4.4.2.1. CÔNG TÁC BẢO VỆ RỪNG
a) Bảo vệ phòng chống phá rừng
Thiết lập hệ thống biển báo về chống chặt phá rừng: pa nô, áp phích tuyên truyền, giáo dục ở các lối vào trong các khu.
Tổ chức thăm rừng thường xuyên ở những khu rừng hay bị chặt phá rừng.
Trong khu rừng phải có ranh giới rõ ràng, phân khu, khai thông đường đi để dễ dàng đi lại trong việc tuần tra, quan sát.
Bên cạnh đó cũng cần tập trung giải quyết các vấn đề: không thể chỉ giáo dục tư tưởng, chính trị, giáo dục pháp luật mà phải có các chính sách chăm lo cuộc sống ấm no cho người dân sống lân cận rừng được phần nào ổn định, cuộc sống của bà con quanh rừng được tốt thì rừng mới xanh.
Xác định lại biên chế cho cán bộ phụ trách quản lý rừng; bồi dưỡng nâng cao trình độ nghiệp vụ.
Biểu dương, khen thưởng những trường hợp có thành tích tốt (kể cả người dân) trong công tác phòng chống phá rừng. Đồng thời cũng phải có kỹ luật đối với các vụ phá rừng.
b) Công tác PCCC
Chuẩn bị thiết bị, dụng cụ PCCC sẳn sàng.
Thành lập tổ hoặc đội và hệ thống PCCC vững chắc. Xử lý ổ bổi, cành khô, lá khô làm giảm vật liệu gây cháy.
Dọn kênh, mương đảm bảo lưu thông để dễ dàng trong việc chữa cháy. Xây dựng hai chòi quan sát lửa rừng.
Khi thiết kế và thi công trồng rừng phải xây dựng đường băng cản lửa, kênh mương ngăn lửa.
Xây dựng các biển báo về phòng cháy, chữa cháy rừng; pa nô, áp phích tuyên truyền giáo dục.
Tổ chức lực lượng quan sát, theo dõi, tuần tra canh gác trong những ngày trọng điểm trong mùa khô.
4.4.2.2. CÔNG TÁC PHÁT TRIỂN RỪNG
Khảo sát và quy hoạch diện tích trồng rừng phù hợp.
Chọn loài cây trồng: Chủ yếu loại tràm bản địa (Melaleuca cajuputi). Tràm bản địa phát triển tốt trên đất ngập phèn và có thể cải thiện chất lượng phần lớn diện tích đất tại Trung tâm Hòa An. Còn lại phần ít là diện tích bờ đê bao thì trồng loại tràm Úc
(Melaleuca leucadendron) để thí nghiệm.
Chuẩn bị mặt bằng trồng rừng: Trước khi trồng rừng cần phải xử lý thực bì bằng phương pháp cơ giới hoặc thủ công như: dùng máy cày trục nhận hoặc dùng phản để phát.
Công tác chuẩn bị cây giống:
Tiêu chuẩn cây giống: Chiều cao đạt 0,8-1,2 m, đường kính cổ rể > 0,6 cm, thân thẳng, có lớp phấn bao bên ngoài, một đọt, một rể, không cong queo, không bị sâu bệnh.
Bảo quản cây giống: Khi vận chuyển về tới nơi trồng, phải làm giá đở để dựng cho cây thẳng đứng, nơi có dòng nước chảy, gốc và rể ngâm trong nước độ sâu từ 15- 30 cm, chỉ xếp 1 lớp, nếu xếp nhiều lớp thì gây hiện tượng rụng lá, thối rể.
Kỹ thuật trồng rừng:
Mật độ trồng là 4.500 cây/ha, Cự ly trồng 1,5 m x 1,5 m.
Phương pháp trồng rừng:
Dùng nọc soi lỗ có đường kính 2 cm – 2,5 cm.
Độ sâu lỗ soi từ 15-20 cm, sau đó cây tràm trồng vào lỗ phải nhẹ nhàng, tránh tình trạng cây bị gãy rể chính, để cho cây thẳng đứng, không bị nghiêng ngã.
Chăm sóc rừng trồng: Chăm sóc các năm tiếp theo bằng biện pháp như: Phát dọn dây leo, sậy, làm cỏ bón phân.
4.4.2.3. CHƢƠNG TRÌNH NGHIÊN CỨU KHOA HỌC
Xây dựng và thực hiện dự án điều tra xây dựng danh lục và tiêu bản thực vật rừng.
Xây dựng mô hình dự báo cháy và cân bằng nước để bảo vệ đa dạng sinh học. Theo dõi, giám sát các hoạt động của động vật rừng.
Theo dõi, giám sát quá trình phục hồi rừng cây và tính đa dạng sinh học rừng tràm trong điều kiện ngặp nước úng phèn.
Bên cạnh các đề tài nghiên cứu khoa học, cần có các giải pháp để hỗ trợ phát triển cộng đồng như tập huấn các kỹ thuật canh tác bền vững, hỗ trợ vốn, dạy nghề… nhằm tạo các kiến thức về kỹ thuật canh tác và để cuộc sống người dân được tốt hơn hạn chế việc khai thác các nguồn tài nguyên trong rừng tràm.
4.4.2.4. TUYÊN TRUYỀN VỀ BẢO VỆ RỪNG VÀ BẢO TỒN ĐA DẠNG SINH HỌC
Tuyên truyền Luật Bảo vệ và Phát triển rừng, Quy chế quản lý các khu rừng. Phổ biến phạm vi, ranh giới, các phân khu chức năng, mục tiêu và các chương trình hoạt động của Trung tâm.
Phổ biến các kiến thức về bảo vệ tài nguyên rừng, đa dạng sinh học.
Xây dựng các chương trình tuyên truyền giáo dục qua các phương tiện thông tin đại chúng.
In ấn các tài liệu tuyên truyền.
4.4.2.5. CHƢƠNG TRÌNH ĐÀO TẠO NGUỒN NHÂN LỰC
Tiến hành các hoạt động đào tạo, bồi dưỡng về kỹ năng, nghiệp vụ cho cán bộ nhân viên Trung tâm về điều tra, giám sát đa dạng sinh học; quản lý, theo dõi động, thực vật; xây dựng và thực hiện kế hoạch tuần tra, truy quét; thi hành pháp luật; quản lý tài chính; viết đề xuất dự án.
Tập huấn về quản lý tài nguyên thiên nhiên và bảo tồn đa dạng sinh học. Thiết lập cơ sở dữ liệu theo dõi diễn biến đa dạng sinh học của khu rừng tràm.
CHƢƠNG 5: KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ