Các đặc điểm về giới tính và bệnh lý của bệnh nhân

Một phần của tài liệu Nghiên cứu tình trạng kháng kháng sinh của một số vi khuẩn gây nhiễm khuẩn vết mổ ở bệnh nhân điều trị tại bệnh viện trung ương quân đội 108 (Trang 44 - 46)

Vị trí phẫu thuật

Giới tính Bệnh mạn tính Tiền sử phẫu thuật

Nam n (%) Nữ n (%) Có n (%) Không n (%) Có n (%) Không n (%)

Bụng (n = 190) 122 (64,21) 68 (35,79) 13 (6,84) 177 (93,16) 10 (5,26) 180 (94,74) p < 0,001 p < 0,001 p < 0,001 Ngực-cổ (n = 212) 46 (21,69%) 166 (78,31) 2 (0,95) 210 (99,05) 4 (1,89) 208 (98,11) p < 0,001 p < 0,001 p < 0,001 Chấn thương Chỉnh hình (n = 588) 398 (67,7) 190 (32,3) 4 (0,68) 584 (99,32) 108 (18,37) 480 (81,63) p < 0,001 p < 0,001 p < 0,001 Cột sống (n = 209) 121 (57,90) 88 (42,10) 5 (2,40) 204 (97,60) 7 (3,35) 202 (96,65) p < 0,05 p < 0,001 p < 0,001 Tiết niệu (n = 115) 67 (58,26) 48 (41,74) 18 (15,66) 97 (84,34) 9 (7,83) 106 (92,17) p > 0,05 p < 0,001 p < 0,001 Tai mũi họng (n = 204) 118 (57,84) 86 (42,16) 7 (3,44) 197 (96,56) 7 (3,43) 197 (96,57) p > 0,05 p < 0,001 p < 0,001 Hàm mặt (n = 182) 114 (62,64) 68 (37,36) 6 (3,30) 176 (96,70) 6 (3,30) 176 (96,70) p < 0,01 p < 0,001 p < 0,001 Sản phụ khoa (n = 211) 0 (0) 211 (100) 9 (4,27) 202 (95,73) 43 (20,38) 168 (79,62) p < 0,001 p < 0,001 Tổng (n = 1911) 986 (51,60) 925 (48,40) 64 (3,35) 1847 (96,65) 194 (10,15) 1717 (89,85) p > 0,05 p < 0,001 p < 0,001

Nhận xét: Nhóm bệnh lý phẫu thuật ngực - cổ, sản, tỷ lệ nữ cao hơn nam có ý nghĩa thống kê (p < 0,001). Ngược lại ở nhóm bệnh lý bụng, hàm mặt, chấn thương chỉnh hình, cột sống, tỷ lệ nam giới cao hơn có ý nghĩa thống kê so với nữ (p < 0,05). Ở nhóm bệnh tai - mũi - họng không có sự khác biệt có ý nghĩa thống kê về tỷ lệ giới tính (p > 0,05). Ở tất cả các nhóm bệnh nhân, tỷ lệ không mắc bệnh mạn tính kèm theo và tiền sử chưa phẫu thuật chiếm chủ yếu (p < 0,001).

36

Nghiên cứu của chúng tôi ở Bảng 3.2 phản ánh các đặc điểm về giới tính và tiền sử bệnh lý trước phẫu thuật của bệnh nhân, chúng tôi thấy, tỷ lệ phẫu thuật bụng, phẫu thuật cột sống, phẫu thuật ngực-cổ, phẫu thuật chấn thương chỉnh hình, phẫu thuật hàm mặt, phẫu thuật sản phụ khoa có sự khác nhau rõ rệt giữa nam và nữ (p < 0,05), phẫu thuật tiết niệu, phẫu thuật tai –mũi - họng không có sự khác nhau giữa hai giới (p > 0,05). Điều này cũng phù hợp với cơ cấu bệnh tật chung của mọi bệnh viện như nhóm bệnh lý phẫu thuật ngực-cổ: tỷ lệ nữ cao hơn nam chủ yếu là bệnh lý tuyến giáp (basedow, ung thư tuyến giáp, bướu giáp lành tính), bệnh về ung thư vú.... Ngược lại ở nhóm bệnh lý chấn thương tỷ lệ nam giới cao hơn có ý nghĩa thống kê so với nữ (p < 0,001). Các chấn thương chi dưới, chi trên, hàm mặt gặp cả ở nam và nữ, tuy nhiên nam giới thường tham gia lao động chân tay nhiều hơn, tai nạn giao thông nhiều hơn nữ nên tỷ lệ bị chấn thương do tai nạn cao hơn nữ giới. Còn ở nhóm phẫu thuật hàm mặt, bệnh nhân nữ nhiều hơn nam

(p < 0,05) vì nhu cầu phẫu thuật thẩm mỹ ở giới nữ ngày càng cao.

Kết quả nghiên cứu ở Bảng 3.2 còn cho thấy, ở tất cả các nhóm tuổi, tỷ lệ không mắc bệnh mạn tính kèm theo và tiền sử chưa phẫu thuật chiếm chủ yếu, về tỷ lệ bệnh mạn tính kèm theo: nhóm phẫu thuật tiết niệu có tỷ lệ mắc bệnh mạn tính kèm theo chiếm cao nhất (15,66%); phẫu thuật bụng là 6,84%; sản khoa 4,27%; tai - mũi - họng là 3,44%; hàm mặt là 3,30%; cột sống 2,40%; ngực-cổ là 0,95% và thấp nhất là chấn thương chỉnh hình với tỷ lệ là 0,68%. Sự khác nhau giữa tỷ lệ mắc và không mắc bệnh mạn tính là rất rõ rệt (p < 0,05). Còn về tiền sử phẫu thuật: nhóm chấn thương chỉnh hình có tỷ lệ đã phẫu thuật trong tiền sử chiếm cao nhất 18,37%, đây là các bệnh nhân đã được mổ kết xương trước đó, nay vào viện để phẫu thuật tháo bỏ phương tiện kết xương. Nhóm phẫu thuật ngực-cổ có tỷ lệ tiền sử đã phẫu thuật thấp nhất với 1,89%. Sự khác nhau về tỷ lệ này trên các bệnh nhân phẫu thuật cũng có ý nghĩa thống kê (p < 0,05).

37

3.2. Tỷ lệ nhiễm khuẩn vết mổ

Tỷ lệ nhiễm khuẩn vết mổ theo các vị trí phẫu thuật trên cơ thể bệnh nhân được trình bày ở bảng sau:

Một phần của tài liệu Nghiên cứu tình trạng kháng kháng sinh của một số vi khuẩn gây nhiễm khuẩn vết mổ ở bệnh nhân điều trị tại bệnh viện trung ương quân đội 108 (Trang 44 - 46)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(90 trang)