Dạy HS GQVĐ đối với các bài học không sử dụng thí nghiệm.

Một phần của tài liệu Vận dụng phương pháp dạy học nêu và giải quyết vấn đề trong dạy học phần phi kim lớp 10 nâng cao (KL03364) (Trang 31 - 34)

các dung dịch sau: AgCl, AgNO3, AlCl3.

Từ kết quả thí nghiệm đi đến nhận xét: NH3 có khả năng tạo phức chất với dung dịch của một số ion kim loại khác nhƣ Ag+

, Zn2+.

1.2.5.2. Dạy HS GQVĐ đối với các bài học không sử dụng thí nghiệm. nghiệm.

Đối với những bài dạy hóa học mà các kiến thức thu nhận đƣợc bằng con đƣờng suy diễn, tổng hợp kiến thức và nếu làm thí nghiệm sẽ khó khăn hoặc không cần thiết, ta có thể xây dựng các tình huống dạy học nêu vấn đề và giải quyết các vấn đề đặt ra giúp HS đạt kết quả cao trong quá trình suy luận, nhận thức.

Khi dạy những dạng bài này GV cần hƣớng dẫn, rèn luyện cho HS biết phân tích, so sánh, đối chiếu để nêu bật đƣợc mối liên hệ bản chất của các kiến thức để dẫn đến tình huống có vấn đề mà việc GQVĐ này sẽ dẫn đến hình thành kiến thức mới.

Quy trình dạy học GQVĐ nhƣ sau: Bƣớc 1: Đặt vấn đề.

Thông qua hệ thống kiến thức đã học, GV yêu cầu HS phân tích, so sánh về các mối liên hệ giữa cấu tạo với tính chất vật lí, tính chất hoá học, cấu

tạo - tính chất - điều chế, cấu tạo - tính chất - trạng thái tự nhiên ... để phát hiện ra mâu thuẫn ( nảy sinh vấn đề nhận thức)

Bƣớc 2: Phát biểu vấn đề.

Bƣớc 3: Xác định phƣơng hƣớng - đề xuất giả thuyết.

Giáo viên có thể đƣa ra phƣơng hƣớng giải quyết, nêu giả thuyết hoặc đƣa ra các câu hỏi để HS tự đề xuất các giả thuyết.

Bƣớc 4: Lập kế hoạch và giải theo giả thuyết.

GV hƣớng dẫn HS nghiên cứu tài liệu, phân tích, tổng hợp, so sánh và trả lời các câu hỏi, phủ nhận điều này, xác nhận điều kia để đi đến thống nhất một vấn đề nào đó.

Bƣớc 5: Đánh giá và kết luận về lời giải.

GV kiểm tra về hệ thống câu trả lời về nội dung và logic lập luận để xác nhận giả thuyết đúng hay sai.

Bƣớc 6: Kiểm tra lại kiến thức và vận dụng.

Ví dụ: Khi giảng dạy chương oxi có thể đưa ra tình huống có vấn đề như sau: H2SO4 đặc có tác dụng làm khô nhiều chất, vậy có thể dùng H2SO4 đặc để làm khô khí H2S được hay không? HS phải tìm tòi đưa ra phương án đúng và giải thích cho cách lựa chọn của mình.

Quy trình hƣớng dẫn HS GQVĐ nhƣ sau: Bƣớc 1: Nêu vấn đề

- H2SO4 đặc có tác dụng làm khô nhiều chất do có tính háo nƣớc rất mạnh. Vậy khí H2S ẩm có thể làm khô bằng H2SO4 đặc đƣợc không?

Bƣớc 2: Xác định phƣơng hƣớng giải quyết. Nêu giả thuyết

GV hƣớng dẫn HS xác định hƣớng giải quyết dựa vào các câu hỏi sau: - Nguyên tắc làm khô một chất là gì?

- H2S có tính chất hoá học đặc trƣng là gì? Chất dùng làm khô H2S phải thoả mãn điều kiện gì?

- H2SO4 đặc có tính chất hoá học đặc trƣng gì?

- H2SO4 đặc có thoả mãn điều kiện để làm khô H2S hay không? Bƣớc 3: Lập kế hoạch và giải quyết giả thuyết.

Hƣớng dẫn HS giải quyết các vấn đề trên cơ sở các nội dung sau:

- Nguyên tắc làm khô một chất là: chất đƣợc dùng làm khô phải thoả mãn 2 điều kiện: Có tác dụng hút nƣớc (háo nƣớc), không phản ứng hoá học với chất đem làm khô.

- H2S có tính khử (do S có số oxi hoá- 2) và có tính axit yếu. Chất dùng làm khô H2S không thể có tính oxi hoá và tính bazơ.

- H2SO4 đặc ngoài tính háo nƣớc còn có tính oxi hoá mạnh do S+6

nên không thoả mãn điều kiện làm khô H2S.

Bƣớc 4: Đánh giá việc thực hiện kế hoạch giải

Việc thực hiện kế hoạch dựa trên cơ sở tính chất hoá học của H2S và H2SO4 đặc là đúng đắn và hợp logic.

Bƣớc 5: Kết luận, bổ sung, chỉnh lí

- H2S có tính khử nên không thể dùng H2SO4 đặc để làm khô đƣợc. - Muốn làm khô khí H2S ẩm ta dùng các chất làm khô trung tính nhƣ: CaCl2 khan.

Bƣớc 6: Mở rộng và hƣớng phát triển vấn đề

Yêu cầu HS làm bài tập sau: Dùng H2SO4 đặc làm khô đƣợc những chất nào trong các chất sau: H2, CO2, SO2, CH4, O2, CO?

Một phần của tài liệu Vận dụng phương pháp dạy học nêu và giải quyết vấn đề trong dạy học phần phi kim lớp 10 nâng cao (KL03364) (Trang 31 - 34)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(102 trang)