Đánh giá thực trạng tổ chức hạch toán chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm ở công ty Bê tông và Xây dựng Thịnh Liệt

Một phần của tài liệu Tổ chức hạch toán chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm tại Công ty Bê tông và xây dựng Thịnh Liệt (Trang 91 - 95)

- Giám đốc: là ngời quyết định và điều hành tất cả mọi hoạt động sản xuất kinh doanh của công ty theo đúng chế độ pháp luật nhà nớc và nghị quyết đại hộ

1. Đánh giá thực trạng tổ chức hạch toán chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm ở công ty Bê tông và Xây dựng Thịnh Liệt

Cũng nh các doanh nghiệp nhà nớc khác, công ty Bê tông và Xây dựng Thịnh Liệt đã gặp rất nhiều khó khăn trớc sự chuyển đổi của nền kinh tế nớc ta từ nền kinh tế tập trung quan liêu bao cấp sang nền kinh tế vận hành theo cơ chế thị trờng có sự quản lý của Nhà nớc. Nhng với sự năng động của bộ máy quản lý cùng với sự nỗ lực của cán bộ công nhân viên trong công ty, công ty đã thực hiện một số chuyển đổi nhanh chóng hòa nhập với thị trờng. Qua hơn 20 năm xây dựng và phát triển, công ty Bê tông và Xây dựng Thịnh Liệt đã không ngừng vơn lên tự khẳng định mình là một doanh nghiệp kinh doanh có hiệu quả. Để đạt đợc những thành quả nh vậy là nhờ công ty đã có định hớng đúng đắn cho chiến lợc sản xuất kinh doanh gắn công tác khoa học kỹ thuật với sản xuất, nắm bắt đợc thị hiếu của khách hàng, từng bớc chuyển dịch sản phẩm và đã tổ chức hạch toán triệt để toàn diện. Công tác kế toán của công ty đã không ngừng hoàn thiện, đáp ứng đợc yêu cầu quản lý và hạch toán chi phí sản xuất kinh doanh của công ty. Điều này thấy rõ qua các mặt nh sau:

Thứ nhất: Về bộ máy kế toán

Nhìn chung, bộ máy kế toán đợc tổ chức phù hợp với yêu cầu quản lý của công ty. Bộ máy kế toán của công ty đợc tổ chức gọn nhẹ nhng hiệu quả đáp ứng

Cán bộ kế toán công ty phần lớn có trình độ đại học và có kinh nghiệm trong công tác kế toán, đợc bố trí phù hợp với yêu cầu của công việc, phù hợp với khả năng của từng ngời. Chính vì vậy, việc tổ chức công tác kế toán ở công ty đã đi vào nề nếp, tạo điều kiện cho việc thu thập chứng từ, ghi sổ kế toán và lập báo cáo kế toán đợc tiến hành nhanh gọn, xử lý chính xác...Hơn nữa, bộ máy kế toán của công ty đợc tổ chức tập trung đã tạo điều kiện cho việc kiểm tra, chỉ đạo nghiệp vụ và bảo đảm sự lãnh đạo tập trung thống nhất của kế toán trởng cũng nh sự chỉ đạo kịp thời cho lãnh đạo công ty đến với toàn bộ hoạt động sản xuất kinh doanh.

Tổ chức bộ máy kế toán nh vậy là phù hợp với qui mô sản xuất kinh doanh của công ty, đáp ứng yêu cầu quản lý của công ty.

Thứ 2: Về hệ thống sổ hạch toán

Công ty đã sử dụng hệ thống sổ sách, chứng từ kế toán tơng đối đầy đủ theo qui định của chế độ kế toán Nhà nớc và bảo đảm phù hợp với hoạt động của công ty, tạo mối liên hệ mật thiết lẫn nhau giữa các bộ phận trong toàn bộ hệ thống kế toán của công ty.

Hiện nay, công ty đang áp dụng hình thức kế toán nhật ký chứng từ đây là hình thức hoàn toàn phù hợp với đặc điểm tình hình sản xuất kinh doanh, trình độ hạch toán và quản lý kinh tế của công tác vì nó giảm bớt khối lợng ghi chép hàng ngày.

Thứ ba: Về công tác tổ chức hạch toán chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm

Công tác tập hợp chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm ở công ty đợc tiến hành hàng tháng khá nề nếp. Giữa kế toán giá thành và các phần hành kế toán khác có sự phối hợp khá chặt chẽ và đồng bộ với nhau. Các phần hành kế toán đợc ghi chép đầy đủ, chính xác là cơ sở để đảm bảo cho việc tính giá thành sản phẩm hợp lý.

ở một chừng mực nhất định, công tác kế toán tập hợp chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm ở công ty đã phản ánh đúng thực trạng của công ty, đáp ứng đợc yêu cầu quản lý của công ty đặt ra đảm bảo đợc sự thống nhất về phạm vi và phơng pháp tính toán các chỉ tiêu giữa kế toán và các bộ phận có liên quan.

Công ty chấp hành đầy đủ các chế độ chính sách do nhà nớc quy định. Tổ chức mở sổ phù hợp để giám đốc tình hình chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm, ghi chép đầy đủ các nghiệp vụ kinh tế phát sinh.

Việc xác định đối tợng tập hợp chi phí sản xuất là các xí nghiệp sản xuất và đối tợng tính giá thành là sản phẩm hoàn thành nhập kho tơng đối hợp lý, tạo điều kiện cho việc tính giá thành sản phẩm theo phơng pháp liên hợp. Phơng pháp này hoàn toàn phù hợp với đặc điểm quy trình công nghệ sản xuất sản phẩm và yêu cầu tính giá thành.

Nhìn chung, việc hạch toán chi phí nguyên vật liệu trực tiếp và chi phí nhân công trực tiếp ở công ty hoàn toàn chính xác. Việc bóc tách các hình thức trả lơng theo thời gian và theo sản phẩm hoàn thành là hoàn toàn phù hợp với tình hình thực tế của công ty, một doanh nghiệp sản xuất kinh doanh đã lấy lợi ích kinh tế làm đòn bẩy để khuyến khích công nhân viên không ngừng làm việc, tăng năng suất chất lợng trong sản xuất sản phẩm thông qua việc công khai hóa bảng lơng sản phẩm, lơng công nhật cùng các chế độ thởng phạt trong công ty.

Tuy nhiên, trong điều kiện công ty mới chuyển sang áp dụng chế độ kế toán mới cho nên trong công tác kế toán nói chung và kế toán tập hợp chi phí và tính giá thành sản phẩm nói riêng vẫn còn những hạn chế cần nghiên cứu và tiếp tục hoàn thiện. Đó là:

Thứ nhất : Việc tính giá nguyên vật liệu xuất kho còn gặp khó khăn. Công ty dựa vào sổ chi tiết vật liệu để tính sau đó tổng hợp lại và ghi trị giá nguyên vật liệu xuất kho lên bảng kê số 3. Làm nh vậy sẽ tạo ra sự không mạch lạc của số liệu đồng thời gây khó khăn cho công tác kiểm tra vì trị giá nguyên vật liệu xuất

kiểu này đã làm giảm đi ý nghĩa của bảng kê số 3 vì công ty không sử dụng giá hạch toán.

Thứ hai: Việc xác định đối tợng tập hợp chi phí sản xuất là các xí nghiệp sản xuất chính (xí nghiệp cấu kiện và xí nghiệp bê tông thơng phẩm) là hoàn toàn hợp lý, phù hợp với điều kiện cụ thể của công ty về cách thức tổ chức sản xuất, tổ chức quản lý, đặc điểm quy trình công nghệ sản xuất sản phẩm, yêu cầu tính giá thành và trình độ hạch toán của công việc thực tế. Tuy nhiên trong thực tế tại công ty chi phí sản xuất chung là chi phí phát sinh liên quan đến quản lý và phục vụ sản xuất trong các xí nghiệp lại đợc tập hợp chung cho toàn công ty sau đó phân bổ đều cho các đối tợng chịu phí (đó là các xí nghiệp) điều này đã dẫn đến việc tập hợp chi phí không chính xác làm cho giá thành sản phẩm thiếu tính khách quan.

Chi phí dịch vụ mua ngoài và chi phí bằng tiền khác ở công ty phát sinh nhiều và do hiểu về nội dung, mục đích phát sinh các chi phí này cha sâu dẫn đến hạch toán tăng các khoản mục chi phí này trong chi phí sản xuất chung.

Trong khoản mục chi phí dịch vụ mua ngoài thuộc chi phí sản xuất chung, tiền điện đợc hạch toán theo phơng thức gối đầu nghĩa là chi tiền điện tháng trớc đợc hạch toán vào chi phí sản xuất chung tháng này. Việc hạch toán nh vậy sẽ không đảm bảo tính chính xác vì mức tiêu thụ điện giữa các tháng là không giống nhau.

Thứ ba: Dù rằng công ty thờng tiến hành sửa chữa thờng xuyên tài sản cố định, nhng là một doanh nghiệp công nghiệp có trị giá tài sản cố định lớn nên để sản xuất đợc thực hiện thờng xuyên liên tục đòi hỏi phải có sửa chữa lớn tài sản cố định nằm trong kế hoạch hoặc ngoài kế hoạch. Mặt khác trong kinh doanh yếu tố bất ngờ thờng gây cho doanh nghiệp những khoản chi phí lớn. Từ đó để không làm ảnh hởng xấu đến chi phí sản xuất và giá thành sản phẩm trong một thời kỳ kế toán phải tiến hành trích trớc hoặc phân bổ dần chi phí sản xuất trong hoặc ngoài kế hoạch cho các đối tợng chịu phí. Trên thực tế vấn đề này cha đợc công ty thể hiện ở chỗ là công ty không lập bảng kê số 6 - “ Tập hợp chi phí trả trớc

( TK 1421) và chi phí phải trả (TK 335)”.

Thứ t : Nhật ký chứng từ số 7 phần I - “Tập hợp chi phí sản xuất kinh doanh toàn doanh nghiệp” là cơ sở để doanh nghiệp lập báo cáo theo định kỳ hàng tháng và nhật ký chứng từ số 7 phần II - “Tập hợp chi phí sản xuất kinh doanh theo yếu tố “ cho phép tổng hợp chi phí sản xuất theo các yếu tố chi phí.

Hiện nay công ty không lập nhật ký chứng từ số 7 vì vậy để có thể lập báo cáo kịp thời đồng thời đáp ứng yêu cầu của công tác quản lý kế toán nên nghiên cứu sớm lập nhật ký chứng từ số 7 phần I, phần II phù hợp với yêu cầu quản lý của công ty.

Thứ năm: Sau khi đã tính toán xác định đợc giá trị sản phẩm cần phải tiến hành phân tích chỉ tiêu giá thành sản phẩm để tìm ra biện pháp hạ giá thành. Đây là mục tiêu của mỗi doanh nghiệp sản xuất, có ý nghĩa đặc biệt quan trọng trong việc quản trị doanh nghiệp trong cơ chế thị trờng. Thực tế, công ty cha có bản giá thành kế hoạch, vì vậy việc phân tích tình hình thực hiện nhiệm vụ hạ giá thành cha đợc thực hiện. Nghiên cứu để lập bảng giá thành kế hoạch phù hợp là một vấn đề công ty cần phải quan tâm và thực hiện sớm.

Thứ sáu: ở công ty, tất cả các công cụ, dụng cụ xuất dùng cho sản xuất đều đợc phân bổ một lần giá trị thực tế vào chi phí sản xuất phát sinh trong kỳ. Nh vậy, đối với công cụ dụng cụ có giá trị lớn, sử dụng trong nhiều kỳ hạch toán nh các loại khuôn cũng đợc tính một lần vào chi phí sản xuất phát sinh trong kỳ. Điều này dẫn tới chi phí sản xuất phát sinh trong kỳ phải chịu chi phí lớn, kéo theo giá thành sản phẩm tăng lên.

Một phần của tài liệu Tổ chức hạch toán chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm tại Công ty Bê tông và xây dựng Thịnh Liệt (Trang 91 - 95)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(118 trang)
w