Tỷ lệ kháng với khángsinh của E coli

Một phần của tài liệu Nghiên cứu tình trạng kháng kháng sinh của một số vi khuẩn gây nhiễm khuẩn vết mổ ở bệnh nhân điều trị tại bệnh viện trung ương quân đội 108 (Trang 62 - 64)

Tỷ lệ (%) (n = 114) Kháng (R) Trung gian (I) Nhạy (S) 1 Carbenicillin 75 0 25 2 Ciprofloxacin 63,6 6.5 29,9 3 Ofloxacin 66,7 0 33,3 4 Cefuroxime 57,1 0 42,9 5 Ceftriaxone 50 16.7 33,3 6 Cefotaxime 58,9 7.5 33,6 7 Cefepime 53,9 7.9 38,2 8 Ceftazidime 54,1 1,8 44,1 9 Ampicillin/sulbactam 60 0 40 10 Piperacillin/tazobactam 12,5 18.2 69,3 11 Amoxicillin/clavulanic acid 35,2 16.2 48,6 12 Amikacin 6,8 9.7 83,5 13 Tobramycin 44,3 13.1 42,6 14 Gentamicin 47,5 0 52,5 15 Ertapenem 4,8 0 95,2 16 Imipenem 0,9 0 99,1 17 Meropenem 0,9 0 99,1

Nhận xét: Kết quả nghiên cứu của chúng tôi ở Bảng 3.11 cho thấy, tỷ lệ kháng cephalosphorin thế hệ 3,4 của E. coli phân lập được dao động trong

54

khoảng từ 50 - 58,9%. Tỷ lệ kháng này thấp hơn một số bệnh viện lớn như Bạch Mai, Chợ Rẫy. Đối với các quinolone tỷ lệ kháng cao ví dụ như ciprofloxacin (63,6%), ofloxacin (66,7%), các carbapenem như meropenem, imipenem có tỷ lệ kháng thấp [8, 18].

Việt Nam là một nước nhiệt đới, vì vậy bệnh nhiễm khuẩn luôn chiếm vị trí hàng đầu trong mô hình bệnh tật. Khác với những năm 1990, hiện nay nhiễm khuẩn do các vi khuẩn Gram (-) đang chiếm ưu thế so với các vi khuẩn Gram (+). Các vi khuẩn Gram (-) gây bệnh thường gặp tại các bệnh viện là

E . coli, K. pneumoniae, P. aeruginosa, A. baumanii.

Kháng sinh nhóm β-lactam được biết đến sớm nhất trong lịch sử kháng sinh và có vai trò đặc biệt quan trọng trong điều trị các nhiễm khuẩn. Hiện nay nhóm β-lactam có số lượng kháng sinh lớn nhất, chiếm gần ba phần tư tổng số loại kháng sinh hiện đang lưu hành. Trong những năm gần đây, các kháng sinh cephalosporin thế hệ 3 đang được các bác sĩ lâm sàng sử dụng một cách rộng rãi như kháng sinh đầu tay, đồng thời cũng là thứ “vũ khí” cuối cùng để điều trị cho bệnh nhân. Do được sử dụng rộng rãi nên tỷ lệ vi khuẩn đề kháng các kháng sinh này rất cao, nhất là ở các vi khuẩn Gram (-). Hiện nay đã xuất hiện nhiều chủng vi khuẩn Gram (-) sinh men β-lactamases phổ rộng (ESBL: Extended Spectrum B-lactamase) đề kháng các kháng sinh nhóm β-lactam, bao gồm cả các kháng sinh phổ rộng như cephalosporin thế hệ 3 và 4. Sinh ESBL vẫn là nguyên nhân chủ yếu gây gia tăng đề kháng kháng sinh nhóm β-lactam ở những vi khuẩn Gram (-), đặc biệt E. coliK. pneumoniae

và một số vi khuẩn thuộc họ vi khuẩn đường ruột Enterobacteriacae. Gen mã hoá sinh ESBL nằm trên plasmide, một kiểu di truyền nằm ngoài nhiễm sắc thể. Khác với việc truyền gen đề kháng do đột biến, lan truyền gen đề kháng qua trung gian R-plasmide có khả năng lan truyền ngang, các loài vi khuẩn có thể truyền cho nhau gen sinh ESBL một cách nhanh chóng dù chỉ qua một thế hệ, làm cho chủng loại và số lượng vi khuẩn Gram (-) sinh ESBL có thể lan

55

rộng nhanh tới mức khó kiểm soát. Vi khuẩn sinh ESBL sẽ đề kháng toàn bộ các penicillin, cephalosporin và aztreonam. Hơn nữa chúng còn có khả năng đề kháng chéo với nhiều nhóm kháng sinh khác như aminoglycoside, fluoroquinolone, tetracyclin, co-trimoxazol. Điều này đã gây không ít khó khăn cho điều trị do việc lựa chọn kháng sinh bị thu hẹp. Những bệnh nhân nhiễm khuẩn do vi khuẩn sinh ESBL có bệnh cảnh lâm sàng thường nặng, tỷ lệ tử vong cao do vi khuẩn đề kháng.

Tình trạng kháng kháng sinh của K. pneumoniae được trình bày ở bảng sau:

Bảng 3.12. Tỷ lệ kháng với kháng sinh của K. pneumoniae TT Tên kháng sinh

Một phần của tài liệu Nghiên cứu tình trạng kháng kháng sinh của một số vi khuẩn gây nhiễm khuẩn vết mổ ở bệnh nhân điều trị tại bệnh viện trung ương quân đội 108 (Trang 62 - 64)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(90 trang)