Định hƣớng phát triển hệ thống ngânhàng Việt Nam đến năm 2020

Một phần của tài liệu Hoạch định chiến lược kinh doanh cho công ty TNHH thương mại và phát triển giáo dục việt nam đến năm 2020 (Trang 97 - 100)

2020

3.1.2.1 Tái cơ cấu hệ thống các TCTD theo hướng đa dạng, bền vững và có năng lực cạnh tranh.

Tái cơ cấu các ngân hàng thƣơng mại Nhà nƣớc: Hiện tại, các NHTMNN hoạt động kém hiệu quả, thu đƣợc lợi nhuận ít hơn và hệ số an toàn vốn thấp hơn so với các NHTMCP lớn nhất và ngân hàng 100% vốn nƣớc ngoài hiệu quả nhất cho dù các NHTMNN có lợi thế cạnh tranh trên phƣơng diện quy mô và lĩnh vực hoạt động. Điều này làm cho các NHTMNN rủi ro hơn khi gặp các điều kiện bất lợi của thị trƣờng và không có khả năng đầu tƣ cho sự phát triển trong tƣơng lai. Do đó, điểm đầu tiên trong chiến lƣợc nâng cao khả năng cạnh tranh của khu vực ngân hàng Việt Nam là chƣơng trình hành động đồng bộ nhằm biến các NHTMNN thành các định chế hoạt động bền vững theo định hƣớng thị trƣờng, có khả năng cạnh tranh công bằng với các NHTMCP mạnh và các ngân hàng nƣớc ngoài trên thị trƣờng.

Lê Khắc Đại: 13BQTK-DK2 Khoa Kinh tế & Quản lý 89

Thúc đẩy quá trình hợp nhất các NHTMCP nhằm đạt đƣợc hiệu quả kinh tế nhờ quy mô: Hiện nay có quá nhiều NHTMCP yếu kém trong hệ thống, bao gồm cả những ngân hàng quá nhỏ để có thể hoạt động hiệu quả và sự tồn tại của các NHTM này trong tƣơng lai là không chắc chắn. Số lƣợng các TCTD ít hơn nhƣng phát triển bền vững và có khả năng cạnh tranh mới có thể đáp ứng tốt hơn nhu cầu của nền kinh tế Việt Nam. Với những rủi ro đó, NHNN đã tiến hành các bƣớc củng cố vốn điều lệ (Nghị định số 141/2006/NĐ-CP, ngày 22-11-2006 của Chính phủ) và tăng tỷ lệ an toàn vốn (Thông tƣ số 13/2010/TT-NHNN, ngày 20-5-2010 của NHNN Việt Nam) [37] của tất cả các ngân hàng. Bởi vậy, điểm thứ hai trong chiến lƣợc xây dựng các định chế ngân hàng có sức cạnh tranh là thúc đẩy việc củng cố và hợp nhất các NHTMCP thành các ngân hàng lớn hơn, độc lập hơn và quản trị tốt hơn.

Tái cơ cấu Ngân hàng Chính sách và Ngân hàng Phát triển Việt Nam trở thành các định chế độc lập và ổn định về mặt tài chính: Trong quá trình chuyển đổi, chƣơng trình tái cấp vốn của Chính phủ cho mục đích kinh tế đƣợc tập trung vào hai ngân hàng chính sách: Ngân hàng Phát triển Việt Nam (VDB) và Ngân hàng Chính sách xã hội. Hai ngân hàng này đang trong quá trình xây dựng chiến lƣợc phát triển để trở thành các tổ chức độc lập và bền vững hơn về mặt tài chính trong khi vẫn duy trì đƣợc vai trò là một công cụ chính sách của Chính phủ.

Phát triển các tổ chức tín dụng phi ngân hàng an toàn và lành mạnh: Sửa đổi khuôn khổ pháp luật phù hợp với đặc thù hoạt động của các TCTD phi ngân hàng. Xây dựng cơ chế cấp phép để tạo điều kiện cho các TCTD phi ngân hàng hoạt động, chủ yếu huy động nguồn vốn trung dài hạn để thực hiện các nghiệp vụ đặc thù mà các ngân hàng thƣơng mại không thể thực hiện do rủi ro cao.

Lê Khắc Đại: 13BQTK-DK2 Khoa Kinh tế & Quản lý 90

Tái cơ cấu và củng cố hệ thống các quỹ tín dụng nhân dân và phát triển tài chính vi mô: Phát triển hệ thống các quỹ tín dụng nhân dân thành một mạng lƣới tài chính độc lập, hoạt động trên nguyên tắc hỗ trợ thành viên, tự nguyện và tự chủ hoạt động. Phát triển các tổ chức tài chính vi mô ở vùng nông thôn, vùng sâu, vùng xa, khu vực có thu nhập thấp để đáp ứng nhu cầu vốn vay nhỏ và siêu nhỏ của các cá nhân, hộ gia đình và doanh nghiệp.

Hình thành và phát triển tập đoàn tài chính có năng lực cạnh tranh quốc tế: Đây là một yêu cầu tất yếu trong quá trình mở cửa và hội nhập kinh tế quốc tế. Điều này đặt ra việc cần xây dựng khuôn khổ pháp lý cho việc hình thành và phát triển tập đoàn tài chính ngân hàng, thiết lập cơ chế thanh tra, giám sát hợp nhất đối với tập đoàn tài chính – ngân hàng tại Ngân hàng Nhà nƣớc Việt Nam.

3.1.2.2 Hoàn thiện môi trường hoạt động và cơ sở hạ tầng tài chính hỗ trợ

cho sự an toàn, lành mạnh và hiệu quả của tổ chức tín dụng

Phát triển thị trƣờng tiền tệ an toàn, bền vững và hiệu quả.

Phát triển hệ thống thông tin tín dụng và các tổ chức xếp hạng tín nhiệm.

Củng cố hoạt động của bảo hiểm tiền gửi Việt Nam.

Thiết lập kênh đối thoại tham vấn giữa các nhà lập chính sách và các thành viên thị trƣờng.

Tăng cƣờng vai trò của Hiệp hội Ngân hàng với vai trò cầu nối giữa Ngân hàng Nhà nƣớc và các tổ chức tín dụng.

3.1.2.3 Xây dựng một cơ chế giám sát an toàn, hiệu quả và nâng cao năng

lực quản trị ngân hàng.

Phân định rõ trách nhiệm của NHNN là ngƣời giám sát sự minh bạch trong toàn bộ khu vực ngân hàng.

Lê Khắc Đại: 13BQTK-DK2 Khoa Kinh tế & Quản lý 91

Tăng cƣờng và củng cố trách nhiệm cơ cấu tổ chức đối với công tác giám sát.

Triển khai phƣơng pháp giám sát dựa trên cơ sở rủi ro.

Nâng cao trình độ cán bộ và các nguồn công nghệ cần thiết dành cho công tác giám sát.

Cải tiến sự hợp tác giữa các cơ quan có trách nhiệm ban hành các quy chế ngân hàng và việc giám sát.

3.1.2.4 Mở rộng khả năng cung ứng các sản phẩm dịch vụ ngân hàng cho

nền kinh tế.

Thúc đẩy sự cạnh tranh giữa các tổ chức cung cấp dịch vụ ngân hàng, bao gồm cả các nhà cung cấp dịch vụ phi truyền thống. Kiểm soát tính lành mạnh và an toàn của các nhà cung cấp dịch vụ tài chính phi ngân hàng.

Phát triển mạng lƣới ngân hàng, trong đó tập trung phát triển kênh phân phối điện tử.

Tăng cƣờng hoàn thiện cấu trúc hệ thống và hạ tầng thể chế nhằm hỗ trợ mở rộng cung cấp các dịch vụ. NHNN sẽ hợp tác với các thành phần tham gia thị trƣờng để giải quyết các lỗ hỏng về cấu trúc hệ thống và hạ tầng thể chế đang gây cản trở cho việc cung cấp các dịch vụ ngân hàng tại khu vực nông thôn hoặc các khu vực thị trƣờng khác chƣa đƣợc cung cấp dịch vụ ngân hàng. Có cơ chế hữu hiệu bảo vệ ngƣời tiêu dùng.

Một phần của tài liệu Hoạch định chiến lược kinh doanh cho công ty TNHH thương mại và phát triển giáo dục việt nam đến năm 2020 (Trang 97 - 100)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(153 trang)