PHẦN HÓA PHI KIM LỚP 10 – NÂNG CAO
2.2. Những chú ý về PPDH
- Khi nghiên cứu phần phi kim, cần chú ý tổ chức các hoạt động học tập cho HS nhằm vận dụng triệt để các kiến thức cơ sở lí thuyết đó là:
+ Thuyết electron về cấu tạo nguyên tử. + Cấu tạo chất – liên kết hoá học.
+ Định luật tuần hoàn các nguyên tố hoá học. + Kiến thức về phản ứng oxi hoá khử.
- Trong quá trình dạy học phải làm sao giúp cho HS vận dụng triệt để các kiến thức lí thuyết và hình thành thói quen nghiên cứu một nhóm nguyên tố trên cơ sở lí thuyết chủ đạo nhằm giải thích sự biến thiên các tính chất của các đơn chất và hợp chất trong nhóm, đồng thời HS biết vận dụng kiến thức để dự đoán, giải thích sự biến đổi chất dựa trên mối liên hệ bản chất sau:
Cấu tạo Tính chất
Tính chất ứng dụng, phƣơng pháp điều chế.
- Ngoài ra, có thể dẫn dắt HS trên cơ sở vận dụng các kiến thức về tính chất các chất để hoàn thiện phát triển kiến thức lí thuyết đã học, cung cấp kiến thức mới cho HS.
- Tích cực sử dụng thí nghiệm hoá học tổ chức cho HS tham gia các hoạt động nghiên cứu, tự khám phá các tính chất của các chất (thí nghiệm HS).
* Để tích cực hoá hoạt động học tập của HS, cần lựa chọn đƣợc những nội dung thích hợp tổ chức cho HS phát hiện, GQVĐ thông qua việc xây dựng nên những "tình huống có vấn đề", từ đó bồi dƣỡng cho HS năng lực phát hiện và GQVĐ học tập và những vấn đề của cuộc sống. Với các vấn đề liên quan đến ứng dụng chất và vấn đề môi trƣờng cần sử dụng PPDH thích hợp. Các nội dung học tập đƣợc xây dựng thành các đề tài, dự án nhỏ để HS nghiên cứu, đề xuất các các GQVĐ đề một cách sáng tạo trên cơ sở hoạt động hợp tác trong nhóm nhỏ.
Trên cơ sở nội dung các kiến thức cần truyền đạt, những kĩ năng cần rèn luyện, ta có thể tạo ra các tình huống có vấn đề trong học tập theo các cách sau:
- Sử dụng những nội dung kiến thức cần truyền đạt để xây dựng những bài tập nhận thức, ví dụ: các câu hỏi tại sao? Các bài tập tự luận định tính: Giải thích các hiện tƣợng thực tiễn, bài tập nhận biết ...
- Dùng các thí nghiệm hoá học, đƣa ra các tình huống có vấn đề buộc HS phải giải quyết thông qua đó lĩnh hội kiến thức một cách tích cực, tự giác. Các tình huống đó có thể đƣợc xây dựng ở các dạng: Tình huống nghịch lí, tình huống tại sao, tình huống lựa chọn.
- Hƣớng dẫn HS GQVĐ trên cơ sở vận dụng các kiến thức đã có, trên cơ sở các thí nghiệm kiểm chứng, nghiên cứu.
Trong các hoạt động học tập trên thì việc tổ chức cho HS phát hiện vấn đề và GQVĐ là một trong những PP đƣợc đánh giá là tích cực, có hiệu quả cao.