TT Tên kháng sinh Tỷ lệ (%) (n = 56) Kháng (R) Trung gian (I) Nhạy (S) 1 Amoxicillin/clavulanic acid 42,9 0 57,1 2 Ampicillin/sulbactam 68,8 12,4 18,8 3 Oxacillin 61,3 2,0 36,7 4 Vancomycin 0 3,8 96,2 5 Cefuroxime sodium 50 14,3 35,7 6 Cefepime 50 23,3 26,7 7 Cefotaxime 41,7 33,3 25 8 Ceftazidime 70,1 9,1 20,8 9 Cefoxitin 58,8 5,9 35,3 10 Cefriaxone 41,2 47,1 11,8 11 Ofloxacin 40 0 60 12 Piperracillin/tazobactam 50 50 0 13 Gentamicin 43,5 4,3 52,2 14 Amikacin 31,4 14,3 54,3 15 Ciprofloxacin 52,1 4,2 43,7
Nhận xét: Các chủng S. aureus gây bệnh vẫn có tỷ lệ kháng với các kháng sinh nhóm cephalosporine thế hệ 2 và 3 có tỷ lệ đề kháng từ 41,2%- 58,8%. Một số kháng sinh nhóm β-lactam phối hợp với ức chế β-lactamase như Amoxicillin/clavulanic acid kháng 42,9%, ampicillin/sulbactam khoảng dưới 68,8%. Đề kháng kháng sinh của S. aureus là vấn đề thời sự của ngành y tế và là thách thức lớn cho điều trị. Vancomycin là kháng sinh duy nhất chưa thấy kháng trên các chủng tụ cầu vàng phân lập được.
58
Vancomycin vẫn là thuốc ưu tiên cho điều trị các bệnh nhiễm khuẩn MRSA nghiêm trọng, tuy nhiên, việc điều trị sẽ bị kéo dài, dai dẳng, hay tái phát nhiễm khuẩn trong khi điều trị [44].
Tụ cầu (staphyloccocus) gồm có loại có men coagulaza (men đông
huyết tương) và loại không có men coagulaza. Vi khuẩn tụ cầu được phân chia thành 3 loại (tụ cầu vàng, tụ cầu da và tụ cầu hoại sinh). Trong đó thì tụ cầu vàng là loại gây nhiều bệnh nhiễm khuẩn nhất và cũng kháng lại nhiều loại kháng sinh nhất, đặc biệt, chúng có khả năng kháng lại kháng sinh methicilin - một loại được cho là có tác dụng tốt đối với chúng. Trong các bệnh nhiễm khuẩn do tụ cầu vàng gây ra thì nhiễm khuẩn vết mổ là bệnh thường gặp, vậy nên dùng kháng sinh gì để tiêu diệt tụ cầu vàng? Trong chương trình “Nghiên cứu thử nghiệm tính nhạy cảm kháng sinh” (ASTS) của Bộ Y tế trong những năm vừa qua cho thấy tỷ lệ tụ cầu, nhất là tụ cầu vàng kháng lại một số kháng sinh khá cao, thậm chí rất cao với một số loại kháng sinh. Theo ASTS của Bộ Y tế thì tụ cầu vàng đã kháng lại methicilin lên tới 41,7%. Tại Bệnh viện Bạch Mai và Bệnh viện Chợ Rẫy, kết quả nghiên cứu tụ cầu kháng lại methicilin là 50%. Một nghiên cứu tương đối rộng ở 3 tỉnh (Đà Nẵng, Cần Thơ, TP. Hồ Chí Minh) của Phạm Hùng Vân và Phạm Thái Bình cho thấy tụ cầu vàng đã kháng lại hầu hết các loại kháng sinh thông dụng (gentamycin là 42%, erythromycin là 63%, azithromycin là 68%, ciprofloxacin là 39%, cefuroxim là 38%, amoxicillin-clavulanic acid là 30% và chloramphenicol là 38%). Với methicilin là 47%. Tuy vậy, theo các tác giả thì có 2 loại kháng sinh vancomycin và linezolid tụ cầu vàng chưa thấy đề kháng (còn nhạy cảm 100%)[6], [25].
Đối với tụ cầu vàng, kết quả nghiên cứu của chúng tôi ở Bảng 3.13 thấy rẳng, các chủng tụ cầu vàng gây bệnh có tỷ lệ kháng với các kháng sinh nhóm cephalosporine thế hệ 2 và 3 từ 41,2 - 58,8%. Một số kháng sinh nhóm
β-lactam phối hợp với ức chế β-lactamase như Amoxicillin/clavulanic acid kháng 42,9%, ampicillin/sulbactam khoảng dưới 68,8%.
59
Tỷ lệ vi khuẩn E. coli và K. pneumoniae sinh ESBL (+), S. aureus kháng methicilin (MRSA) được trình bày ở bảng sau: