Tổng quan về đòn bẩy tài chính, đòn bẩy hoạt động và đòn bẩy tổng hợp

Một phần của tài liệu báo cáo thực tập cơ sở ngành kinh tế Công ty TNHH Hoàng Anh (Trang 46)

- Phân loại vốn theo nguồn hình thành

2.7.1.Tổng quan về đòn bẩy tài chính, đòn bẩy hoạt động và đòn bẩy tổng hợp

2.7. Những vấn đề về đòn bẩy tài chính, doanh lợi và rủi ro của công ty TNHH Hoàng Anh. công ty TNHH Hoàng Anh.

Hầu hết các doanh nghiệp đều muốn làm sao để tối đa hóa lợi nhuận, giảm thiểu chi phí và hạn chế rủi ro đến mức thấp nhất. Nhưng để làm được điều đó không dễ, đòi hỏi nhà quản trị phải am hiểu kiến thức chuyên môn và khả năng áp dụng chúng trong quá trình hoạt động của Công ty. Trong điều kiện nguồn lực của Công ty là hữu hạn cho nên ban lãnh đạo doanh nghiệp phải luôn cân nhắc, tính toán, lựa chọn những giải pháp cho một vấn đề, phương án thực hiện cho một công việc dự định sao cho chi phí bỏ ra thấp nhất, trong thời gian cho phép nhưng đạt được doanh thu cao nhất và lợi nhuận thu được ở mức tối đa, tức là đồng nghĩa với việc hạn chế tới mức thấp nhất những rủi ro có thể xảy ra.

Trong doanh nghiệp thường có hai loại rủi ro là: rủi ro kinh doanh và rủi ro tài chính. Vấn đề đặt ra là để hạn chế được rủi ro này, đòi hỏi các nhà quản lý tài chính phải thật am hiểu những vấn đề cơ bản và mối quan hệ gắn bó hữu cơ giữa các yếu tố: đòn bẩy, rủi ro kinh doanh, rủi ro tài chính, điểm hòa vốn, độ nghiêng đòn bẩy kinh doanh, độ nghiêng đòn bẩy tài chính, độ nghiêng đòn bẩy tổng hợp Thông qua phân tích tác động qua lại giữa các yếu tố trên, các nhà quản trị sẽ đánh giá đúng đắn nhất kết quả hoạt động kinh doanh, tìm ra điểm tựa làm đòn bẩy doanh lợi lên cao, khai thác khả năng tiềm tàng của doanh nghiệp, đồng thời có biện pháp thích hợp hạn chế đến mức thấp nhất những tổn thất do rủi ro mang lại. Chính vì thế, trong hoạt động sản xuất kinh doanh của một doanh nghiệp thì vấn đề: Tác động đòn bẩy lên doanh lợi và rủi ro của doanh nghiệp đã trở thành một đề tài thu hút được sự quan tâm của nhiều người, đặc biệt là các nhà quản trị tài chính. Trong môi trường cạnh tranh gay gắt ngày nay thì việc am hiểu và sử dụng hợp lý tác động của đòn bẩy lên doanh lợi và rủi ro của doanh nghiệp sẽ là một lợi thế lớn.

2.7.1. Tổng quan về đòn bẩy tài chính, đòn bẩy hoạt động và đòn bẩy tổng hợp. hợp.

Đòn bẩy trong kinh tế doanh nghiệp được giải thích bằng một sự gia tăng rất nhỏ về sản lượng (hoặc doanh thu) có thể đạt được một sự gia tăng rất lớn về lợi nhuận. Một trong những đòn bẩy được các doanh nghiệp thường sử dụng là đòn bẩy kinh doanh và đòn bẩy tài chính.

2.7.1.1 Đòn bẩy kinh doanh: là sự kết hợp giữa chi phí cố định và chi phí biến đổi trong việc điều hành doanh nghiệp.. Khi đòn bẩy kinh doanh cao, chỉ cần một sự thay đổi nhỏ về sản lượng tiêu thụ cũng làm thay đổi lớn về lợi nhuận.Độ lớn của đòn bẩy kinh doanh tồn tại trong doanh nghiệp ở mức độ sản lượng cho sẵn được tính theo công thức:

Độ lớn của đòn bẩy kinh doanh (DOL)

==

Tỷ lệ thay đổi lợi nhuận trước thuế và lãi vay Tỷ lệ thay đổi sản lượng tiêu thụ

Trong đó:

Tỷ lệ thay đổi lợi nhuận trước thuế và lãi vay =

Chênh lệch giữa lợi nhuận trước thuế và lãi vay kỳ phân tích so với kỳ gốc

Tỷ lệ thay đổi sản lượng

tiêu thụ =

Chênh lệch giữa sản lượng tiêu thụ kỳ phân tích so với kỳ gốc

Sản lượng tiêu thụ kỳ gốc

Đòn bẩy kinh doanh là công cụ được các nhà quản lý sử dụng để gia tăng lợi nhuận. Trong các doanh nghiệp trang bị tài sản cố định hiện đại, định phí rất cao, biến phí rất nhỏ thì sản lượng hoà vốn rất lớn. Tuy nhiên, một khi đã vượt quá điểm hoà vốn, đòn bẩy kinh doanh sẽ rất lớn. Do đó, chỉ cần một sự thay đổi rất nhỏ của sản lượng cũng đã làm lợi nhuận gia tăng rất lớn. Từ đó, ta có công thức đo lường sự tác động của đòn bẩy kinh doanh với sự gia tăng lợi nhuận như sau:

Tỷ lệ gia tăng lợi nhuận

trước thuế và lãi vay =

Độ lớn của đòn

bẩy kinh doanh x

Tỷ lệ thay đổi về sản lượng tiêu thụ

Cần lưu ý rằng:Đòn bẩy kinh doanh như "con dao hai lưỡi", chúng ta biết đòn bẩy kinh doanh phụ thuộc vào định phí. Nhưng khi chưa vượt quá điểm hoà vốn, ở cùng một mức độ sản lượng thì doanh nghiệp nào có định phí càng cao, lỗ càng lớn.

Điều này giải thích tại sao các doanh nghiệp phải phấn đấu để đạt được sản lượng hoà vốn. Khi vượt quá điểm hoà vốn thì đòn bẩy kinh doanh luôn luôn dương và nó ảnh hưởng tích cực tới sự gia tăng lợi nhuận.

2.7.1.2 Đòn bẩy tài chính

Đòn bảy tài chính là khái niệm dùng để chỉ sự kết hợp giữa nợ phải trả và vốn chủ sở hữu trong việc điều hành chính sách tài chính của doanh nghiệp. Như vậy, độ lớn của đòn bẩy tài chính được xem như là tỷ lệ thay đổi của tỷ suất lợi nhuận sau thuế trên vốn chủ sở hữu phát sinh do sự thay đổi của lợi nhuận trước thuế và lãi vay.

DFL = Tỷ lệ thay đổi về tỷ suất lợi nhuận sau thuế trên vốn CSH Tỷ lệ thay đổi lợi nhuận trước thuế và lãi vay

Trong đó: Tỷ lệ thay đổi

về tỷ suất =

Chênh lệch giữa tỷ suất lợi nhuận sau thuế trên vốn chủ sở hữu kỳ phân tích so với kỳ gốc

Tỷ suất lợi nhuận sau thuế trên vốn chủ sở hữu kỳ gốc Tỷ lệ thay đổi lợi (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

nhuận trước thuế và =

Chênh lệch giữa lợi nhuận trước thuế và lãi vay kỳ phân tích so với kỳ gốc

Lợi nhuận trước thuế và lãi vay kỳ gốc

Cũng như sử dụng đòn bẩy kinh doanh, sử dụng đòn bẩy tài chính như sử dụng "con dao hai lưỡi". Nếu tổng tài sản không có khả năng sinh ra một tỉ lệ lợi nhuận đủ lớn để bù đắp các chi phí tiền lãi vay phải trả thì tỷ suất lợi nhuận sau thuế trên vốn chủ sở

hữu bị giảm sút. Vì phần lợi nhuận do vốn chủ sở hữu làm ra phải dùng để bù đắp sự thiếu hụt của lãi vay phải trả.

Khái niệm đòn bảy tài chính cung cấp cho các nhà phân tích một công cụ quan trọng để dự kiến tỷ suất lợi nhuận sau thuế trên vốn chủ sở hữu. Cần lưu ý là khi lợi nhuận trước thuế và lãi vay không đủ lớn đẻ trang trải lãi vay thì tỷ suất lợi nhuận sau thuế trên vốn chủ sở hữu bị giảm sút. Nhưng khi lợi nhuận trước thuế và lãi vay đủ lớn thì chỉ cần sự gia tăng nhỏ về lợi nhuận trước thuế và lãi vay đã có sự gia tăng lớn về tỷ suất lợi nhuận sau thuế trên vốn chủ sở hữu.

2.7.1.3 Đòn bẩy tổng hợp

Đòn bẩy kinh doanh phản ánh mối quan hệ giữa chi phí cố định và chi phí biến

đổi. Những đòn bẩy kinh doanh chỉ tác động tới lợi nhuận trước thuế và lãi vay, bởi lẽ tỷ số nợ không ảnh hưởng tới độ lớn của đòn bẩy kinh doanh.

Còn độ lớn của đòn bẩy tài chính chỉ phụ thuộc vào tỷ số mắc nợ, không phụ thuộc vào kết cấu chi phí cố định và chi phí biến đổi của doanh nghiệp. Do đó, đòn bẩy tài chính tác động tới lợi nhuận sau thuế và lãi vay. Vì vậy, khi ảnh hưởng của đòn bẩy kinh doanh chấm dứt thì ảnh hưởng của đòn bẩy tài chính sẽ thay thế để khuếch đại doanh lợi vốn chủ sở hữu khi doanh thu thay đổi. Vì lẽ đó người ta có thể kết hợp đòn bẩy kinh doanh và đòn bẩy tài chính thành một đòn bẩy tổng hợp.

DTL = DFL x DOL

Từ công thức đòn bẩy tổng hợp chúng ta có một nhận xét: Một quyết định đầu tư vào TSCĐ và tài trợ cho việc đầu tư đó bằng vốn vay (trái phiếu, vay ngân hàng…) sẽ cho phép xác định một cách chính xác sự biến động của doanh thu ảnh hưởng như thế nào tới lợi nhuận của chủ sở hữu.

2.7.2. Tác động của đòn bẩy tài chính lên doanh lợi của công ty

2.7.2.1. Các chỉ tiêu chủ yếu đánh giá hiệu quả sử dụng đòn bẩy tài chính của công ty.

Doanh lợi trên VCSH : ROE = EAT/ VCSH. Qua tính toán ta có bảng sau

Bảng 2.24: Tổng hợp chỉ tiêu ROE năm 2011-2012 của công ty

Chỉ tiêu ĐVT Năm 2011 Năm 2012

Lợi nhuận sau thuế Nghìn đồng 442.700 941.233

Vốn CSH Nghìn đồng 6.158.787 7.076.215

ROE % 7,2 13.3

Trong năm 2012, thu nhập trên vốn chủ sỏ hữu là 13,3% cao hơn năm 2011 là 7,2% do tốc độ gia tăng của lợi nhuận sau thuế nhanh hơn tốc độ tăng của vốn chủ sở hữu. Diều này cho thấy hiệu quả sử dụng vốn nói chung và vốn chủ sở hữu của công ty nói riêng của công ty đã và đang tăng lên.Khả năng sinh lời của vốn chủ sở hữu tăng lên là do nhiều nguyên nhân, một trong những nguyên nhan sâu xa là do độ bẩy của đòn bẩy tài chính của công ty trong năm 2012 mạnh hơn so với năm 2011.

ROA = EAT / ∑ TS

Qua tính toán ta có bảng sau

Bảng 2.25: Tổng hợp chỉ tiêu ROA năm 2011-2012 của công ty

Chỉ tiêu ĐVT Năm 2011 Năm 2012

Lợi nhuận sau thuế Nghìn đồng 442.700 941.233 Tổng tài sản Nghìn đồng 37.587.563 43.179.714

ROA % 1,18 2,18

Do biết cách sử dụng vốn vay hiệu quả nên chỉ tiêu lợi nhuện trên tổng tài sản của công ty đã tăng đáng kể. Năm 2012 ROA đạt 2.18% trong khi đó năm 2011 chit tiêu này chỉ có 1,18%. Điều này đạt được là do tốc độ tăng của lợi nhuận sau thuế nhanh hơn tốc độ tăng của tổng tài sản.

Độ lớn của đòn bẩy tài chính của công ty.

DFL = ∆EPS (ROE) /∆ EBIT = EBIT / EBIT - I (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

Do công ty chưa cổ phần hóa nên về 1 khí cạnh nào đó tỷ suất sinh lời trên vốn chủ sở hữu (ROE) được coi như thu nhập trên vốn cổ phần thường (EPS). Nên trong công thức trên ta có thể khái niêm độ bẩy của đòn bẩy tài chính như là mức độ thay đổi của thu nhập trên một đồng vốn chủ sở hữu khi thu nhập trước thuế và lãi vay thay đổi 1%. Ta có thể tính DFL năm 2012 của công ty như sau:

∆ROE =( ROE2012 – ROE2011) / ROE2011 = (13,3 – 7,2) / 7,2 = 0,85.

∆ EBIT = (EBIT2012 – EBIT2011) / EBIT2011 = (3.354.997 – 2.690.267) / 2.690.267

= 0,25.

=> DFL = 0,85 / 0,25 = 3,4.

Khả năng thanh toán lãi vay.

Khả năng thanh toán lãi vay = EBIT / lãi vay.

Từ công thức và số liệu thu thập được, ta có bảng sau:

Bảng 2.26: Bảng chỉ tiêu khả năng thanhtoán lãi vay của công ty năm 2011-2012

Chỉ tiêu ĐVT Năm 2011 Năm 2012

EBIT Nghìn đồng 2.690.267 3.354.997

Lãi vay Nghìn đồng 1.732.700 2.110.332

Khả năng thanh toán lãi vay Lần 1,55 1,59 Khả năng thanh toán lãi vay của công ty thấp chỉ có 1,59 năm 2012. Nói cách khác, thu nhập của doanh nghiệp cao gấp 1,59 lần chi phí trả lãi. Khả năng thanh toán lãi vay

thấp cho thấy một tình trạng nguy hiểm, suy giảm trong hoạt động kinh tế có thể làm giảm Lãi trước thuế và lãi vayxuống dưới mức nợ lãi mà công ty phải trả, do đó dẫn tới mất khả năng thanh toán và vỡ nợ. Tuy nhiên rủi ro này được hạn chế bởi thực tế. Lãi trước thuế và lãi vay không phải là nguồn duy nhất để thanh toán lãi. Công ty cũng có thể tạo ra nguồn tiền mặt từ khấu hao và có thể sử dụng nguồn vốn đó để trả nợ lãi. Những gì mà công ty cần phải đạt tới là tạo ra một độ an toàn hợp lý, bảo đảm khả năng thanh toán cho các chủ nợ của mình.

2.7.1.2. Rủi ro tài chính của công ty

Một là, rủi ro về cân đối dòng tiền: Do thiếu tiền, việc mua nguyên liệu, vật liệu,

nhiên liệu... phục vụ cho sản xuất kinh doanh có thể bị dừng lại, dẫn đến ngừng sản xuất, kinh doanh; tiền lương của công nhân và các khoản vay (nếu có) không được trả đúng hạn ảnh hưởng lớn tới uy tín của công ty. Ở bất kỳ doanh nghiệp nào cũng xảy ra mất cân đối tạm thời và công ty Hoàng Anh cũng không phải là ngoại lệ do việc thu hồi các khoản nợ phải thu không đúng kế hoạch; việc góp vốn không được thực hiện đúng cam kết... Mất cân đối tạm thời về dòng tiền có thể khắc phục được bằng nhiều biện pháp và hậu quả thường không lớn. Mất cân đối dài hạn xảy ra do những nguyên nhân quan trọng như: phần định phí trong tổng chi phí của công ty quá lớn; vốn lưu động tự có quá ít; nợ khó đòi tăng lên; doanh thu chưa bù đắp đủ các khoản chi phí thường xuyên,

Hai là, rủi do về lãi suất tiền vay: Để phục vụ kinh doanh, đầu tư, công ty Hoàng

Anh phải sử dụng vốn vay. Do đó, lãi suất tiền vay - chi phí sử dụng vốn - trở thành bộ phận cấu thành quan trọng trong chi phí sản xuất kinh doanh và đầu tư của công ty. Khi lập kế hoạch kinh doanh và dự án đầu tư, lãi suất tiền vay đã được dự tính. Song, có rất nhiều nhân tố nằm ngoài tầm kiểm soát của doanh nghiệp tác động đến lãi suất tiền vay.

Ba là, rủi ro về sức mua của thị trường : Sức mua của thị trường là nhân tố quyết

định khả năng tiêu thụ hàng hóa của công ty và do đó, nó cũng quyết định dòng tiền vào công ty. Song, sức mua của thị trường lại phụ thuộc vào khả năng thanh toán. Tình hình kinh tế thay đổi dẫn đến công ty không thể dự báo trước được khả năng thanh toán của bản than cũng như của khách hàng. Vì vậy, công ty sẽ không kiếm soát được dòng tiền của một cách chính xác nhằm cá những biện pháp phù hợp trong từng trường hợp.

Năm là, rủi ro về khả năng tái đầu tư: Muốn phát triển bền vững, quá trình sản

xuất, kinh doanh của công ty phải diễn ra liên tục, vòng sau phải cao hơn vòng trước. Đó chính là quá trình tái đầu tư. Nguồn vốn để tái đầu tư là quỹ khấu hao, lợi nhuận thu được từ quá trình sản xuất kia doanh trước đó. Công ty sẽ không thể hoạt động liên tục, quy mô kinh doanh bị thu hẹp nếu khả năng tái đầu tư thấp. Nếu điều đó xẩy ra trong một thời gian dài, công ty có thể sẽ "biến mình trên thị trường.

2.7.3. Các giải pháp đưa ra nhằm tăng doanh lợi bằng cách nâng cao hiệu quả sử dụng đòn bẩy tài chính và hạn chế rủi ro của công ty.

2.7.3.1. Các biện pháp hạn chế rủi ro của công ty.

Nguyên nhân xảy ra các rủi ro về tài chính doanh nghiệp có ở tầm vi mô - hay là công tác quản trị của bản thân các doanh nghiệp và cả ở tầm vĩ mô - hay là những biến động trong phạm vi toàn bộ nền kinh tế quốc dân. Vì vậy, phòng ngừa rủi ro từ việc quản trị và điều hành hàng ngày phải được coi là nhiệm vụ đặc biệt quan trọng trong việc quản từ các rủi ro đối với công ty. Với nhiệm vụ đặc biệt quan trọng này, công ty cần thực hiện những biện pháp sau đây.

- Thận trọng là việc xem xét, cân nhắc, phán đoán cần thiết để lập các ước tính trong kinh doanh, đầu tư.

Nguyên tắc thận trọng đòi hỏi:

+ Phải lập các khoản dự phòng nhưng không tạp quá lớn;

+ Không đánh giá cao hơn giá trị của các TS và các khoản thu nhập; +Không đánh giá thấp hơn giá trị của các khoản nợ phải trả và chi phí; (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

+Doanh thu và thu nhập chỉ được ghi nhận khi có bằng chứng chắc chắn về khả năng thu được lợi ích kinh tế, còn chi phí phải được ghi nhận khi có bằng chứng về khả năng

Một phần của tài liệu báo cáo thực tập cơ sở ngành kinh tế Công ty TNHH Hoàng Anh (Trang 46)