Hình tợng thiên nhiên

Một phần của tài liệu Thế giới nghệ thuật thơ lưu trọng lư trước cách mạng (Trang 31 - 34)

Thiên nhiên, đó là nơi con ngời có thể trải lòng ra, đối với các nhà thơ mới thì thiên nhiên là ngời bạn tâm giao, nơi mà khi cô đơn lạc lõng nhất giữa cuộc đời nhà thơ cũng có thể tìm đến. Đến với thiên nhiên các nhà thơ nh oà vào lòng đất mẹ, để đợc cùng hoa lá cỏ cây rì rào tâm sự, đợc trăng sao soi rọi cõi lòng, đợc sống thật với cảm xúc chân thành của mình mà luôn có ngời đồng cảm.

Trong “Tiếng thu”, cái tôi cô đơn lạc lõng và mơ mộng của Lu Trọng L cũng đã tìm đến với ngời mẹ thiên nhiên để đợc giao hoà, nhà thơ mở lòng ra để hoà cùng thiên nhiên và thiên nhiên thấu hiểu nh cùng tâm trạng với nhà thơ “ngời buồn cảnh có vui đâu bao giờ” (Nguyễn Du). Chính vì thế thiên nhiên trong “Tiếng Thu” là một thiên nhiên của cõi mơ lồng lộng, thiên nhiên của những dòng thời gian hoài niệm và cũng là thiên nhiên của cái tôi mơ màng Lu Trọng L.

Không phải chỉ có Lu Trọng L mới tìm đến thiên nhiên mà hầu hết các nhà thơ từ Trung đại đã biết tìm đến thiên nhiên đẹp, tràn đầy sức sống. Nguyễn Trãi: đó là chốn long tiên có cảnh tiên vừa siêu thoát vừa nhẹ nhõm thanh tao:

“ Cửa biển có non tiên Từng qua lại mấy phen Cảnh tiên nơi cõi tục Mặt nớc nổi hoa sen”

(Dục Thuý Sơn)

Đến các nhà thơ mới nh Thế Lữ cũng muốn đợc hoà mình vào thiên nhiên để đợc thấy thiên nhiên tràn đầy sức sống:

“ Sáng hôm nay sơng biếc toả mờ mờ Nh hơng khói đợm đầu cau mái rạ

ánh hồng tía rắc ngọc châu trên lá Trời trong xanh chân trời đỏ hây hây”

Trong cõi mơ lồng lộng của mình thì thiên nhiên cũng là một nơi Lu Trọng L hớng đến để cùng phiêu du:

“Ai cũng bảo là khách du ngoạn Nh con bớm tiết xuân thiên

(Túp lều cỏ)

Mặc dù là mơ, là mộng nhng thiên nhiên lại có những đờng nét tơi vui, trong sáng:

“Hoa lá quanh nàng lác đác rơi Cuối vờn đeo giỏ hái mồng tơi Mồng tơi úa đỏ đôi tay nõn Cô bé nhìn tay nhí nhảnh cời”

(Lá mồng tơi)

Có lẽ thấy non sông đẹp mà lòng thi sỹ không thể làm ngơ và đón nhận một thiên nhiên tràn đầy sức sống.

“Vờn sau Oanh giục giã Nhìn ra hoa đua nở Dừng tay tôi kêu chàng Này! Này bạn xuân sang” (Xuân về)

Tuy vậy, cái “tơi trẻ”, cái “thức tỉnh” không lâu bền, cái tôi Lu Trọng L lại chìm sâu trong mộng tởng, thiên nhiên lại nhuốm màu sắc cõi mơ:

“Dới rặng liễu thầm gieo bớc một Trên muôn trùng lặng lẽ bóng sao bay Vô hạn sầu tràn khắp cỏ cây”

(Im lặng)

Thiên nhiên không chỉ biểu hiện bằng phong hoa, tuyết nguyệt mà thực sự trở thành thế giới tâm hồn của thi nhân với mọi biến thái của cảm xúc. Thiên nhiên hiện lên sinh động nh nó vốn có lại vừa ẩn chứa linh hồn cái tôi cá nhân nghệ sỹ.

“Quanh ta vẫn mầu xanh gợn sóng Quanh ta thăm thẳm một màu xanh”

( Thuyền mộng)

Lu Trọng L lạc trong cõi mộng và chìm trong “bao la sầu”, đôi khi thi nhân cũng chìm trong cái sầu, cái mộng mà không biết đờng ra, thiên nhiên vì thế cũng là thiên nhiên của mộng, của sầu.

“Ngàn liễu xanh con cò trắng Lạnh lẽo xa vời ủ rũ bay”

“Con cò trắng” bay trong ngàn liễu xanh lạnh lẽo, cái ủ rũ từ linh hồn nhân vật trữ tình đã tràn vào cánh cò làm ủ rũ nh cái tôi mơ màng. Nhà thơ lạc bớc trong thế giới không cùng và bất chợt cảm thấy cô đơn trong thế giới đó.

“Nằm mơ trên bờ cỏ mởn

Một đàn nai tung tăng đùa rỡn” Những chú nai vàng ngơ ngác nh tâm hồn nghệ sỹ : “Em không nghe rừng thu

Lá thu rơi xào xạc Con nai vàng ngơ ngác Đạp trên lá vàng rơi”

Một thiên nhiên xào xạc, một chú nai vàng ngơ ngác đó chính là cõi mộng của thi nhân. Lu Trọng L cũng nh hình ảnh chú nai vàng ngơ ngác đang bớc dò dẫm trong cõi mơ của lòng mình.

“Núi xa, nhà vắng, ma mau

Mênh mông cồn cát trắng phau ngõ dừa Trong thôn vẳng tiếng gà tra

Lẳng nghe đúng ngọ chuông chùa nện không” Hình ảnh nào cũng trở nên xa xôi mờ ảo khiến ta khó có thể nắm bắt đ- ợc “Núi xa”, “nhà vắng”, “mênh mông cồn cát”, dờng nh ta cố thu vào tầm mắt mình quang cảnh thiên nhiên thì nó lại lan ra rộng, mờ ảo hơn.

Một thế giới mà sầu trùm khắp cỏ cây ( Im lặng) hay một chú nai vàng ngơ ngác lạc trong rừng thu cũng chỉ thấy đợc những lá vàng khô và những âm thanh xào xạc nh nghe đợc từ nơi xa thẳm ( Tiếng Thu). Thiên nhiên không phải là của cõi trần tơi vui mà cũng không phải là thiên nhiên của cõi lòng, nó là sự giao hoà giữa cõi mơ và cái tôi sầu mộng. Mặc dù bài nào cũng có những câu tả cảnh thiên nhiên nhng ta lại không thể vẽ ra một thiên nhiên của “Tiếng Thu”. Thiên nhiên ấy cứ lan bàng bạc từ bài này sang bài khác tạo nên một thế giới mờ ảo của cõi mộng.

Thiên nhiên trong “Tiếng Thu” là một nét độc đáo của Lu Trọng L, trong thời kỳ đầu này các nhà thơ mới đang còn cái nhìn trong trẻo đối với cuộc đời nên thiên nhiên trong thơ mới hầu nh là trong sáng và đầy sức sống.

“Réo rắt suối đa quanh Ven hồ ngọn núi xanh Nhịp cầu xa nho nhỏ Cảnh đẹp gần nh tranh”

(Chùa Hơng Nguyễn Nhợc Pháp) Hay một thiên nhiên mợt mà nh Huy Thông:

“Một làn sóng lúa xanh tơi

Dịu dàng gợn tới chân trời xa xăm” (Tiếng hoạ mi ca)

Còn thiên nhiên Lu Trọng L lại là bức tranh mờ ảo lan toả vào lòng ngời mà vẫn tạo đợc nét riêng độc đáo. Độc đáo chính ở chỗ một thiên nhiên của mộng ảo, của cõi mơ lồng lộng.

Một phần của tài liệu Thế giới nghệ thuật thơ lưu trọng lư trước cách mạng (Trang 31 - 34)