6. Cấu trúc luận văn
2.1.1. Phù hợp với yêu cầu và tiêu chí đổi mới PPDH môn Toán ở trường THPT
Khi nói về phương thức giáo dục con người, nhà văn người Nhật Kakura nhận xét: “Con người không phải là cái bình nước cần được đổ đầy, mà là một ngọn đèn cần được thắp sáng”. Đây là một quan niệm tiến bộ về con người, về phương thức giáo dục. Theo quan niệm đó, người thầy không chỉ là người đổ dầu truyền đạt tri thức mà còn là người thắp lửa, khai sáng, khơi dậy ở mỗi HS ngọn lửa của tri thức, của niềm đam mê và khát vọng sáng tạo không bao giờ tắt.
Theo xu hướng HĐ hóa của xã hội, giáo dục đã tiến hành đổi mới. Quá trình DH môn Toán ở trường THPT cũng không nằm ngoài quy luật ấy. Chúng ta phải tiến hành đổi mới PPDH và đưa ra những BPSP phù hợp với điều kiện và tình hình cụ thể trong DH bộ môn Toán ở trường phổ thông, trước hết là phục vụ nhiệm vụ đổi mới của nền giáo dục Việt Nam, đưa nền giáo dục nước ta dần hội nhập với các nền giáo dục trong khu vực và trên thế giới. Đây là một trong những yêu cầu quan trọng hàng đầu của việc định hướng xây dựng các BPSP để nâng cao hiệu quả DH Toán THPT.
Không chỉ có thế, việc định hướng xây dựng các BPSP trong DH Toán còn nhằm mục đích gợi động cơ học tập tích cực, khơi dậy niềm tin của HS trong học tập. Nghĩa là với sự tổ chức, định hướng của GV, HS tự mình phát hiện và chiếm lĩnh tri thức. Từ thế bị động, HS dành quyền chủ động trong HĐ học. Các em sẽ năng động hơn và tích cực tham gia vào quá trình chiếm lĩnh tri thức của mình. Khi đó những tri thức mà HS lĩnh hội được sẽ là của chính các em, lưu lại trong trí nhớ và khi cần các em chủ động huy động kiến thức đó phục vụ chính bản thân mình. Như thế chắc chắn HS sẽ tự tin, hứng thú với việc học toán, không còn tâm lý e ngại, lảng tránh bộ môn.
Toán học là một môn khoa học đòi hỏi tư duy lôgic sâu sắc, chính xác. Tri thức toán học trong chương trình THPT rất phong phú và phức tạp. Đổi mới PPDH toán hiện nay gắn với mục tiêu chung của đổi mới giáo dục. Đó là tập trung phát triển năng lực của người học. Thực trạng đã nêu ở chương 1 về việc dạy và học TH-XS ở
miền núi còn nhiều hạn chế, tồn tại, trong đó có vấn đề năng lực hiểu và nhất là năng lực vận dụng kiến thức TH-XS ở HS còn yếu. Với những HS yếu kém thì đây là vấn đề cần thiết phải khắc phục. Vì vậy, các biện pháp của đề tài bám sát, phù hợp với yêu cầu đổi mới PPDH hiện nay.
2.1.2. Phù hợp với đối tượng HS THPT miền núi
HS các trường THPT miền núi mang đầy đủ những đặc điểm của HS THPT nói chung, tuy nhiên trong các em lại tồn tại những đặc điểm khác biệt nhất định. Vì thế chúng ta không thể sử dụng tất cả các biện pháp giáo dục như đối với HS THPT trong cả nước nói chung, mà phải có sự chọn lựa và sử dụng các BPSP phù hợp.
HS THPT miền núi chiếm đa phần là con em các dân tộc thiểu số, lối tư duy thụ động khá phổ biến, một số lượng không ít HS thuộc diện hộ nghèo được nhà nước hỗ trợ gạo và kinh phí học tập sinh hoạt, vì thế động cơ học tập của nhiều HS không tốt. Khi đi học, các em không chịu khó học tập và phấn đấu vươn lên trong cuộc sống. Khi gặp khó khăn trở ngại bất kỳ, nhiều em sẵn sàng từ bỏ hoặc chờ đợi sự giúp đỡ của GV. Điều này ảnh hưởng không nhỏ đến quá trình DH của thầy và trò ở trường THPT miền núi.
Hơn nữa, với trình độ nhận thức còn hạn chế, nhiều HS đã học đến THPT nhưng khả năng diễn đạt ngôn ngữ rất kém, kỹ năng tính toán cũng rất sơ sài và chậm, kiến thức bộ môn nhiều “lỗ hổng” đi kèm với tâm lý mặc cảm, tự ti và buông xuôi nên chúng ta không thể vận dụng tất cả các BPSP như DH với đối tượng HS THPT nói chung. Làm như thế chắc chắn hiệu quả của quá trình DH sẽ không cao, đôi khi phản tác dụng.
Trước những điểm riêng biệt ấy người GV Toán THPT phải tìm tòi, lựa chọn những BPSP phù hợp với HS của mình thì mới mong có được kết quả học tập tốt.