Phương pháp tiến hành thanh tra

Một phần của tài liệu Hoàn thiện hoạt động thanh tra nhà nước đối với doanh nghiệp nhà nước ở việt nam luận văn ths kinh tế 60 31 01 pdf (Trang 30)

Phương pháp thanh tra là cách thức tổ chức và thực hiện các công việc trong quá trình tiến hành thanh tra nhằm mang lại hiệu quả cao.

Để thực hiện tốt hoạt động thanh tra các DNNN các cơ quan Thanh tra Nhà nước cần phải tuân theo trình tự, thủ tục sau: xác định hướng thanh tra; xây

dựng kế hoạch thanh tra; tổ chức thực hiện kế hoạch thanh tra; báo cáo kết quả cuộc thanh tra và xử lý kết quả sau thanh tra.

1.2.3.1. Xác định hướng thanh tra và đề tài thanh tra - Xác định hướng thanh tra các DNNN

Xác định hướng thanh tra là xác định chủ trương hay phương hướng thanh tra các DNNN trong một thời điểm nhất định và thường là một năm. Chủ trương hay phương hướng thanh tra được thể hiện bằng chương trình, kế hoạch thanh tra hàng năm của các cơ quan thanh tra, trong đó có thanh tra các DNNN.

Chương trình, kế hoạch thanh tra, kiểm tra phải xác định rõ yêu cầu, nội dung, phạm vi, đối tượng, thời gian thực hiện và phải được cấp có thẩm quyền phê duyệt” [40, tr.90]. Căn cứ vào tình hình thực hiện nhiệm vụ phát triển kinh tế, chính trị, xã hội; căn cứ vào yêu cầu thực hiện nhiệm vụ của các cơ quan quản lý nhà nước về kinh tế, đặc biệt là yêu cầu của công tác quản lý nhà nước đối với các DNNN; việc thực hiện quy chế dân chủ ở cơ sở và công tác giải quyết kiếu nại, tố cáo trong các DNNN; và sự chỉ đạo, hướng dẫn của cơ quan thanh tra cấp trên để lựa chọn, xác định thanh tra cái gì (lĩnh vực và nội dung thanh tra), thanh tra ở đâu (những đối tượng hay DN cần thanh tra), thanh tra lúc nào (thời gian thanh tra) và do ai thanh tra (chủ thể và loại hình thanh tra). Đây là công việc đầu tiên nhưng rất quan trọng, nó có ảnh hưởng rất lớn đến phương hướng và kết quả hoạt động của các cơ quan thanh tra nói chung và kết quả thanh tra các DNNN nói riêng. Đồng thời, nó cũng là một yếu tố pháp lý có tính chất bắt buộc đối với hoạt động thanh tra. Trong các văn bản pháp luật có quy định rõ:“Các cơ quan nhà nước có thẩm quyền thanh tra, kiểm tra có trách nhiệm xác định kế hoạch thanh tra, kiểm tra hàng năm và chủ động phối hợp với các cơ quan hữu quan trong việc xây dựng chương trình, kế hoạch thanh tra, kiểm tra”[40, tr.90].

Xác định hướng thanh tra đúng là chương trình, kế hoạch thanh tra các DNNN phải đáp ứng được yêu cầu của công tác chỉ đạo, điều hành của các cơ quan quản lý nhà nước về kinh tế, phải phục vụ tốt cho việc tiếp tục sắp xếp, đổi

mới, phát triển và nâng cao hiệu quả hoạt động sản xuất, kinh doanh của các DNNN. Đối tượng, nội dung và phạm vi thanh tra các DNNN phải tập trung vào những lĩnh vực then chốt, những ngành kinh tế mũi nhọn, chủ yếu, những Công ty, Tổng công ty nhà nước chiếm tỷ trọng lớn về sản phảm, dịch vụ hay trong tổng thu ngân sách nhà nước hoặc cũng phải thấy được những vấn đề bức xúc của các DN, những vấn đề nổi cộm trong chỉ đạo, điều hành hay những điểm nóng cần phải thanh tra… Để giúp cho các cơ quan quản lý nhà nước vừa thấy được tình hình phát triển của nền kinh tế nói chung và các DNNN nói riêng, vừa thấy những chỗ trọng tâm, trọng điểm cần chú ý tập trung chỉ đạo; vừa thấy được những vấn đề bức xúc, những khâu, những mặt còn hạn chế, yếu kém, để có biện pháp tháo gỡ, khắc phục… tạo ra những điều kiện cần thiết, thuận lợi cho các DN phát triển, nâng cao hiệu quả và sức cạnh tranh của các DNNN.

- Chọn đề tài ra quyết định thanh tra

Trên cơ sở về tình hình phát triển kinh tế, chính trị, xã hội; yêu cầu thực hiện nhiệm vụ của cơ quan quản lý nhà nước và hướng dẫn của cơ quan thanh tra cấp trên… các cơ quan thanh tra phải tổ chức thu thập những thông tin cần thiết, phân tích tình hình phát triển kinh tế xã hội trong kỳ kế hoạch, nhất là tình hình sản xuất kinh doanh của các DNNN để giúp Thủ trưởng cơ quan thanh tra có đủ cơ sở để lựa chọn đề tài thanh tra.

Việc xác định đề tài thanh tra được dựa trên chương trình, kế hoạch thanh tra để chọn DN cần thanh tra? Đối với từng DN thì chọn nội dung gì và phạm vi thanh tra đến đâu, thời gian thanh tra bao lâu và do ai tiến hành? Để xác định đúng đối tượng, nội dung và phạm vi thanh tra trước hết phải phân tích trọng tâm, trọng điểm của kỳ kế hoạch cấp mình, ngành mình. Cần tập trung vào các ngành then chốt, mũi nhọn, vào các Công ty hay Tổng công ty lớn có lượng sản phẩm hàng hoá, dịch vụ chiếm tỷ trọng lớn hay sản xuất ra các hàng hoá đặc biệt quan trọng. Đồng thời, cũng phải chú ý thanh tra cả những DNNN tuy không lớn hay ít quan trọng nhưng ở đó có những vấn đề vướng mắc, nổi cộm, bức xúc

hoặc có những vi phạm thì cũng cần phải thanh tra để phòng ngừa, chấn chỉnh, khắc phục và xử lý…

Việc xác định đề tài thanh tra phải dựa trên các căn cứ sau:

- “Chương trình, kế hoạch thanh tra đã được phê duyệt; - Yêu cầu của Thủ trưởng cơ quan quản lý nhà nước;

- Khi phát hiện có dấu hiệu vi phạm pháp luật”[14, tr.216].

Đối với các cuộc thanh tra đột xuất, khi phát hiện cơ quan, tổ chức, cá nhân có dấu hiệu vi phạm pháp luật; hoặc theo yêu cầu của việc giải quyết khiếu nại, tố cáo hoặc do Thủ trưởng cơ quan quản lý nhà nước có thẩm quyền giao thì Thủ trưởng các cơ quan thanh tra hoặc Thủ trưởng cơ quan quản lý nhà nước ra quyết định thanh tra. “Việc thanh tra bất thường chỉ được tiến hành khi doanh nghiệp có vi phạm pháp luật” [40, tr.89].

Quyết định thanh tra là một điều kiện pháp lý bắt buộc đối với mọi cuộc thanh tra. Nó là cơ sở pháp lý để xác định quyền hạn và trách nhiệm của đoàn thanh tra, xác định quyền và nghĩa vụ của đơn vị được thanh tra và các đối tượng có liên quan. Ngoài ra, quyết định thanh tra còn là cơ sở để đoàn thanh tra xây dựng kế hoạch thanh tra và xây dựng đề cương yêu cầu đối tượng thanh tra báo cáo. Cho nên, khi tiến hành một cuộc thanh tra, điều kiện đầu tiên là phải có quyết định thanh tra hợp pháp. Trong các văn bản pháp luật về thanh tra đã quy định rõ: “Việc thanh tra, kiểm tra doanh nghiệp chỉ được thực hiện khi có quyết định của Thủ trưởng cơ quan nhà nước có thẩm quyền; không được tiến hành trùng lặp, không quá một lần về cùng một nội dung trong một năm đối với một doanh nghiệp (trừ trường hợp bất thường)”[40, tr.88]. Do vậy, theo sự phân cấp quản lý Thủ trưởng cơ quan thanh tra, Thủ trưởng các cơ quan nhà nước phải căn cứ vào thẩm quyền, phạm vi và đối tượng quản lý để ban hành quyết định thanh tra.

Theo quy định của pháp luật về thanh tra, nội dung của quyết định thanh tra cần phải đảm bảo các yếu tố sau:

b. Đối tượng, nội dung, phạm vi, nhiệm vụ thanh tra; c. Thời hạn tiến hành thanh tra;

d. Trưởng đoàn thanh tra và các thành viên khác của Đoàn thanh tra”[14, tr.216].

Để có được một quyết định thanh tra đúng, đáp ứng được yêu cầu của công tác quản lý, sau khi đã xác định được đối tượng, nội dung và phạm vi thanh tra; người ra quyết định thanh tra cần phải xác định khi nào tổ chức tiến hành và tiến hành trong bao lâu? Việc xác định thời gian của mỗi cuộc thanh tra chủ yếu phụ thuộc vào tính chất, nội dung của cuộc thanh tra và số lượng, chất lượng của Đoàn thanh tra. Ngoài ra, thời gian của mỗi cuộc thanh tra còn phụ thuộc chương trình, kế hoạch hoặc yêu cầu của người lãnh đạo hoặc do yêu cầu của việc giải quyết KN,TC…

Theo Luật Thanh tra: “Thủ trưởng cơ quan thanh tra ra quyết định thanh tra và thành lập đoàn thanh tra để thực hiện quyết định thanh tra. Khi xét thấy cần thiết, Thủ trưởng cơ quan quản lý nhà nước ra quyết định thanh tra và thành lập đoàn thanh tra.

Đoàn thanh tra có Trưởng đoàn thanh tra và các thành viên”[14, tr.215]. Như vậy, việc lựa chọn loại hình thanh tra và lực lượng tiến hành thanh tra là do Thủ trưởng cơ quan nhà nước hoặc Thủ trưởng cơ quan thanh tra quyết định, mà trực tiếp là người ký quyết định thanh tra.

Lựa chọn loại hình thanh tra, như phần trên đã trình bày tuỳ theo mục đích, yêu cầu, nội dung và tính chất của mỗi cuộc thanh tra mà người ra quyết định lựa chọn loại hình thanh tra cho phù hợp.

Lựa chọn lực lượng thanh tra, theo Bác muốn thanh tra, kiểm soát có kết quả tốt, phải có hai điều: “Một là việc kiểm soát phải có hệ thống, phải thường làm. Hai là người đi kiểm soát phải là những người rất có uy tín”[1, tr.3]. Cho nên “người cán bộ thanh tra là phải tự mình nghiêm chỉnh, phải có đạo đức cánh mạng, phải hiểu nhân tình thế cố đã đành, nhưng còn phải tự mình gương mẫu cho người khác. Cán bộ thanh tra như cái gương cho người ta soi mặt,

gương mờ thì không soi được”[1, tr.6]. Vì vậy, muốn cuộc thanh tra tiến hành nhanh chóng, đạt kết quả tốt, việc lựa chọn các thành viên của Đoàn thanh tra phải là những người có phẩm chất đạo đức tốt, có uy tín trong công tác, có đầy đủ năng lực, trình độ chuyên môn mà công việc đòi hỏi.

Đoàn thanh tra gồm có Trưởng đoàn và các thành viên đoàn thanh tra, trong trường hợp cần thiết có thể có Phó trưởng đoàn. Việc quyết định số lượng, cơ cấu thành phần và tiêu chuẩn lựa chọn các thành viên Đoàn thanh tra là căn cứ vào tính chất công việc, loại hình thanh tra, mục đích, yêu cầu, nội dung và thời gian thanh tra để xác định.

Trong đoàn thanh tra, không nên bố trí những người có phẩm chất, tư cách kém hoặc vừa bị thi hành kỷ luật hoặc có quan hệ thân tộc, bạn bè hay quan hệ kinh tế với đối tượng thanh tra…

Tóm lại, để hoạt động thanh tra các DNNN có kết quả tốt, các cơ quan thanh tra nhà nước trước hết phải có định hướng đúng, làm cơ sở cho việc ra quyết định thanh tra.

1.2.3.2. Xây dựng kế hoạch thanh tra

Kế hoạch là “Toàn bộ nói chung những điều vạch ra một cách có hệ thống về những công việc dự định làm trong một thời gian nhất định, với mục tiêu, cách thức, trình tự, thời hạn tiến hành” [45, tr.430].

Với ý nghĩa trên, có thể hiểu kế hoạch thanh tra là việc xác định phương hướng và cách thức thức tổ chức tiến hành hoạt động thanh tra trong một thời gian nhất định. Như vậy, kế hoạch thanh tra có thể phân thành: kế hoạch thanh tra tháng; kế hoạch thanh tra quý; kế hoạch thanh tra năm và kế hoạch tổ chức một cuộc thanh tra cụ thể. Trong phạm vi phần này, luận văn đề cập kế hoạch tổ chức một cuộc thanh tra.

Kế hoạch tổ chức một cuộc thanh tra là việc Đoàn thanh tra xác định rõ mục đích, yêu cầu, nội dung của cuộc thanh tra; là phương án hay cách thức tổ chức thực hiện cuộc thanh tra; là thời gian, tiến độ triển khai thực hiện quyết định thanh tra. Kế hoạch thanh tra còn là cơ sở để người ra quyết định thanh tra

chỉ đạo, kiểm tra, đôn đốc và theo dõi tiến độ thực hiện các công việc của Đoàn thanh tra. Vì vậy, trước khi tổ chức thực hiện cuộc thanh tra tại đơn vị được thanh tra, “Trưởng đoàn thanh tra phải xây dựng dự thảo kế hoạch tiến hành thanh tra, trình người ra quyết định thanh tra phê duyệt chậm nhất là 10 ngày, trước khi công bố quyết định thanh tra với đối tượng thanh tra” [40, tr.111].

Để xây dựng kế hoạch thanh tra, người ra quyết định thanh tra hoặc Trưởng đoàn thanh tra phải tổ chức thu thập các thông tin cần thiết cho cuộc thanh tra. Thông qua khảo sát, tìm hiểu đối tượng thanh tra để định hướng cho việc xây dựng kế hoạch thanh tra, đồng thời đây cũng là những thông tin rất quan trọng để chuẩn bị cho việc tổ chức thực hiện thanh tra trực tiếp tại đơn vị.

Kế hoạch thanh tra phải thể hiện rõ các nội dung cơ bản sau:

- Mục đích, yêu cầu của cuộc thanh tra;

- Những nội dung cần làm rõ, trong đó nội dung nào là chủ yếu, trọng tâm của cuộc thanh tra;

- Hình thức và phương pháp tiến hành thanh tra; - Thời gian và tiến độ thực hiện cuộc thanh tra.

Ngoài ra, tuỳ theo từng cuộc thanh tra cụ thể có thể thêm mục những chú ý trong quá trình thanh tra. Đây chỉ là một phần nhỏ trong kế hoạch thanh tra, nó chỉ xuất hiện ở những cuộc thanh tra phức tạp, liên quan đến nhiều lĩnh vực, nhiều địa phương… Vì vậy, để hạn chế các tình huống và chủ động xử lý các tình huống có thể xẩy ra trong quá trình thanh tra, đoàn thanh tra cũng cần phải chú ý tới mục này.

1.2.3.3. Tổ chức thực hiện kế hoạch thanh tra

Trong các văn bản về thanh tra của Đảng và Nhà nước ta và Luật Thanh tra hiện nay luôn luôn đặt ra cho các tổ chức thanh tra là: “Hoạt động thanh tra phải tuân theo pháp luật; bảo đảm chính xác, khách quan, công khai, dân chủ, kịp thời; không làm cản trở tới hoạt động bình thường của cơ quan, tổ chức, cá nhân là đối tượng thanh tra”[14, tr.199]. Vì vậy, trong quá trình thanh tra cần phải có những phương pháp thanh tra thích hợp và thực tế, sử dụng các biện

pháp nghiệp vụ cũng phải hết sức linh hoạt và khôn khéo, phải dựa trên cơ sở pháp luật, tuân thủ các quy định của pháp luật, tuyệt đối không được tuỳ tiện, áp đặt ý muốn chủ quan… Vì vậy, trong quá trình thanh tra cần thực hiện tốt một số nội dung chủ yếu sau:

- Công khai hoá hoạt động thanh tra

Theo quy định của pháp luật, trước khi đến DN Đoàn thanh tra “phải thông báo cho DN trước khi công bố quyết định thanh tra ít nhất trước là 7 ngày, trừ trường hợp thanh tra bất thường hoặc phúc tra”[40, tr.93]. Trước khi tiến hành làm việc, Trưởng đoàn thanh tra phải phối hợp với đơn vị tổ chức hội nghị công bố công khai về mục đích, yêu cầu, nội dung, thời hạn cuộc thanh tra. Xác định rõ quyền hạn và trách nhiệm của Đoàn thanh tra, quyền và nghĩa vụ của đối tượng thanh tra, quyền và trách nhiệm của cơ quan cấp trên trực tiếp của đối tượng thanh tra và các cơ quan, tổ chức, cá nhân có liên quan... Đồng thời, Đoàn thanh tra cũng yêu cầu đối tượng thanh tra phải báo cáo công khai về tình hình thực hiện nhiệm vụ, về kết quả hoạt động sản xuất, kinh doanh của DN theo nội dung của quyết định thanh tra mà đề cương của Đoàn thanh tra yêu cầu. Trong quá trình làm việc trực tiếp tại DN, cả đối tượng và Đoàn thanh tra luôn luôn phải tuân thủ nguyên tắc công khai, dân chủ, bảo đảm cho mọi người đều được bình đẳng trong quá trình làm việc, vấn đề gì chưa đúng, chưa thống nhất các bên đều được tranh luận, giải trình hoặc khiếu nại… Đồng thời Đoàn cũng tạo những điều khiện thuận lợi để DN được chủ động thực hiện những yêu cầu, kiến nghị, quyết định của Đoàn; tránh tạo ra những tình huống bất ngờ, gò ép ảnh hưởng đến hoạt động kinh doanh của DN.

- Phương pháp thanh tra, kiểm tra phải thực tế

Khi nói về lãnh đạo và kiểm soát Bác nói: “Muốn chống bệnh quan liêu, bàn giấy; muốn biết các nghị quyết có được thi hành không, thi hành có đúng không; muốn biết ai ra sức làm, ai làm qua chuyện, chỉ có một cách, là khéo kiểm soát” [1, tr.6].

Vì vậy, muốn hoạt động thanh tra đạt kết quả tốt, người cán bộ thanh tra

Một phần của tài liệu Hoàn thiện hoạt động thanh tra nhà nước đối với doanh nghiệp nhà nước ở việt nam luận văn ths kinh tế 60 31 01 pdf (Trang 30)