nay, Nhà nước đã đóng một vai trò rất quan trọng trong hệ thống chính trị, là một trong những điều kiện, nhân tố quyết định để xây dựng và phát triển đất nước. Đặc biệt trong những năm gần đây, Nhà nước ta cũng như các nhà nước khác đã tổ chức, quản lý và điều hành nền kinh tế có hiệu quả hơn. Tuy nhiên, bên cạnh những thành tựu to lớn này, bộ máy nhà nước cũng có những hạn chế, yếu kém. Bộ máy còn khồng kềnh, nhiều tầng nhiều lớp, phân tán cục bộ; sự phân công, phân cấp chưa rành mạch; chức năng nhiệm vụ xác định chưa thật rõ ràng và phù hợp; trong đội ngũ cán bộ, công chức một bộ phận chưa đáp ứng yêu cầu nhiệm vụ, phẩm chất, năng lực chuyên môn yếu, tinh thần trách nhiệm chưa cao, nạn tham ô, tham nhũng còn nhiều… làm ảnh hưởng tới lòng tin của nhân dân, ảnh hưởng đến sự phát triển của nền kinh tế nói chung và các DNNN nói riêng. Vì vậy, đòi hỏi hoạt động thanh tra nói chung và thanh tra các DNNN nói riêng phải có những hình thức, phương pháp thanh tra hữu hiệu để tìm ra những cái mới, cái tốt để phát huy, phát hiện ra những chỗ, những khâu bất hợp lý trong bộ máy để khắc phục, sửa chữa; đồng thời ngăn ngừa, hạn chế và xử lý nghiêm những cán bộ, công chức lợi dụng chức quyền cố tình vi phạm… nhằm làm cho bộ máy nhà nước trong sạch, vững mạnh, đủ năng lực, trình độ quản lý đất nước, quản lý các DNNN và nền kinh tế có hiệu quả.
Theo xu hướng chung hiện nay, nước ta cũng như các nước khác đã và đang ngày càng tham gia vào nhiều tổ chức quốc tế và khu vực, ký kết nhiều điều ước quốc tế, nhằm đẩy mạnh hội nhập quốc tế, thu hút vốn đầu tư nước ngoài và tăng cường hợp tác, liên doanh với các nước. Với chủ trương này, hiện nay ở nước ta đã có rất nhiều nhà doanh nghiệp, nhiều tổ chức quốc tế đến làm ăn và sinh sống. Cho nên, đối tượng và phạm vi thanh tra cũng ngày một mở rộng cả về chiều rộng lẫn chiều sâu, nội dung thanh ra cũng đa dạng và phức tạp hơn. Chúng ta đã thực hiện nhiều cam kết quốc tế, thực hiện sự bình đẳng trước pháp luật, đối sử ưu đãi cho các dự án đầu tư nước ngoài… nhưng trong cơ chế, chính sách, pháp luật, trong thủ tục hành chính cũng còn nhiều vướng mắc, bất cập chưa phù hợp với các phong tục, tập quán quốc tế, chưa tạo được những điều kiện thuận lợi cho các nhà đầu tư… Hơn nữa, trong những năm gần đây, ngành Thanh tra cũng đã nỗ lực đẩy mạnh hợp tác quốc tế về thanh tra với một số nước Châu A, Châu Âu, Châu Phi… nhằm tìm kiếm các thông tin, trao đổi kinh nghiệm với các nước, tiếp thu và học tập những kinh nghiệm hay của họ. Vì vậy, đòi hỏi các cơ quan nhà nước, các cơ quan thanh tra phải có cách nhìn mới, phương pháp làm việc mới, phải kịp thời sửa đổi, bổ xung và hoàn thiện cơ chế, chính sách, pháp luật cho phù hợp với đòi hỏi của thực tiễn; nhằm tạo ra một môi trường thuận lợi, thông thoáng cho các DN phát triển.
- Hoạt động thanh tra cũng phải tự hoàn thiện chính mình
Trong quá trình phát triển, hoạt động thanh tra nói chung và thanh tra các DNNN nói riêng cũng như các hoạt động khác, bên cạnh những mặt mạnh, những yếu tố tích cực, những thành tựu đạt được thì nó cũng còn những yếu kém, hạn chế nhất định. Mô hình tổ chức còn cồng kềnh, dàn trải, chưa thống nhất và còn nhiều điều bất hợp lý. Chức năng, nhiệm vụ chưa rõ ràng, rành mạch, phạm vi hoạt động rộng… đã dẫn đến hoạt động thanh tra có nơi, có lúc còn chồng chéo, thời hạn thanh tra bị kéo dài, trình tự, thủ tục thanh tra bị vi phạm. Quyền hạn chưa tương xứng với chức năng, nhiệm vụ… Sự phối kết hợp giữa các cơ quan Thanh tra Nhà nước và Thanh tra chuyên ngành còn chưa tốt,
thậm trí có nơi, có lúc còn tách bạch, độc lập với nhau… Đội ngũ cán bộ, công chức thanh tra đông mà không mạnh, chất lượng chưa cao, năng lực chuyên môn còn hạn chế, tinh thần trách nhiệm chưa cao, phẩm chất đạo đức của một số cán bộ, công chức thanh tra còn thấp… đã làm cho hoạt động thanh tra và thanh tra các DNNN kém hiệu quả. Vì vậy, để khắc phục những hạn chế, khiếm khuyết trên, chính ngay hoạt động thanh tra và thanh tra các DNNN cũng đòi hỏi phải được đổi mới và từng bước hoàn thiện.
Tóm lại
1. Luận văn đã tập trung phân tích nhằm hệ thống hoá và làm rõ những vấn đề lý luận cơ bản về: khái niệm thanh tra, mục đích, vai trò và sự cần thiết của hoạt động thanh tra nhà nước đối với DNNN; khái niệm DNNN, vị trí, vai trò của các DNNN trong nền kinh tế quốc dân.
2. Luận văn đi sâu phân tích, làm rõ các nội dung cơ bản của hoạt động thanh tra nhà nước đối với cấc DNNN như: chủ thể, đối tượng và nội dung thanh tra; các loại hình thanh tra, phương pháp tiến hành thanh tra và công tác quản lý nhà nước về hoạt động thanh tra các DNNN.
3. Đồng thời luận văn cũng luận giải về những nhân tố ảnh hưởng tới hoạt động thanh tra và cần thiết khách quan phải hoàn thiện hoạt động thanh tra các DNNN trong nền kinh tế thị trường hiện nay.
Chương 2
THỰC TRẠNG HOẠT ĐỘNG THANH TRA NHÀ NƯỚC
ĐỐI VỚI DOANH NGHIỆP NHÀ NƯỚC THỜI GIAN QUA
2.1. Khái quát quá trình đổi mới tổ chức TTNN và đổi mới DNNN ở nước ta nước ta
2.1.1. Quá trình đổi mới tổ chức TTNN
Sau đại thắng mùa xuân năm 1975, ngày 24 tháng 4 năm 1976, cuộc tổng tuyển cử bầu Quốc hội cả nước đã diễn ra và thành công tốt đẹp. Sau đó, Quốc hội đã bầu và quyết định những cơ quan lãnh đạo của Nhà nước và khẳng định lại đường lối chiến lược của cách mạng Việt Nam trong giai đoạn tới: “Hoàn thành thống nhất nước nhà, đưa cả nước tiến nhanh, tiến, tiến mạnh, tiến vững chắc lên CNXH; miền Bắc phải tiếp tục đẩy mạnh sự nghiệp xây dựng CNXH và hoàn thiện QHSX XHCN, miền Nam phải đồng thời tiến hành cải tạo XHCN và