Công tác quản lý TSCĐ trong công ty TNHH Hoàng Anh

Một phần của tài liệu báo cáo thực tập cơ sở ngành kinh tế Công ty TNHH Hoàng Anh (Trang 25 - 26)

- Phân loại vốn theo nguồn hình thành

2.3.Công tác quản lý TSCĐ trong công ty TNHH Hoàng Anh

Vai trò của TSCĐ

TSCĐ là một bộ phận của tư liệu sản xuất, giữ vai trò tư liệu lao đông chủ yếu của quá trình sản xuất. Chúng được coi là cơ sở vật chất kỹ thuật có vai trò quan trọng trong hoạt động sản xuất kinh doanh,là điều kiện tăng năng suất lao động xã hội và phát triển nền kinh tế quốc dân.

Khái niệm về TSCĐ

-TSCĐ là những tư liệu lao động có giá trị lớn, thời gian sử dụng dài và có đặc điểm là tham gia vào nhiều chu kì sản xuất , TSCĐ bị hao mòn dần, giá trị của nó được chuyển dịch từng phần vào chi phí kinh doanh và giữ nguyên được hình thái vật chất

Yêu cầu quản lý TSCĐ

Xuất phát từ đặc điểm của TSCĐ nói chung, TSCĐ hữu hình nói riêng mà trong công tác quản lý TSCĐ phải quản lý một cách chặt chẽ về số lượng, chủng loại va giá trị của TSCĐ theo nguyên giá và giá trị còn lại. Mặt khác còn phải quản lý được hiện trạng và tình hình sử dụng TSCĐ. Chỉ khi quản lý tốt TSCĐ thì doanh nghiệp mới sử dụng một cách hiệu quả TSCĐ.

Mọi TSCĐ trong doanh nghiệp phải có bộ hồ sơ riêng (bộ hồ sơ gồm có biên bản giao nhận TSCĐ, hợp đồng, hoá đơn mau TSCĐ và các chứng từ khác có liên quan). TSCĐ phải được phân loại thống kê, đánh số và có thẻ riêng, được theo dõi chi tiết theo từng đối tượng ghi TSCĐ và được phản ánh trong sổ theo dõi TSCĐ.

Mỗi TSCĐ phải được quản lý theo nguyên giá, số khấu hao luỹ kế và giá trị còn lại trên số kế toán:

Giá trị còn lại trên sổ kế toán của TSCĐNguyên giá của TSCĐGiá trị hao mòn luỹ kế của TSCĐ =-Đối với những TSCĐ không tham gia vào hoạt động sản xuất kinh doanh

quy định tại khoản 2 điều 9 của Chế độ Quản lý, sử dụng và trích khấu hao TSCĐ theo QĐ 206/2003 ngày 12/12/2003, doanh nghiệp quản lý TSCĐ theo nguyên giá, số giá trị hao mòn luỹ kế và giá trị còn lại trên sổ kế toán:

Doanh nghiệp phải thực hiện việc quản lý đối với những TSCĐ đã khấu hao hết nhưng vẫn tham gia vào hoạt động kinh doanh như những TSCĐ bình thường.

Định kì vào cuối mỗi năm tài chính, doanh nghiệp phải tiến hành kiểm kê TSCĐ. Mọi trường hợp thừa, thiếu TSCĐ đều phải lập biên bản, tìm nguyên nhân và có biện pháp xử lý.

Tình hình tài sản cố định của công ty.

Bảng2.5: Thống kê TSCĐ của công ty.

STT TSCĐ Nguyên giá

( nghìn đồng) TLKH(%) (nghìn đồng)KH năm 1 Dây chuyền sản xuất gạch 28.600.000 12,5 3.575.000

2 Xu xúc đất 5.650.000 10 565.000

3 Xe nâng 2.150.000 10 215.000

4 Xe vận tải 2.100.000 12,5 262.500

5 Nhà kho, xưởng 6.200.000 7 434.000

Tổng 44.700.000 5.051.500

Nguồn: Phòng Tài chính – kế toán

Một phần của tài liệu báo cáo thực tập cơ sở ngành kinh tế Công ty TNHH Hoàng Anh (Trang 25 - 26)