CẤU TRÚC RỪNG

Một phần của tài liệu khảo sát hiện trạng và đề xuất giải pháp quản lý rừng ở trung tâm hòa an (Trang 31 - 33)

a) Cấu trúc tổ thành

Tổ thành là nhân tố diễn tả số loài thamg gia và số cá thể của từng loài trong thành phần cây gỗ của rừng. Hiểu một cách khác,tổ thành cho biết sự tổ hợp và mức độ tham gia của các loài cây khác nhau trên cùng đơn vị thể tích.

Trong một khu rừng nếu một loài cây nào đó chiếm trên 95% thì rừng đó được coi là rừng thuần loài, còn rừng có từ 2 loài cây trở lên với tỷ lệ sấp xỉ nhau thì là rừng hỗn loài.

Tổ thành của các khu rừng nhiệt đới thường phong phú về các loài hơn là tổ thành các loài cây của rừng ôn đới.

b) Cấu trúc tầng thứ

Sự phân bố theo không gian của tầng cây gỗ theo chiều thẳng đứng, phụ thuộc vào đặc tính sinh thái học, nhu cầu ánh sáng của các loài tham gia tổ thành. Cấu trúc tầng thứ của các hệ sinh thái rừng nhiệt đới thước nhiều tầng thứ hơn các hệ sinh thái rừng ôn đới.

Một số cách phân chia tầng tán:

Tầng vượt tán: Các loài cây vươn cao trội hẳn lên, không có tính liên tục.

Tầng tán chính (tầng ưu thế sinh thái): Cấu tạo nên tầng rừng chính,có tính liên tục.

Tầng dưới tán: Gồm những cây tái sinh và những cây gỗ ưa bóng. Tầng thảm tươi: Chủ yếu là các loài thảm tươi.

Thực vật ngoại tầng: Chủ yếu là các loài thân dây leo.

c) Cấu trúc tuổi

Cấu trúc về mặt thời gian, trạng thái tuổi tác của các loài cây tham gia hệ sinh thái rừng, sự phân bố này có mối liên quan chặt chẽ với cấu trúc về mặt không gian.

Trong nghiên cứu và kinh doanh rừng người ta thường phân tuổi lâm phần thành các cấp tuổi. Thường thì mỗi cấp tuổi có thời gian là 5 năm, nhiều khi là các mức 10, 15, hoặc 20 năm tùy theo đối tượng và mục đích.

Nesterop (1949), đã chia quá trình phát triển của rừng thành các giai đoạn: (chủ yếu áp dụng cho rừng trồng, rừng ôn đới).

 Rừng non: Mối quan hệ giữa các cây gỗ là mối quan hệ hỗ trợ. Chỉ xuất hiện mối quan hệ cạnh tranh giữ cây gỗ và cây bụi thảm tươi.

 Rừng sào: Rừng bắt đầu khép tán, xuất hiện quan hệ cạnh tranh gay gắt về ánh sáng và chiều cao giữa các cá thể cây gỗ. Giai đoạn này cây gỗ phát triển mạnh về chiều cao.

 Rừng trung niên: Rừng khép tán hoàn toàn, sự phát triển về chiều cao chậm lại, có sự phát triển về đường kính. Rừng đã thành thục về tái sinh.

 Rừng gần già: Giai đoạn này có sự phân chia không rõ với 2 giai đoạn liền trước và liền sau của nó. Trong giai đoạn này cây rừng vẫn có sự ra hoa kết quả và tăng trưởng về đường kính.

 Rừng già: Trữ lượng cây gỗ đạt tối đa. Có một vài cây gỗ già, chết. Tán cây thưa dần, cây rừng vẫn ra hoa kết quả nhưng chất lượng không tốt.

 Rừng quá già: Cây tầng cao ngừng trệ sinh trưởng, ra hoa quả ít, chống đỡ bệnh tật kém,có hiện tượng rỗng ruột và dễ dàng gãy đổ..

Bảng 2.6: Phân cấp độ tuổi rừng.

Cấp tuổi rừng Cây lá rộng, gỗ mềm

Cây lá kim và cây lá rộng gỗ cứng

Rừng tuổi cấp I (rừng non) 1 – 10 năm 1 – 20 năm Rừng tuổi cấp II (rừng sào) 11 – 20 năm 21 – 40 năm Rừng tuổi cấp III (rừng trung niên) 21 – 30 năm 41 – 60 năm Rừng tuổi cấp IV (rừng gần già) 31 – 40 năm 61 – 80 năm Rừng tuổi cấp V (rừng già) 41 – 50 năm 81 – 100 năm Rừng tuổi cấp VI (rừng quá già cỗi) Trên 50 năm Trên 100 năm

d) Cấu trúc mật độ

Cấu trúc mật độ phản ánh số cây trên một đơn vị diện tích. Phản ảnh mức độ tác động giữa các cá thể trong lâm phần. Mật độ ảnh hưởng đến tiểu hoàn cảnh rừng, khả năng sản xuất của rừng. Theo thời gian, cấp tuổi của rừng thì mật độ luôn thay đổi. Đây chính là cơ sở của việc áp dụng các biện pháp kỹ thuật lâm sinh trong kinh doanh rừng.

Một phần của tài liệu khảo sát hiện trạng và đề xuất giải pháp quản lý rừng ở trung tâm hòa an (Trang 31 - 33)