- Vai trò của quản lý lao động .
Việc quản lý lao động hợp lý , khoa học , phù hợp với điều kiện của xí nghiệp sẽ góp phần tăng năng suất lao động , cải thiện điều kiện làm việc và tăng thu nhập
cho người lao động .
Tổ chức lao động tốt sẽ tạo điều kiện thuận lợi cho người lao động nâng cao trình độ văn hoá , chuyên môn , sử dụng triệt để thời gian lao động nhờ đó tăng năng suất lao động và nâng cao chất lượng sản phẩm . Tổ chức và quản lý lao động có tác dụng tốt hơn đối với việc sử dụng hiệu quả yếu tố vật chất cuả quá trình sản xuất đảm bảo cho quá trình tiến hành một cách hợp lý ăn khớp nhịp nhàng .
Mối quan hệ giữa lao động và tiền lương .
Lao động và tiền lươngcó mối quan hệ chặt chẽ với nhau như một thể thống nhất không thể tách rời và mối quan hệ chặt chẽ này được biểu hiện như sau :
Trường hợp người lao động là người làm thuê thì người chủ có thể trực tiếp ( hoặc thông qua những người giúp việc ) đánh giá lao động của người làm thuê và thoả thuận về tiền công . Khi tồn tại thị trường tự do cạnh tranh , cả chủ và thợ đều không thể gây áp lực cho nhau và tiền công sẽ hình thành ơr mức cân bằng cung - cầu về lao động . Một điểm quan trọng cần nhấn mạnh ở đây là sự kiểm soát chặt chẽ lao động từ phía chủ thuê lao động . Họ là người trả tiền và họ tìm cách kiểm soát lao động thuê . Người làm thuê cũng thấy cần có trách nhiệm làm tốt công việc được giao . Họ hiểu rằng nếu không làm tốt , họ sẽ bị mất việc làm , hoặc thay đổi công việc tồi hơn , cắt giảm lương ... và nếu là tốt , họ có thể đánh giá tốt và có thể được trả công cao...
Do đó, tiền lương là một yếu tố đầu vào của sản xuất , nếu donh nghiệp ( chủ thuê lao động ) sử dụng không hợp lý sẽ lãng phí lao động , làm giảm lợi nhuận. Trong doanh nghiệp thì người quản lý phải phân công lao động hợp lý, người nào việc ấy , đúng chuyên môn trình độ điều này sẽ làm tăng năng suất lao động và tiết kiệm được quĩ lương . Còn tiền công được trả trên cơ sở người lao động làm được gì , chứ không phải người đó có bằng cấp gì .
2.4.1. Cơ cấu lao động của doanh nghiệp.2.4.1.1. Theo giới tính: 2.4.1.1. Theo giới tính:
Bảng 2.6. Bảng cơ cấu lao động theo giới tính
Nhóm tuổi Năm 2011 Năm 2012 Tỷ trọng Nam(%)
Nam Nữ Nam Nữ 2011 2012 18 - 25 31 18 50 30 62.27 62,5 26 – 35 116 40 121 41 74,36 74,69 36 - 56 35 15 45 21 70 68,18 Tổng 255 308 Nguồn: phòng nhân sự
Do tính chất ngành nghề trong Công ty là hoạt động sản xuất trong lĩnh vực xây dựng nên công việc rất nặng nhọc, phù hợp với lao động nam, chính vì thế tỷ lệ lao động nam trong Công ty chiếm đa số, đây là điều hợp lý để nâng cao năng suất lao động.
Về độ tuổi, ta thấy độ tuổi từ 26 – 35 chiếm đa số 61,18%(2011) 52,6% (2012) . Đây là độ tuổi không phải già cũng không phải trẻ, họ là những người có tinh thần lao động cao và là người có nhiều kinh nghiệm trong lao động vì vậy sản phẩm làm ra có năng suất cao. Mặt khác ta cũng thấy lao động cũng đang dần được trẻ hóa, độ tuổi từ 18 – 25 ngày càng nhiều, cụ thể năm 2011 chiếm 19,22% và năm 2012 tăng lên 26%. Đây là 1 hướng đi đúng. Công ty đã trẻ hóa đội ngũ lao động nhưng không thực hiện 1 cách đại trà mà làm theo từng bước nhất định sao cho họ có thể làm quen với công việc một cách hiệu quả nhất.
2.4.1.2. Theo chuyên môn
Bảng 2.7. Bảng cơ cấu lao động theo chuyên môn.
STT Chỉ tiêu Năm 2011 Năm 2012 2012/ 2011(%)
1 Tổng số lao động 255 308 120.78 2 Đại học 22 27 122,73 3 Cao đẳng 9 12 133,33 4 Trung cấp 70 67 95,71 5 Công nhân 154 202 131,17 Nguồn: Phòng nhân sự
Qua bảng 2.6 ta thấy có sự thay đổi trong cơ cấu lao động. Số lao động Đại học, Cao đẳng và công nhân có tay nghền cao tăng lên thể hiện được cách nhìn đúng đắn của ban lãnh đạo công ty nhưng nhìn chung mức tăng đó không đáng kể. Đây là một hạn chế mà công ty gặp phải, họ không muốn tạo ra sự nguy hiểm cho mình khi tuyển những sinh viên Đại học, Cao đẳng chưa có kinh nghiệm. Nhưng hy vọng những năm tới Ban lãnh đạo có những đột pha mới, tóa bạo hơn trong việc thay đổi cơ cấu lao động để nâng coa hơn nữa hiệu quả kinh doanh.
2.4.2. Phương pháp xây dựng định mức lao động cho một sản phẩm cụ thể.
Như đã nói ở trên, doanh thu của công ty có tỷ trọng lớn la doanh thu từ việc tiêu thụ gạch Terrazzo. Đây là sản phẩm chính của công ty đem lại nguồn thu lợi nhuận lớn. Vì vậy số công nhân viên làm ở nhà máy này chiếm đa số. Do đó, chúng ta sẽ đưa ra phương pháp xây dựng định mức lao động cho sản phẩm chính này.
Trong công ty hiện tại có mức số nguoif làm công tác quản lý là 15,58% (Bảng 1.1) so với tổng số CBCNV. Tổng chi phí công nghệ ( TCN) cho 1 đơn vị sản phẩm gạch Terrazzo là 0,24h – người ?/ m2. Tổng chi phí phục vụ (TPV) cho 1 đơn vị sản phẩm là 0,36h – người / m2. Để xác định mức lao động tổng hợp (TSP) cho 1 đơm vị sản phẩm, ta phải tính KQL.
KQL = K1/(100 – K1) = 15,58/(100- 15,58) = 0,185 TQL = TPV x KQL = (0,24+ 0,36) x 0,185 = 0,111 (h – người / m2) TSP = TCN + TPV + TQL = 0,24 + 0,36 + 0,111 = 0,711 (h – người / m2)
Để đảm bảo chất lượng định mức lao động trước khi ban hành và đăng kí với cơ quan có thẩm quyền, Công ty phải áp dụng thử các định mức lao động mới xây dựng hoặc mới điều chỉnh. Nếu định mức thực tế nhỏ hơn 90% mức lao đọng được giao thì xem xét điều chỉnh hạ định mức lao động được giao. Ngược lại thì điều chỉnh tăng định mức lao động được giao.
Cđc (%) = Tth / Tđm x 100%
Trong đó: Tth : Là định mức lao động thực tế thực hiện của công ty Tđm : Là định mức lao động theo quy định của công ty Những tài liệu cần có để đánh giá, phân tích định mức lao đọng: + Giấy thanh toán làm thêm giờ
+ Phiếu xác nhận tăng, giảm mức thực hiện của người lao động + Thống kê năng suất lao động
+ Thống kê tình hình sử dụng thời gian lao động + Bảng chấm công.
2.4.3. Năng suất lao động chung của công ty.
Năng suất lao động là chỉ tiêu phản ánh sử dụng đồng bộ các yếu tố hợp thành năng lực sản xuất trong doanh nghiệp.
Năng suất lao động = Tổng doanh thu / Tổng số lao động
Bảng 2.8. Bảng năng suất lao động của công ty qua 2 năm 2011 và 2012.
TT Chỉ tiêu ĐVT Năm 2011 Năm 2012 2012/2011
(%) 1 Tổng doanh thu 1000 đ 36.057.500 47.925.000 127,79
2 Số công nhân sản xuất Người 255 308 120,78
3 Số ngày làm việc bình quân ngày 303 303 100
4 Số giờ làm việc bình quân Giờ 8 8 100
5 NSLĐ bình quân giờ 1000Đ/ giờ 58,33 64,20 110,06 6. NSLĐ bình quân ngày 1000Đ / ngày 446,67 513,53 114,97 7 NSLĐ bình quân năm 1000Đ / năm 141,41 155,60 110,04
Nguồn: Phòng Tài chính – kế toán
Qua bảng 2.7 ta thấy năng suất lao động năm sau cao hơn năm trước chứng tỏ có sự chuyển biến trong hoạt động sản xuất kinh doanh của công ty đồng thời thể hiện được
trình độ tay nghề của công nhân được nâng lên, công nhân có tinh thần trách nhiêm cao hơn trong công việc. Thành công đó có sự góp phần quan trọng của sự quản lý khoa học của đội ngũ cán bộ trong công ty và đặc biệt họ biết đánh vào tâm lý của công nhân bằng vật chất để kích thích hộ lao động với tinh thần cao nhất. Chính vì điều này đã mang lại cho công ty những kết quả hết sức khả quan khi mà tổng doanh thu năm sau cao hơn năm trước, chênh lệch về trình độ tay nghề ngày càng thu hẹp.
2.4.4. Tổng quỹ lương của công ty2.4.4.1. Phạm vị và đối tượng áp dụng. 2.4.4.1. Phạm vị và đối tượng áp dụng.
Quy chế trả luong cho người lao động tại công ty TNHH Hoàng Anh nhằm quy định các nguyên tắc, nội dung về quản lý tiền lương, thống nhất sử dụng và phân phối tiền lương, từng bước gắn tiền lương với thu nhập của người lao động với kết quả thực hiện công việc với chức danh công việc đảm nhiệm phù hợp với chủ trương, chính sách quy định hiện hành của nhà nước.
Đối tượng án dụng: Toàn thể CBCNV – Lao động toàn công ty, bao gồm: + Cán bộ lãnh đạo quản lý
+ Lao động làm việc với hình thức hợp đồng lao động không xác định thời hạn. + Lao động làm việc với hình thức hợp đồng thời vụ, thử việc.
2.4.4.2. Phương pháp xác định tổng quỹ lương
• Mức lương tối thiểu chung :1050.000 đồng / người.
Hệ số điều chỉnh theo vùng k1 = 0,1 ( không phải thành phố loại I và loại II) Hệ số điều chỉnh theo ngành k2 = 1.
• Hệ số điều chỉnh tăng thêm của công ty K = k1 + k2 = 1,1. • Hệ số cấp bậc công việc bình quân( Hcb) = 2,84 (Phòng nhân sự) => Quỹ tiền lương kế hoạch năm 2012 :
Tổng quỹ lương = 308 x 1.050 x 2,84 x 12 = 11.021.4729 ( nghìn đồng).
2.4.5. Các hình thức trả công lao động ở công ty.
Nguyên tắc chung: việc chi trả tiền lương căn cứ vào đặc điểm tổ chức sản xuất kinh doanh, bố trí lao động cụ thể sao cho gắn với kết quả cuối cùng vủa từng người lao động, từng bộ phận.
2.4.5.1. Trả lương theo ngày công
• Trả lương cho người lao động làm việc với hình thức hợp đồng lao động không xác định thời hạn.
Căn cứ vào những tiêu chí:
- Mức độ hoàn thành nhiệm vụ và hệ số tương ứng: + Hoàn thành tốt: 1,1
+ Không hoàn thành: 0,9
- Hệ số lương chức danh công việc:
Bảng 2.9. Bảng hệ số lương chức danh công việc
STT Chức danh Hệ số 1 Giám đốc 3,0 2 Phó giám đốc, 2,0 3 Kế toán trưởng 1,6 4 Trưởng phòng 1,5 5 Phó phòng 1,35 6 CBCNV 1,0
Nguồn: Phồng tài chính kế toán
- Hệ sô thâm niên:
Bảng 2.10: Bảng hệ số thâm niên: ST T Thời gian Hệ số 1 Dưới 1 năm 0.5 2 Từ 1 đến dưới 3 năm 1,0 3 Từ 3 đến dưới 5 năm 1,5 4 Từ 5 đến dưới 10 năm 2,0 5 Từ 10 đến dưới 15 năm 2,2 6 Từ 15 đến dưới 20 năm 2,4 7 Từ 20 đến dưới 25 năm 2,6 8 Từ 25 đến dưới 30 năm 2,8 9 Từ 30 năm trở lên 3,0
Nguồn: Phồng tài chính kế toán
- Hệ số Kđcm: Là hệ số điều chỉnh lương phần mền trên cơ sở đánh giá hiệu quả công tác, công sức đóng góp của từng thành viên trong công ty; Hệ số k dưới đây được xem xét đánh giá như sau:
Bảng 2.11. bảng hệ số điều chỉnh lương phàn mền.
Số TT Đối tượng điều chỉnh hệ số k Hệ số k
1 Ban Giám đốc Mức 1 10 Mức 2 9 Mức 3 8 Mức 4 7 2 Kế Toán trưởng Mức 1 8
Mức 2 7 Mức 3 6 Mức 4 5 3 Phòng Thẩm định giá 1 & 2 Mức 1 7 Mức 2 6 Mức 3 5 Mức 4 4 Mức 5 3 4 Phòng Bán đấu giá Mức 1 6 Mức 2 5 Mức 3 4 Mức 4 3 Mức 5 2 5 Phòng gián tiếp Mức 1 5 Mức 2 4 Mức 3 3 Mức 4 2 Mức 5 1
Nguồn: Phòng tài chính kế toán
• Trả công cho người hợp đồng lao động thử việc:
Đối với những người lao động việc theo chế độ lao động hợp đồng thử việc được hưởng 50% lương của lao động chính thức.
2.4.5.2. Trả lương theo sản phẩm hoặc khoán sản phẩm
Đối với lao động làm khoán và làm lương sản phẩm cấ nhân trực tiếp sản xuất, tiền lương được tính như sau:
T = V đg x Q
Trong đó: T: tiền lương của 1 người
V đg: đơn giá tiền lương / sản phẩm
Q: Số lượng sản phẩm hoặc công việc khoán hoàn thành
Kết luận: Trong thời đại KH- KT rất phát triển như hiện nay, doanh nghiệp muốn tồn tại, đứng vững và phát triển đều phải đầu tư cho mình những dây chuyền công nghệ hiện đại, nó dần thay thế vị trí của con người trong hoạt động sản xuất kinh doanh. Nhưng một thực tế không ai phủ nhận được vai trò của con người trong doanh nghiệp nói riêng và trong toàn xã hội nói chung, con người sẽ là yếu tố quan trọng nhất quyết định đến sự thành công hay thất bại của doanh nghiệp. Để phát huy được thế mạnh đó, nhất thiết các nhà quản lý phải thật sự làm tốt công tác lao động – tiền lương vì đây là điều kiện, là động lực giúp người lao động làm việc hết mình vì doanh nghệp
2.5. Công tác quản lý chi phí và tính giá thành sản phẩm của công ty TNHH Hoàng Anh ty TNHH Hoàng Anh
Chi phí sản xuất.Chi phí sản xuất trong doanh nghiệp là biểu hiện bằng tiền của toản bộ hao phí lao động sống và lao động vật hoá cần thiết mà doanh nghiệp đã chi ra để tiến hành hoạt động sản xuất trong một thời kỳ nhất định.
• Giá thành sản phẩm..Giá thành sản phẩm là biểu hiện bằng tiền các chi phí sản xuất tính cho một khối lượng sản phẩm (công việc và lao vụ ) nhất định hoàn thành.
Việc giải quyết vấn đề giá thành sản phẩm bao giờ cũng phải gắn liền hai mặt vốn chứa đựng bên trong giá thành đó là:
- Chi phí sản xuất và chi phí tiêu thụ nội dung cơ bản của giá thành.
- Lượng giá trị sử dụng đạt được biểu hiện thành khối lượng sản phẩm, hình thức biểu hiện của các yếu tố vật chất mang trong nó lượng chi phí tiêu hao để cấu thành nên giá thành.
• Mối quan hệ giữa chi phí và giá thành sản phẩm.
Chi phí sản xuất và giá thành sản phẩm là hai mặt biểu hiện của quá trình sản xuất, có mối quân hệ chặt chẽ với nhau, giống nhau về chất vì đều là những hao phí về lao động sống và lao động vật hoá mà doanh nghiệp đã chi ra trong quá trình sản xuất và chế tạo sản phẩm. Tuy nhiên, giữa chi phí sản xuất và giá thành sản phẩm lại không giống nhau về lượng. Sự khác biệt của chúng thể hiện ở chỗ:
- Chi phí sản xuất luôn gắn với một thời kì nhất định, còn giá thành sản phẩm lại gắn liền với một loại sản phẩm, công việc hoặc lao vụ nhất định.
- Trong giá thành sản phẩm chỉ bao gồm một phần chi phí thực tế đã phát sinh (chi phí trả trước) hoặc một phần chi phí sẽ phát sinh ở các kỳ sau, những chi phí đã ghi nhận là chi phí của kỳ này (chi phí phải trả ).
- Giá thành sản phẩm chứa đựng cả một phần chi phí của kỳ trước chuyển sang (chi phí về sản phẩm dở dang đầu kỳ ).
• Yêu cầu quản lý và nhiệm vụ hạch toán chi phí sản xuất và giá thành sản phẩm. Trong công tác quản lý doanh nghiệp thì chi phí sản xuất là một trong những chỉ tiêu quan trọng luôn được các nhà doanh nghiệp đặc biệt quan tâm. Việc phân tích đánh giá đúng kết quả hoạt động sản xuất kinh doanh chỉ có thể dựa trên giá thành sản phẩm chính xác. Kế toán chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm phải thực hiện tốt các nhiệm vụ sau:
- Xác định đúng đối tượng kế toán tập hợp chi phí sản xuất và đối tượng tính giá thành sản phẩm. Để thực hiện tốt kế toán phải căn cứ vào đặc điểm quy trình công nghệ, đặc điểm tổ chức sản xuất sản phẩm của doanh nghiệp.