Mối quan hệ giữa trữ tình và trào phúng trong thơ xét về mặt lý thuyết

Một phần của tài liệu Yếu tố trữ tình trong thơ trào phúng của trần tế xương (Trang 36 - 37)

mặt lý thuyết

Tác phẩm văn học là quá trình tồn tại qua nhiều chặng: ý đồ, tởng tợng, sự khách thể hoá ý đồ sáng tạo có tính chất ký hiệu và sự cảm thụ của ngời th- ởng thức. Quá trình đó đợc thể hiện ở cái nhìn độc đáo của nhà văn và thống nhất với nó là các phơng tiện tiêu biểu. Đó là sự thống nhất giữa khách thể (hiện thực) và chủ thể (nhà văn), nhà văn lựa thể loại văn học để chuyển tải toàn bộ nội dung trong ý đồ sáng tạo của mình.

Tác phẩm văn học chứa đựng toàn bộ quan niệm về thế giới và con ngời nhà văn Lêônit - Lêônôp nói: "Mỗi tác phẩm phải là một phát minh về hình thức và là một khám phá về nội dung".

Thơ là loại hình nghệ thuật từ cấu trúc ngôn ngữ đến cách sử dụng vần điệu, âm thanh, ngôn ngữ thơ có tính chất biểu hiện bằng cảm xúc. Thơ trữ tình có đặc điểm là bộc lộ trực tiếp ý thức của con ngời - tức là: con ngời tự cảm thấy mình qua những ấn tợng, ý nghĩa, cảm xúc chủ quan đối với nhân

sinh, sự miêu tả ngoại cảnh chỉ để phục vụ cho yếu tố trữ tình. Mặt khác cái tôi trữ tình luôn cảm xúc thực tại trên tinh thần phổ quát chạm đến cái chung tồn tại của con ngời. Nhân vật trung tâm chính là hình tợng tác giả, có khi cái tôi bộc lộc trực tiếp, có khi vừa hoá thân và phân thân, có khi tự biểu hiện. Cái tôi trữ tình - cái tôi tác giả bộc lộ hết sức phong phú và đem lại cảm xúc mới mẻ cho độc giả.

Lý luận văn học truyền thống coi văn học trào phúng nh là một dạng của trữ tình, bởi vì trào phúng nhằm mục đích gì đi chăng nữa cũng bộc lộ cảm nhận, thái độ của chủ thể trớc đối tợng đáng cời.

Trớc hết phải khẳng định giữa trào phúng và trữ tình có mối quan hệ bên trong. Gốc rễ của thơ là trữ tình. Gốc rễ trữ tình càng bề thế thì chất thơ càng toả sáng và cái hiện thực trong thơ cũng mới đợc hoá sinh.

* Một số quan niệm trong lịch sử nghiên cứu về mối quan hệ giữa trào phúng và trữ tình: lý luận văn học xem trữ tình là một trong ba phơng thức thể hiện đời sống.

"Trào phúng là một loại đặc biệt của sáng tác văn học trong đó các yếu tố của tiếng cời (mỉa mai, châm biếm, phóng đại, khoa trơng, hài hớc…) đợc sử dụng để chế nhạo, chỉ trích, tố cáo, phản kháng những cái tiêu cực, xấu xa, lỗi thời độc đáo trong xã hội".

Văn học trào phúng bao hàm một lĩnh vực rộng lớn với những cung bậc cái hài khác nhau từ những truyện cời, truyện tiếu lâm, đến tiểu thuyết, từ các vở hài kịch cho đến những bài thơ trào phúng, châm biếm (nh Hồ Xuân Hơng, Nguyễn Khuyến, Tú Xơng…).

Xếp trào phúng vào loại nào của văn học đã có một lịch sử lâu đời cùng với sự xuất hiện của nó. Từ thời cổ đại, lí luận văn học truyền thống coi trào phúng là một dạng của trữ tình (bộc lộ thái độ bên trong của con ngời trớc thực tại). Đến thời đại Phục hng, quan niệm này bị nghi ngờ khi đứng trớc những tác phẩm có dung lợng hình thức đồ sộ của Rabơle… Đến thế kỷ XIX, Heghen cho rằng trào phúng không mang tính sử thi và cũng không phù hợp với trữ tình. Theo L.I. Timôphêep: "Trào phúng là một loại đặc biệt của sáng tác văn học gần gũi với trữ tình, sử thi và kịch trong những trờng hợp cụ thể".

Có thể nói, trào phúng nh là một dạng đặc biệt của trữ tình; bởi vì trào phúng nhằm mục đích gì đi chăng nữa cũng bộc lộ cảm nhận, thái độ của chủ thể trớc đối tợng đáng cời.

Một phần của tài liệu Yếu tố trữ tình trong thơ trào phúng của trần tế xương (Trang 36 - 37)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(50 trang)
w