Hình tợng ngời giang hồ

Một phần của tài liệu Thế giới nghệ thuật thơ lưu trọng lư trước cách mạng (Trang 28 - 31)

Mộng giang hồ của Lu Trọng L mang dáng dấp một đấng trợng phu, một khách chinh phu xa, không có cái bi phẫn “giầy cỏ, gơm cùn ta đi đây” đầy dấu ấn thời đại nh trong thơ Nguyễn Bính, cũng không có cái bâng

khuâng khó hiểu kiểu Thâm Tâm, một mình một ngựa dấn thân vào gió bụi ra đi không vớng bận thê nhi nh những chàng trẻ tuổi khi xa. Ngời tráng sỹ xa ra đi đầy quyết tâm và hăm hở lập công thì ngợc lại ngời khách du tử trong “Tiếng thu” cũng hăm hở ra đi nhng ra đi chỉ để ra đi, chẳng biết mình đi đâu cũng chẳng có mục đích, phơng hớng gì.

Giang hồ để mà giang hồ, đi để mà đi, để trốn thoát thực tế xã hội đơng thời, để trốn cô đơn mong “quên chua cay trần sự” nhng chỉ thấy “nắng trần gian chát lòng trần héo”. Những d vị của thế sự vẫn còn nguyên nỗi chua cay, trần thế cứ vơi đầy, chẳng thể nào dứt đợc. Rốt cuộc tất cả chỉ là giấc mơ hão hờ, đi vào cõi mộng nhằm trốn tránh cô đơn, ghép lại những đổ vỡ nhng cõi mộng cuối cùng cũng chỉ đem lại cô đơn và đổ vỡ mà thôi.

Suốt trong tập “Tiếng Thu”, mặc dù chìm đắm trong mộng ái tình ngọt ngào nhng ta thấy vẫn phảng phất hình ảnh của một đấng trợng phu. Con ngời trợng phu đó với khao khát ra đi đã khiến nhà thơ làm nên một chuyến “giang hồ” trong thơ.

Nổi lên trớc tiên của hình tợng đó là một khao khát ra đi đến cháy bỏng:

“ Cùng nhau ta phiêu dạt Nơi nghìn trùng man mác Theo gió theo mù

Gửi kiếp phù du”

(Xin rớc cô em)

Ngời lữ khách tha hơng ấy khao khát đợc ra đi phiêu dạt nơi chân trời góc bể, thoả chí tung hoành của ngày xanh - đợc hoà mình vào cùng “nghìn trùng man mác”, đợc bay “theo gió theo mù”, đợc hoá thành kiếp phù du không vớng bận.

Nhng khao khát ra đi cũng là khao khát ra đi mà thôi, ngời lữ khách ấy còn vớng nợ gia đình , trần gian:

“ Tởng nghe tiếng gọi nơi hồ hải Mắt lệ mờ ta mủi trông theo” (Giang hồ) “ Thú hồ bể quyến mời du tử

Niềm thê nhi khôn giữ đợc ngời” (Giang hồ)

Khao khát ra đi gắn liền với hình tợng ngời kỵ sỹ, ngời chinh phu xuất hiện trong thơ Lu Trọng L. Lu Trọng L luôn coi mình là một ngời kỵ sỹ trên l- ng ngựa để có thể thoả khao khát ra đi.

“Hôm qua bạn ạ ta chiêm bao Gò ngựa bên sông dới gốc đào”

(Hôm qua) “Năm tháng ta vui chốn bụi hồng

Cảnh xa gò ngựa một chiều đông”

(Lá mồng tơi)

Thi nhân luôn mơ cho mình trong một chuyến đi xa, chàng kỵ sỹ gò mình trên cơng ngựa đang dấn thân vào chốn bụi hồng. Khao khát ra đi đến cháy bỏng đã khiến thi nhân luôn mộng tởng mình trong một chuyến đi, lúc là một chàng kỵ sỹ trên lng ngựa, lúc lại là một lữ khách trên con thuyền lênh đênh vào nơi “gió bụi”.

“Xin rớc cô em bớc xuống thuyền Thuyền tôi sắp trẩy chốn thần tiên”

(Xin rớc cô em)

Con thuyền không bến đỗ cứ trôi dạt qua những bến bờ xa lạ, trôi quá dải Ngân hà, bồng bềnh trên mây bạc để đợc phiêu dạt nơi chốn “thần tiên” hay “bến Ngân Sơn”… Những địa danh mà tác giả nhắc đến đó chỉ là những chốn xa xôi, một bến trong tởng tợng của thi nhân.

Nhng cũng có lúc thi nhân lại thấy mình là một chinh phu đang bớc những bớc giang hồ “giữa nơi cát bụi anh lăn lộn”, bớc vào cát bụi để thoả chí ra đi. Dù là một kỵ sỹ hay là một chinh phu hay chỉ là lữ khách trên con thuyền thì con ngời ấy cũng luôn thể hiện đợc một khao khát cháy bỏng là đợc ra đi phiêu du trong cuộc đời này.

Trong hành trình ra nơi gió bụi của mình, có lúc trong vai ngời kỵ sỹ trên những dặm đờng xa, lúc lại là một lữ khách giang hồ đang trên đờng phiêu du, lúc lại là một chinh phu trên con thuyền mộng dạt trôi “chốn nớc non”. Nhng cuộc hành trình đó chỉ là những hành trình ra đi mà không rõ ph- ơng hớng, mục đích. Điều này khác hẳn với ngời khách bộ hành trong thơ Thế Lữ:

“Ta đi theo đuổi bớc tơng lai Để lại bên sông kẻ ngậm ngùi Chí nặng bốn phơng trời đất rộng”

(Tiếng gọi bên sông)

Ngời lữ khách trong thơ Lu Trọng L lại chỉ biết dấn thân mình vào nơi “hồ hải” để thoả chí ra đi đến những miền đất lạ khác với thế giới này. Nhng cuối cùng ra đi cũng chỉ để mà ra đi.

Hình tợng ngời giang hồ Lu Trọng L xây dựng trong “Tiếng Thu” có thấp thoáng sau đó là hình ảnh của chính nhà thơ, muốn thoát khỏi thực tại rối

ren nên đã tự làm thành những chuyến ra đi trong tởng tợng. Nhng ra đi để làm gì thì con ngời mơ màng nh Lu Trọng L cũng cha biết. Hình tợng ngời giang hồ mang đậm dấu ấn của nhà thơ, cũng mơ màng, mộng tởng và không xác định.

Một phần của tài liệu Thế giới nghệ thuật thơ lưu trọng lư trước cách mạng (Trang 28 - 31)