PHƢƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU

Một phần của tài liệu khảo sát hiện trạng và đề xuất giải pháp quản lý rừng ở trung tâm hòa an (Trang 56)

3.3.1. KHẢO SÁT CỘNG ĐỒNG

Khảo sát cộng đồng bằng cách đi phỏng vấn trực tiếp, đối tượng phỏng vấn là 34 hộ gia đình sống lân cận Trung tâm Hòa An. Câu hỏi phỏng vấn được thiết kế dựa vào các yêu cầu nội dung cần thu thập.

3.3.2. ĐIỀU TRA THỰC ĐỊA

Sử dụng thước dây để đo và xác định vị trí, ranh giới các lô rừng trên thực địa và trên bản đồ.

Việc điều tra rừng được thực hiện thông qua các ô tiêu chuẩn. Quá trình điều tra được thực hiện trên 3 ô tiêu chuẩn, diện tích mỗi ô là 100 m2 (10 m x 10 m).

a) Đo đếm và xác định phẩm chất cây

Nội dung đo đếm trong ô tiêu chuẩn bao gồm mật độ lâm phần (N, cây), D1,3 (cm) và H (m) của từng cây. Chỉ tiêu D1,3 của tất cả những cây trong ô tiêu chuẩn được đo đạc bằng thước dây với độ chính xác 0,1 cm. Chỉ tiêu H được đo đạc bằng cây sào với độ chính xác khoảng 0,5 m. Tất cả những chỉ tiêu đo đếm trong ô tiêu chuẩn được tập hợp thành bảng biểu lập sẵn.

Phân loại phẩm chất cây bằng cách so sánh các cây có trong ô tiêu chuẩn với nhau. Mức độ phân loại gồm: Tốt; Trung bình; Kém.

+ Phẩm chất tốt: Là cây sinh trưởng tốt, thân cây thẳng đẹp, đoạn thân dưới cành dài, không có u bướu trên thân cây.

+ Phẩm chất trung bình: Là cây sinh trưởng trung bình, có u bướu khuyết tật hoặc sâu bệnh nhưng không đáng kể có thể sử dụng được từ 50-70% thể tích của thân cây.

+ Phẩm chất kém: Là cây sinh trưởng, phát triển kém, cong queo sâu bệnh hoặc cục ngọn, rỗng ruột, chỉ có thể sử dụng <50% thể tích của thân cây.

Đo đƣờng kính:

Tiến hành đo đường kính của tất cả các cây tràm có trong ô tiêu chuẩn ở tầm cao 1,3 m (D1,3) so với mặt đất.

Dùng loại thước dây có khắc vạch cm để đo chu vi thân cây và tính đường kính bằng cách lấy chu vi chia cho 3,14.

Hình 3.1: Các vị trí đo đƣờng kính (D1,3) thân cây.

(Zingg, 1988)

Đo chiều cao:

Chiều cao là chỉ tiêu điều tra quan trọng, nó phản ánh kích thước cây, là một nhân tố để tính thể tích cây, để phân chia sản phẩm gỗ...

Các cự ly cần đo thường bao gồm chiều cao vút ngọn (Hvn), Chiều cao dưới cành (Hdc); Chiều cao tầng trội (Ho)… Đối với đề tài này chỉ đo chiều cao dưới cành tức là chiều cao thương mại của cây tràm để tính trữ lượng gỗ.

Hình 3.2: Đo chiều cao cây bằng thƣớc cây thẳng có khắc vạch.

(Zingg, 1988)

b) Khảo sát đa dạng sinh học

Chụp và lưu trữ hình ảnh về thành phần loài thực vật đại diện theo đối tượng: cây thân gỗ, thân cỏ, lớp cây bụi và thực vật nổi tại Trung tâm.

Đối với loài động vật thì liệt kê theo danh sách các loài động vật của Trung tâm Hòa An.

3.3.3. XỬ LÝ SỐ LIỆU

Các số liệu được tính toán dựa trên phần mềm Microsoft Office Excel 2003 (SUM, STDEVP, AVERAGE, MAX, MIN, vẽ đồ thị,…) và một số công thức tính như mật độ, đường kính, tiết diện ngang thân cây, trữ lượng gỗ trong lâm phần…

a) Mật độ

Mật độ (N/ha) lâm phần biểu thị bằng số cây/ha, là một trong những chỉ tiêu phản ánh mức độ lợi dụng không gian dinh dưỡng của lâm phần.

Trong điều tra rừng, mật độ là một chỉ tiêu được dùng để xác định hầu hết các nhân tố điều tra và đặc biệt là các chỉ tiêu bình quân.

Để xác định mật độ, các phương pháp sau thường được áp dụng, bao gồm: (1) xác định trực tiếp trên ô mẫu; (2) ước lượng gián tiếp thông qua khoảng cách giữa các cây hoặc giữa các điểm với các cây trong lâm phần. Nhưng trong đề tài này chỉ dùng phương pháp (1) để xác định mật độ.

Mật độ của cây thay đổi tùy theo tuổi của rừng, khi rừng có độ tuổi càng lớn thì mật độ càng giảm dần. (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

b) Đƣờng kính bình quân

Đường kính bình quân (D) lâm phần là giá trị bình quân của đường kính D1,3 của tất cả các cây trong lâm phần. Tuỳ theo cách tính khác nhau mà có các giá trị đường

kính bình quân khác nhau. Sau đây là công thức tính đường kính bình quân được sử dụng phổ biến nhất trong điều tra rừng.

Đường kính bình quân cộng: D = (d1+d2+d3+...dn)/N

c) Chiều cao (thƣơng mại) bình quân

Chiều cao thương mại bình quân (H) lâm phần ở tuổi cụ thể phản ánh điều kiện lập địa, biện pháp kinh doanh và tốc độ tăng trưởng của rừng. Chiều cao bình quân là nhân tố được sử dụng để xác định cấp đất, từ đó tra bảng để dự đoán các chỉ tiêu tăng trưởng và sản lượng của lâm phần.

Chiều cao bình quân cộng: H = (h1+h2+h3+...hn)/N

d) Tiết diện ngang bình quân trên hecta (m2/ha)

Tổng tiết diện ngang (ΣG) là tổng tiết diện ở vị trí D1,3 của tất cả các cây trong lâm phần tính cho 1 ha. ΣG/ha là chỉ tiêu gián tiếp để tính độ đầy lâm phần, trữ lượng lâm phần. Thông thường, một lâm phần có tổng tiết diện ngang thân cây càng lớn thì có sinh khối cao và mức độ phát triển của quần thụ cũng cao.

Tiết diện của thân cây được tính bằng công thức (m2/cây): 2

) 2 / ( * D G e) Trữ lƣợng gỗ (m3/ha)

Tổng trữ lượng gỗ (M) là tổng thể tích của các cây trong lâm phần và thường được tính theo đơn vị m3/ha.

Công tức tính thể tích cây: V = G*H*F

G: Diện tích tiết diện ngang thân cây ở vị trí D1,3 H: Chiều cao thương mại thân cây

F: Chỉ số hình dạng thân cây (hình số)

Hình số là tỷ số giữa thể tích thân cây (hoặc bộ phận của nó) với thể tích một hình viên trụ có chiều cao bằng chiều cao thân cây còn tiết diện đáy bằng tiết diện ngang lấy ở một độ cao tương đối nào đó trên phần gốc cây.

Công thức hình số thường (F 1,3):

Trong đó:

Vc: Thể tích cây

g1,3: Diện tích tiết diện ngang thân cây vị trí 1,3 m h: Chiều cao vút ngọn.

Hình số F được quy định là 0,45 cho rừng tự nhiên và 0,5 cho rừng trồng (Theo phụ lục 7, Thông tƣ số: 38/2007/TT-BNN ngày 25 tháng 04 năm 2007).

F 1,3 = 3 , 1 *g h Vc

CHƢƠNG 4: KẾT QUẢ THẢO LUẬN 4.1. GIỚI THIỆU CHUNG VỀ TRUNG TÂM HÒA AN 4.1.1. VỊ TRÍ ĐỊA LÍ

Trung tâm Nghiên cứu – Thực nghiệm – Đa dạng Sinh học Hòa An (gọi tắt là Trung tâm Hòa An), số 554, trên quốc lộ 61 hướng từ thành phố Cần Thơ đến thị xã Vị Thanh - tỉnh Hậu Giang. Trung tâm thuộc ấp Hòa Đức - xã Hòa An - huyện Phụng Hiệp - tỉnh Hậu Giang.

Trung tâm Nghiên cứu – Thực nghiệm – Đa dạng sinh học Hòa An thuộc đơn vị trường Đại học Cần thơ, nằm cách khu 2 trường Đại học Cần thơ khoảng 40 km.

Hình 4.1: Cổng vàoTrung tâm Hòa An

Tổng diện tích là 112,31 ha, hướng Đông giáp Kênh Bào Môn - ấp Hòa Đức, hướng Tây giáp Kênh Nông Trường - ấp Hòa Đức, hướng Bắc giáp Kênh 83 - ấp Xẻo Trâm và hướng Nam giáp quốc lộ 61.

Hình 4.2: Vị trí Trung tâm Hòa An.

4.1.2. LỊCH SỬ HÌNH THÀNH (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

Trung tâm Hòa An đã trải qua 6 giai đoạn phát triển:

Giai đoạn I: từ 1976 – 1980 (giai đoạn thành lập Trƣờng Đoàn tỉnh Hậu Giang):

Ngày 15 tháng 5 năm 1976, theo quyết định số 150/QĐ.UB.76 của Ủy ban Nhân dân tỉnh Cần Thơ giao 370 ha đất cho Tỉnh Đoàn TNCS HCM Cần Thơ quản lý và sử dụng. Đoàn thanh niên cho xây một dãy 5 phòng học kiên cố, đào mương xổ phèn, lên líp (7 ha) để trồng khóm và mía và cải tạo mặt bằng để trồng lúa. Do chưa am hiểu nhiều về đất phèn nên sau nhiều năm chỉ có khóm và mía là sống được và có năng suất, nhưng rất thấp.

Giai đoạn II: từ 1980 - 1984 (giai đoạn nghiên cứu đất phèn):

Với tên gọi là Trung tâm Nghiên cứu và Sử dụng đất phèn VH-10. Ngày 10 tháng 10 năm 1980, Trường Đại học Cần Thơ cần diện tích đất phèn để nghiên cứu cho chương trình hợp tác giữa Việt Nam và Hà Lan (VH-10). Tỉnh có quyết định số 488.UBT.80 giao 60 ha (trong tổng số 370 ha của Tỉnh Đoàn quản lý) cho Trường quản lý và nghiên cứu. Trong thời gian nầy, Trường có cử nhóm cán bộ theo dõi tiến độ thi công Trung tâm nghiên cứu, các cán bộ Tỉnh Đoàn do không có kế hoạch sản xuất nên đã rút về Cần Thơ, phần diện tích do Tỉnh Đoàn quản lý bị bỏ hoang. Nguồn kinh phí chủ yếu là từ chương trình VH-10 và Trường Đại học Cần Thơ. Về xây dựng cơ bản, giai đoạn này còn để lại polder có hệ thống bờ bao và tưới tiêu và các kết quả nghiên cứu khoa học về đất phèn.

Giai đoạn III: từ 1984 – 1990 (giai đoạn sản xuất nông nghiệp):

Đến năm 1984 Tỉnh có quyết định số 65.QĐ.UBT.84 tạm giao phần đất Tỉnh Đoàn đang quản lý (310 ha) cho Trường Đại học Cần Thơ. Do thời gian dài từ 1980- 1984 phần đất nầy bỏ hoang, nhiều hộ dân không có đất sản xuất đến khai phá với tổng diện tích là 65 ha, chủ yếu là trồng 1 vụ lúa mùa nhưng năng suất rất bấp bênh. Trong giai đoạn nầy, Trường cho tiến hành xây dựng lại đồng ruộng, đào thêm kênh mương, phát triển hệ thống thủy nông dùng để tưới tiêu và xổ phèn, một số diện tích có thể làm 2 vụ lúa, năng suất có cải thiện nhưng còn thấp, bình quân khoảng 3,5 tấn/ha. Các hộ dân đã khẩn đất trước đây được hổ trợ công ăn việc làm, một số gia đình xin vào trại làm công nhân. Do hoạt động sản xuất nổi bậc nầy mà dân xung quanh vùng gọi là nông trường VH-10. Nguồn kinh phí chủ yếu từ Trường Đại học Cần Thơ.

Giai đoạn IV: từ 1990 – 2004 (giai đoạn nghiên cứu hệ thống canh tác và phát triển cộng đồng):

Ngày 17 tháng 02 năm 1990, Tỉnh ra quyết định số 39.QĐ.UBT.90 chính thức giao toàn bộ phần diện tích 370 ha (mà trước đây đã giao cho Tỉnh Đoàn) cho Trường Đại học Cần Thơ (thống nhất các quyết định có trước đây).

Đến 1992, do thay đổi mục tiêu là tập trung nghiên cứu, giảng dạy và phát triển cộng đồng. Đảng ủy và Ban Giám Hiệu đã chỉ đạo cho Ban Giám đốc phối hợp với chính quyền địa phương tiến hành bàn giao 310 ha mà Tỉnh đã cấp thêm vào năm 1984 cho địa phương để cấp lại cho dân. Trường chỉ giữ lại diện tích đất phèn nặng để làm nghiên cứu giảng dạy. Ngày 18 tháng 9 năm 1992 biên bản bàn giao đã được ký kết giữa các bên.

Tháng 7 năm 1993, Trường bổ nhiệm Ban Giám đốc mới để phục vụ công tác Nghiên cứu – Giảng dạy và Phát triển nông thôn. Ngày 05 tháng 12 năm 1994 chi cục quản lý đất đai tỉnh đã tiến hành đo đạc lại diện tích thực tế tổng cộng là 115,75 ha (lung bàu chiếm 43 ha) và Tỉnh đã ra quyết định số 3530.QĐ.UBT.94 giao phần đất trên cho Trường Đại học Cần Thơ quản lý và sử dụng cho mục đích trên.

Ngày 22 tháng 11 năm 2003, UBND tỉnh Cần Thơ (củ) cấp Quyền Sử Dụng đất số 00017 cho Trường Đại học Cần Thơ với tổng diện tích thực tế là 112,31 ha.

Giai đọan nầy với tên gọi là Trại Nghiên cứu Hệ thống canh tác – thuộc Viện Nghiên cứu và Phát triển Hệ thống Canh tác Đồng bằng Sông Cửu Long (gọi tắt là Trại Hòa An). Các hoạt động chính là nghiên cứu các hệ thống canh tác bền vững trên đất phèn, chuyển giao khoa học kỹ thuật và tham gia xóa đói giảm nghèo cho cộng đồng dân xung quanh.

Giai đoạn V: từ 2004 – 2011 (giai đoạn thành lập Trung tâm Nghiên cứu – Thực nghiệm - Đa dạng Sinh học Hòa An):

Ngày 25 tháng 6 năm 2004, Trường Đại học Cần Thơ đã có quyết định số: 487/QĐ-ĐHCT.TCCB thành lập Trung tâm Nghiên cứu – Thực nghiệm – Đa dạng Sinh học Hòa An (Trung tâm Hòa An), đơn vị trực thuộc Trường và trên cơ sở Trại Hòa An tách ra từ Viện Nghiên cứu và Phát triển Hệ thống Canh tác (nay đổi tên là Viện Nghiên cứu và Phát triển Đồng bằng Sông Cửu Long).

Mục tiêu của việc thành lập Trung tâm là nhằm đáp ứng nhu cầu nghiên cứu, giảng dạy của Trường Đại học Cần Thơ đến năm 2020. Trung tâm Hòa An đảm nhiệm việc nghiên cứu – thực hành, ăn ở của cán bộ và sinh viên Trường Đại học Cần Thơ.

Giai đoạn VI: từ 2011 đến nay (giai đoạn Trung tâm Hòa An trực thuộc Khoa Phát triển Nông thôn):

Ngày 01 tháng 7 năm 2011 Trung tâm Nghiên cứu – Thực nghiệm – Đa dạng Sinh học Hòa An trực thuộc Khoa Phát triển Nông thôn (Khoa PTNT).

Khoa PTNT có sứ mạng là tập trung đào tạo nguồn nhân lực, nghiên cứu và chuyển giao khoa học công nghệ ưu tiên cho vùng nông thôn ĐBSCL. Việc hình thành Khoa PTNT sẽ góp phần đáp ứng được nhu cầu cấp thiết về đào tạo nguồn nhân lực cũng như tiến hành các nghiên cứu khoa học liên quan cho vùng nông thôn ở ĐBSCL, theo kịp đà phát triển kinh tế - xã hội của cả nước và các nước trong khu vực. Đây là vấn đề mà Chính phủ đang rất quan tâm và tập trung mọi nguồn lực cho phát triển “nông nghiệp, nông dân và nông thôn”. Song song đó, việc thành lập Khoa PTNT tại Hòa An sẽ là một bước đột phá lớn, tạo ra hướng phát triển mới, mở rộng về qui mô và tầm ảnh hưởng của Trường, tạo động lực để nâng cấp, phát triển ổn định khu Hòa An về lâu dài trở thành khu đào tạo chính quy và hiện đại.

4.1.3. CƠ CẤU TỔ CHỨC

Tổng số lượng cán bộ hiện nay là 46 cán bộ. Cơ cấu tổ chức gồm:

a) Ban chủ nhiệm Khoa

 Trưởng khoa: PGs.TS. Nguyễn Duy Cần.  Phó Khoa: PGs.TS: Nguyễn Ngọc Đệ.

b) Các tổ chức đoàn thể

Bao gồm Chi Bộ, Công Đoàn, Đoàn Thanh Niên.

c) Văn phòng Khoa và các trợ lý

 Chánh văn phòng: KS. Ngô Thanh Bình.

Phụ trách chung các hoạt động quản lý hành chánh của Khoa (bao gồm các hoạt động hành chánh của các Bộ môn và Trung tâm).

 Trợ lý Tổng hợp: Nguyễn Thị Vân Hồng.  Trợ lý Giáo vụ: Lê Hữu Nghiêm.

d) Các bộ môn và trung tâm (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

Khoa có 3 bộ môn và 01 trung tâm:  Bộ môn Công nghệ Nông thôn:

Có nhiệm vụ liên kết với các đơn vị đào tạo (Khoa, Viện và Bộ môn) tổ chức và quản lý đào tạo đại học cho các ngành, chuyên ngành liên quan đến công nghệ phục vụ cho nông thôn (như Tin học ứng dụng, Hệ thống thông tin, Kỹ thuật công trình xây dựng, Khoa học môi trường, Thủy nông, v.v...), theo quy định và sự điều phối của Trường (Phòng Đào tạo).

 Bộ môn Kinh tế Xã hội Nông thôn:

Có nhiệm vụ quản lý học vụ 3 chuyên ngành đào tạo chính là: Khuyến nông - PTNT; Phát triển Cộng đồng; và Phát triển nông thôn.

Liên kết với các đơn vị đào tạo (Khoa, Viện và Bộ môn) tổ chức và quản lý đào tạo (liên kết) cho các ngành, chuyên ngành liên quan đến lĩnh vực kinh tế - xã hội nông thôn (như Kinh tế nông nghiệp; Quản trị kinh doanh (QTKD); QTKD Marketing; Luật; Quản lý Hợp tác xã; v.v...), theo quy định và sự điều phối của Trường (Phòng Đào tạo).

 Bộ môn Kỹ thuật Nông nghiệp:

Có nhiệm vụ quản lý học vụ chuyên ngành đào tạo chính là “KS. Canh nông” (hay Trồng trọt – chú trọng đào tạo ngành sản xuất lúa).

Liên kết với các đơn vị đào tạo (Khoa, Viện và Bộ môn) tổ chức và quản lý đào tạo cho các ngành, chuyên ngành liên quan (như Nông học; Chăn nuôi – Thú y; Nông nghiệp sạch; Nuôi trồng thủy sản; Lâm sinh; Quản lý đa dạng sinh học, .v.v...), theo quy định và sự điều phối của Trường (Phòng Đào tạo).

 Trung tâm Nghiên cứu – Thực nghiệm – Đa dạng Sinh học Hòa An:

 Hỗ trợ cán bộ và sinh viên từ các Khoa, Viện và Trung tâm của Trường và chuyên gia nước ngoài đến giảng dạy và học thực nghiệm, nghiên cứu khoa học.

 Hỗ trợ về sinh hoạt và ăn - ở của sinh viên trong thời gian học thực nghiệm tại Trung tâm, bảo đảm an toàn theo quy chế của Bộ Giáo Dục và Đào Tạo về công tác học sinh, sinh viên trong các trường đào tạo.

 Thực hiện các công tác duy trì, củng cố và phát triển các khu bảo tồn sinh thái đất phèn tự nhiên bao gồm các tập đoàn cây bản địa, lúa địa phương và động

Một phần của tài liệu khảo sát hiện trạng và đề xuất giải pháp quản lý rừng ở trung tâm hòa an (Trang 56)