CÔNG TÁC QUẢN LÝ RỪNG Ở TRUNG TÂM HÒA AN

Một phần của tài liệu khảo sát hiện trạng và đề xuất giải pháp quản lý rừng ở trung tâm hòa an (Trang 76 - 79)

4.4.1.1. TRỒNG VÀ CHĂM SÓC RỪNG TRÀM

a) Trồng bằng phƣơng pháp cấy cây con

Phương pháp này áp dụng được ở tất cả các điều kiện, đặc biệt là những nơi có cỏ dày và cao hoặc nước đục, thối…

Cây con được mua về từ nơi khác.

Chuẩn bị đất trồng: Phải phát dọn thực bì trên mặt đất và nhận chìm thực bì trong mùa mưa. Sau khi loại bỏ thực bì, các loại cỏ rác trôi nổi trên mặt nước cần phải được thu dọn và gom lại để dọc bờ bao của lô trồng tràm.

Có 2 cách làm đất, đó là lên líp và không lên líp. Lên líp có tác dụng rửa phèn và chống ngập lụt. Phương pháp làm đất này tạo cho cây sinh trưởng tốt hơn, nhưng chi phí tốn kém rất nhiều so với chi phí trồng rừng không lên líp.

b) Công tác chăm sóc rừng

Mỗi năm, vào khoảng tháng 2 đến tháng 6, Trung tâm cùng một số người dân tổ chức thu gom lá khô trên các đường nước, tỉa các nhánh tràm, thu gom cây chết, tỉa bớt các loại dây leo và dọn vệ sinh. Đó là việc phải làm. Nhiều hộ dân sống xung quanh rất đồng tình với việc làm này.

Hình 4.16: Ngƣời dân tham gia dọn vệ sinh khu rừng tràm.

Cây rừng được tỉa thường dùng làm củi đốt cho người dân, lúc tỉa thưa rừng cũng loại bỏ cỏ dại mọc leo quanh cây rừng.

Vào mùa nước ngập (khoảng tháng 10 đến tháng 12) tiến hành thu dọn bã tràm để khai thông các rãnh nước.

Đồng thời, vận động người dân không đốt ong, đốt chuột, nướng cá trong rừng. Khi trung tâm có nhu cầu thì khai thác các loại tràm lớn tại các khu tràm trồng trong Trung tâm. Trong đó một phần cây tràm sẽ được bán và số tiền bán được sẽ được phục vụ lại cho việc quản lý và bảo vệ rừng tại đây.

4.4.1.2. MÔ HÌNH KHAI THÁC HỢP LÝ CÂY TRÀM

Mô hình khai thác và sử dụng tràm rộng rãi:  Năm 1: Trồng;

 Năm 2: Cấy;

 Năm 3: Tỉa thưa lần 1, phần cây từ việc tỉa thưa dùng làm củi;

 Năm 6: Tỉa thưa lần 2, được cừ loại 2 dùng làm củi, giàn leo cho hoa màu;  Năm 8 trở đi: Thu tràm cừ các loại;

 Từ 10 năm trở đi: Có thể thu tràm cột.

Trong điều kiện không sử dụng phân bón và thâm canh sau 8 năm trồng, đa số các cây tràm khi thu hoạch có đường kính thân khoảng 5 cm và có thể khai thác cho tràm cừ các loại. Và từ năm thứ 10-12 khai thác cho tràm cột.

Thu hoạch tràm vào mùa khô là tốt nhất đặc biệt là vào tháng 4, chồi sẽ tái sinh tốt. Đốn cách mặt đất 10-20 cm. Không đốt tràm sau khi thu hoạch. Nên rãi nhánh tràm đều trên mặt đất, lá tràm rụng xuống che phủ mặt đất hạn chế cỏ dại và tinh dầu của lá tràm có tác dụng xua đuổi 1 số côn trùng gây hại trên chồi non.

Nếu tràm không có khả năng tự đâm chồi và phát triển thì tiến hành trồng lại bằng cách cấy tràm con.

Hình 4.17: Khai thác tràm tại Trung tâm.

4.4.1.3. CÔNG TÁC PHÒNG CHÁY CHỮA CHÁY

Nguyên nhân chủ yếu của việc cháy rừng tràm là do thiếu kiểm soát cẩn thận, thường cháy tràm xuất hiện vào mùa khô, thiệt hại lớn nhất ở những nơi trồng tràm là không có hệ thống kênh mương hoàn chỉnh, không thu dọn vệ sinh lá khô vào mùa khô. Do đó, công tác phòng cháy chữa cháy (PCCC) là hết sức quan trọng trong việc quản lý rừng.

Tại Trung tâm Hòa An, với toàn bộ diện tích rừng đều ngập nước quanh năm, chỉ có khoảng 1-2 tháng vào mùa khô là khô nước. Mực nước thấp nhất khoảng 20 cm. Hàng năm, Trung tâm đều thuê nhân công dọn thực bì, bã tràm, khai thông các đường dẫn nước ở các khu trồng tràm.

Tại Trung tâm đã từng xảy ra vài vụ cháy rừng nhỏ, vì thế công tác PCCC được các cán bộ quản lý rất quan tâm.

Mỗi năm, có 2 đợt tập huấn PCCC cho các cán bộ ở Trung tâm và người dân xung quanh vùng.

Hiện nay, Trung tâm đã có hệ thống chữa cháy tương đối hoàn chỉnh.

Vào mùa khô, Trung tâm có lực lượng PCCC khoảng 5 người, có nhiệm vụ dọn thực bì, bã tràm, khai thông các đường dẫn nước và chuẩn bị sẵn 1 máy bơm dầu để bơm nước cho toàn hệ thống. Bên cạnh đó, thường xuyên tổ chức tuần tra các khu trồng tràm để phát hiện kịp thời khi có cháy rừng. Đồng thời, tuyên truyền để nâng cao ý thức người dân trong việc PCCC.

Hình 4.19: Áp phích tuyên truyền ở Trung tâm Hoà An.

Một phần của tài liệu khảo sát hiện trạng và đề xuất giải pháp quản lý rừng ở trung tâm hòa an (Trang 76 - 79)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(97 trang)